MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP KINH DOANH BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ theo pháp luật Việt Nam Luận văn ThS. Luật 60 38 50 (Trang 61 - 69)

- Tập trung nguồn vốn đầu tư cho nền kinh tế:

3.1. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP KINH DOANH BẢO HIỂM NHÂN THỌ

KINH DOANH BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Vào những thời kỳ khác nhau, Nhà nước đã ban hành các văn bản pháp luật phù hợp với tình hình phát triển kinh tế-xã hội, phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thúc đẩy kinh tế phát triển, ổn định đời sống và sản xuất. Nghị định 100/CP ngày 18/12/1993 ra đời đã đánh dấu một bước chuyển lớn của hoạt động bảo hiểm Việt Nam trong việc đa dạng hóa các loại hình doanh nghiệp bảo hiểm, làm tiền đề cho sự ra đời và phát triển của bảo hiểm nhân thọ. Trải qua 10 năm hoạt động, thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam đã phát triển với tốc độ rất nhanh, đặc biệt là từ năm 2001 trở lại đây, khi Luật kinh doanh bảo hiểm có hiệu lực thi hành thay thế cho Nghị định 100/CP về kinh doanh bảo hiểm. Luật kinh doanh bảo hiểm đã tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp lý về bảo hiểm, cho phép các doanh nghiệp bảo hiểm và các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm hoạt động trên một nền tảng pháp luật đầy đủ hơn và phù hợp hơn.

Từ chỗ chỉ có một doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ duy nhất trên thị trường là Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt), thì tới nay đã có 08 doanh nghiệp trong đó có duy nhất 01 doanh nghiệp bảo hiểm nhà nước (Bảo Việt); 01 Công ty trách nhiệm hữu hạn Bảo hiểm Baominh-CMG (liên doanh giữa Công ty Bảo hiểm Thành phố Hồ Chí Minh - một doanh nghiệp nhà nước Việt Nam và Công ty CMG của Úc), 06 Công ty bảo hiểm Nhân thọ 100% vốn đầu tư nước ngồi là: Cơng ty trách nhiệm hữu hạn Bảo hiểm nhân thọ Prudential (có nguồn gốc từ Anh); Cơng ty trách nhiệm hữu hạn Bảo hiểm Quốc tế Mỹ AIA (có nguồn gốc từ Hoa Kỳ); Công ty trách nhiệm hữu hạn Bảo hiểm Manulife (có nguồn gốc từ Canada); Công ty trách nhiệm hữu hạn

Bảo hiểm Prevoir (có nguồn gốc từ Pháp); và 02 cơng ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm là ACE Life và New York Life International (có nguồn gốc từ Hoa Kỳ) mới được Bộ Tài chính cấp phép hoạt động kinh doanh năm 2005.

Các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ đã từng bước củng cố vị trí trong nền kinh tế quốc dân và và hoạt động bảo hiểm nhân thọ đã hỗ trợ rất tích cực cho các chính sách xã hội của đất nước. Quy định pháp luật về doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đã khá rõ ràng về quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm cũng như người tham gia bảo hiểm, các bên liên quan; xác lập mối quan hệ bình đẳng giữa các chủ thể.

Như đã trình bày ở chương 1, với lợi thế của một ngành bảo hiểm đa dạng, khác với bảo hiểm phi nhân thọ chỉ có một mục đích là nhằm bồi thường cho những hậu quả của một sự cố, thì bảo hiểm Nhân thọ có thể có rất nhiều mục đích, các loại hình sản phẩm nhân thọ đã đáp ứng được nhiều nhu cầu khác nhau của khách hàng. Vì vậy, ngành bảo hiểm nhân thọ mặc dù mới xuất hiện ở thị trường Việt Nam chưa được bao lâu nhưng đã rất phát triển.

Từ khi Luật kinh doanh bảo hiểm (2000) ra đời, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đã nhận được sự quan tâm, tạo mơi trường pháp luật thuận lợi từ phía Nhà nước để phát triển. Các quy định của pháp luật về lĩnh vực này dần được xây dựng và sửa đổi, bổ sung từng bước cho phù hợp hơn với thực tiễn đã tạo những điều kiện cần thiết cho hoạt động này phát triển.

Tuy nhiên, cũng do bản thân nghiệp vụ còn mới mẻ, chưa từng được triển khai trước đây, nên trong quy định pháp luật về loại hình doanh nghiệp, về hoạt động kinh doanh còn bất cập, dẫn đến việc các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ khi áp dụng những quy định đó vào thực tiễn kinh doanh còn lúng túng, chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và của chính các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, có thể kể đến một số nội dung sau:

42/2001/NĐ-CP ngày 1/8/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm thì các Tổng Cơng ty Nhà nước được tổ chức và hoạt động dưới các hình thức: Văn phịng trụ sở chính của Tổng Cơng ty; Văn phịng trụ sở chính của các đơn vị thành viên; Văn phòng đại diện.

Cũng tại khoản 2 Điều 10 của Nghị định này thì "đối với các doanh nghiệp bảo hiểm nhà nước khác, công ty cổ phần bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngồi được tổ chức và hoạt động dưới các hình thức: Văn phịng trụ sở chính cơng ty; Chi nhánh; Văn phòng đại diện.

Nhưng khơng có bất kỳ một văn bản nào của Nhà nước quy định về thủ tục thành lập và cấp phép khi các Tổng Công ty Nhà nước mở các đơn vị thành viên và phải cần những thủ tục pháp lý gì. Trong khi đó Điều 11 Nghị định 42 lại quy định rất chi tiết về việc mở Chi nhánh của doanh nghiệp bảo hiểm (doanh nghiệp nhà nước khác, công ty cổ phần và doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngồi) như sau:

1- Chi nhánh của doanh nghiệp bảo hiểm là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp bảo hiểm, hoạt động theo quy định của nghị định này và được quy định trong điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm chịu trách nhiệm toàn bộ về hoạt động của chi nhánh.

2- Doanh nghiệp bảo hiểm được mở chi nhánh ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để thực hiện các nội dung hoạt động quy định tại giấy phép thành lập và hoạt động.

3- Hồ sơ xin mở chi nhánh bao gồm: Đơn xin mở chi nhánh; báo cáo đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong năm tài chính trước; Báo cáo điều tra nhu cầu bảo hiểm nơi doanh nghiệp bảo hiểm xin phép mở chi nhánh; kế hoạch kinh doanh của chi nhánh trong 3 năm tới, trong đó nêu rõ nội dung, phạm vi hoạt động, các sản phẩm bảo hiểm dự kiến kinh doanh, dự

kiến tổ chức bộ máy, nhân sự, địa điểm đặt chi nhánh; lý lịch, văn bằng, chứng chỉ của người điều hành chi nhánh [8].

Thực tế thì các đơn vị thành viên của các Tổng Công ty bảo hiểm nhà nước lại được gọi là công ty, mặc dù các đơn vị này là hạch toán phụ thuộc, cũng do Bộ Tài chính quyết định thành lập và hoạt động (việc thành lập các đơn vị này có thể được theo một cơng văn hướng dẫn riêng không nằm trong hệ thống các văn bản pháp luật kinh doanh bảo hiểm kể cả trong các hướng dẫn thi hành Luật doanh nghiệp nhà nước) Như vậy, rõ ràng là cùng một đối tượng như nhau, nhưng lại được điều chỉnh bằng các văn bản pháp luật khác nhau và các đối tượng này phải hành xử khác nhau mặc dù có thể khơng có sự ưu ái khác nhau từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Việc Nhà nước ban hành Luật doanh nghiệp 2005 cũng như Luật đầu tư mới thay thế Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và Luật khuyến khích đầu tư trong nước đã bộc lộ những điểm mà thực tiễn tổ chức các doanh nghiệp phải thay đổi. Trong khi Luật kinh doanh bảo hiểm quy định có loại hình doanh nghiệp liên doanh và 100% vốn nước ngồi (Điều 59) thì Luật đầu tư mới lại quy định liên doanh chỉ là hình thức đầu tư.

Nếu các doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngồi hoạt động theo Luật doanh nghiệp 2005 thì phải cổ phần hóa các doanh nghiệp này? Cịn nếu hoạt động theo Luật kinh doanh bảo hiểm thì lại khơng có quy định về tổ chức hoạt động.

* Trong thực tế áp dụng, còn tồn tại một số quy định pháp luật chưa thật phù hợp với các nguyên tắc nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ. Những quy định như vậy gây khó khăn rất lớn cho các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ trong quá trình áp dụng, bởi nếu tuân thủ theo đúng quy định thì có thể gây thiệt hại cho khách hàng và bản thân doanh nghiệp, nếu khơng tn thủ thì lại vi phạm pháp luật. Về phía cơ quan quản lý nhà nước, đây cũng là những quy

định gây khó khăn không nhỏ, bởi nếu áp dụng quy định mà từ chối phê chuẩn điều khoản của doanh nghiệp hoặc buộc sửa đổi nội dung thì sẽ gây khó khăn, phiền hà cho doanh nghiệp mà khơng u cầu thay đổi thì lại cũng vi phạm pháp luật. Một ví dụ điển hình cho trường hợp này là quy định về việc thông báo tuổi trong bảo hiểm nhân thọ. Theo quy định tại Điều 34 của Luật kinh doanh bảo hiểm (2000), trường hợp người được bảo hiểm khai nhầm tuổi mà theo tuổi đúng, người đó khơng được nhận bảo hiểm thì doanh nghiệp có quyền hủy hợp đồng và trả lại cho bên mua bảo hiểm:

- Số phí bảo hiểm đã đóng sau khi đã trừ đi các chi phí hợp lý có liên quan nếu hợp đồng có hiệu lực chưa đủ 02 năm;

- Giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm nếu hợp đồng có hiệu lực từ đủ 02 năm trở lên.

Quy định này có điểm bất hợp lý ở chỗ:

Thứ nhất: Giá trị hoàn lại của hợp đồng trong nhiều trường hợp (đặc

biệt là ở những năm đầu) thấp hơn đáng kể so với số phí bảo hiểm đã đóng. Như vậy, quy định đã đi ngược lại mục đích dự kiến khi xây dựng là bảo vệ quyền lợi cho bên mua bảo hiểm. Với quy định như vậy, rõ ràng khách hàng đã mua bảo hiểm thời hạn càng dài lại có nguy cơ thiệt thịi hơn so với khách hàng mới mua bảo hiểm. Khi đưa vào vận dụng trong thực tế, quy định này đã làm phát sinh một số tranh chấp khơng đáng có với khách hàng.

Thứ hai: Quy định tại khoản 2, Điều 34 Luật kinh doanh bảo hiểm đưa

ra chế tài đối với bên mua bảo hiểm có hành vi thơng báo sai tuổi của người được bảo hiểm là "hủy bỏ hợp đồng" nhưng lại áp dụng hai hậu quả pháp lý (như đã nêu ở trên) hoàn tồn khác nhau và khơng đúng với bản chất của hủy bỏ hợp đồng được quy định tại Điều 425 Bộ luật dân sự sửa đổi năm 2005. Theo Điều 425 thì:

1. Một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định…; 3. Khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng khơng có hiệu lực từ thời điểm giao kết và các bên phải hoàn trả cho nhau tài sản đã nhận; nếu khơng hồn trả được bằng hiện vật thì phải trả bằng tiền; 4. Bên có lỗi trong việc hợp đồng bị hủy bỏ phải bồi thường thiệt hại [28].

Về nguyên tắc, hậu quả pháp lý của hợp đồng bị hủy bỏ cũng giống như hợp đồng vô hiệu, nghĩa là hợp đồng coi như chưa giao kết, không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên, và các bên phải khơi phục lại tình trạng ban đầu như khi chưa có hợp đồng, bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường. Trong trường hợp này, nếu quy định như khoản 2 Điều 34 là: "... bên mua bảo hiểm thông báo sai tuổi của người được bảo hiểm thì phải chịu hậu quả pháp lý - nhận giá trị giải ước khi hợp đồng có hiệu lực từ 2 năm trở lên" là không đúng với bản chất của hợp đồng bị hủy bỏ được quy định tại Bộ luật dân sự. Bởi vì, quy định việc hồn trả giá trị giải ước nghĩa là đồng thời cơng nhận hợp đồng bảo hiểm đó vẫn có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết đến khi bị hủy. Và như vậy, nếu rủi ro của khách hàng xảy ra trước thời điểm hợp đồng bị hủy thì doanh nghiệp vẫn phải bồi thường thiệt hại hoặc trả tiền bảo hiểm.

Khoản 2, Điều 34 Luật kinh doanh bảo hiểm chỉ quy định việc bên mua bảo hiểm thông báo sai tuổi của người được bảo hiểm mà không đề cập đến yếu tố lỗi (cố ý hay vơ ý) của hành vi đó. Vấn đề đặt ra là, giả sử bên mua bảo hiểm cố ý cung cấp thông tin sai sự thật về tuổi của người được bảo hiểm thì lúc đó sẽ áp dụng chế tài hủy bỏ hợp đồng theo khoản 2 Điều 34 hay đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm và thu phí đến thời điểm đình chỉ theo khoản 2 Điều 19 hay xử lý hợp đồng vô hiệu theo khoản 2 Điều 22 Luật kinh doanh

* Cần có hướng dẫn và quy định cụ thể về vấn đề nghĩa vụ cung cấp thông tin và giải thích hợp đồng bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm khi giao kết hợp đồng (quy định tại Điều 17 khoản 2(a); Điều 19 Luật kinh doanh bảo hiểm, để tránh trường hợp bên mua bảo hiểm lợi dụng quy định này để lẩn tránh nghĩa vụ mà doanh nghiệp bảo hiểm không thể chứng minh ngược lại được. Thực tiễn kinh doanh cho thấy, có nhiều tranh chấp phát sinh giữa các bên là do bên mua bảo hiểm thường đưa ra lý do không hiểu hoặc không được giải thích về nội dung hợp đồng bảo hiểm để lẩn tránh nghĩa vụ, phản ứng với việc giải quyết của doanh nghiệp bảo hiểm.

* Một số nội dung cần thiết được pháp luật quy định nhưng lại chưa xuất hiện trong các văn bản pháp luật tại Việt Nam. Lịch sử phát triển bảo hiểm nhân thọ trên thế giới đã ghi nhận một số nội dung cần được pháp luật ghi nhận như một đảm bảo cho quyền lợi của khách hàng tham gia bảo hiểm và đảm bảo sự phát triển ổn định của doanh nghiệp bảo hiểm. Một số quy định như vậy cho đến nay chưa hề được pháp luật nước ta đề cập đến ở bất cứ văn bản nào, tạo ra sự thiếu thống nhất trong điều khoản sản phẩm của các doanh nghiệp.

Chẳng hạn, quy định về thời gian tự do xem xét, pháp luật Việt Nam khơng hề có một quy định nào về nội dung này. Kết quả là các doanh nghiệp áp dụng các thời hạn khác nhau (trong 8 doanh nghiệp hiện nay ở nước ta, có doanh nghiệp thì áp dụng thời hạn là 14 ngày, có doanh nghiệp lại áp dụng thời hạn là 21 ngày).

* Ở Việt Nam, cho đến thời điểm này, chưa có quy định pháp lý về việc sử dụng các thuật ngữ bảo hiểm mặc dù đây là những thuật ngữ phức tạp, rất khó hiểu đối với đa số người mua bảo hiểm. Ví dụ như một số thuật ngữ: Thời hạn xem xét lại; điều khoản miễn truy xét; giá trị hoàn lại thực nhận... Hiện nay, việc sử dụng thuật ngữ bảo hiểm của các công ty bảo hiểm nhân thọ trên thị trường cịn chưa thống nhất.

Mặc dù các cơng ty bảo hiểm cần được tự do đưa ra các điều khoản và điều kiện hợp đồng bảo hiểm do đây cũng là một trong những phương tiện quan trọng để cạnh tranh, nhưng các công ty cần bị bắt buộc sử dụng các thuật ngữ thống nhất phù hợp với quy định của luật, ví dụ như một số thuật ngữ "thời gian gia hạn nộp phí" được sử dụng trong điều khoản hợp đồng của công ty bảo hiểm trong khi đó từ dùng trong luật bảo hiểm là "đóng phí"; Trong các điều khoản, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ dùng cả hai thuật ngữ như "giá trị giải ước/giá trị hoàn lại", còn từ dùng trong luật bảo hiểm là "giá trị hoàn lại"; Điều khoản hợp đồng của công ty bảo hiểm sử dụng thuật ngữ "Người tham gia bảo hiểm ", còn từ dùng trong luật bảo hiểm là "Bên mua bảo hiểm"...

* Một lĩnh vực còn thiếu những quy định pháp luật cụ thể là việc bảo vệ quyền lợi của khách hàng khi công ty bảo hiểm quyết định chấm dứt hoạt động trên thị trường hoặc cơng ty bảo hiểm bị rơi vào tình trạng mất khả năng thanh tốn. Việc một cơng ty bảo hiểm rút lui khỏi thị trường không thể đơn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ theo pháp luật Việt Nam Luận văn ThS. Luật 60 38 50 (Trang 61 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)