3.1. Thực tiễn áp dụng các các quy định về tội phạm trong lĩnh
3.1.1. Tình hình vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán
Tình hình vi phạm và xử lý vi phạm:
Theo đánh giá của UBCKNN thì:
Đến nay, sau gần 20 năm hình thành và phát triển, UBCKNN đã ngày càng khẳng định được vị thế, vai trò của mình trong việc xây dựng, vận hành và quản lý TTCK Việt Nam không ngừng phát triển, ngày càng trở thành kênh dẫn vốn trung và dài hạn quan trọng cho nền kinh tế, hỗ trợ tiến trình cổ phần hoá và tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đồng thời góp phần huy động vốn cho ngân sách nhà nước (NSNN) và cho đầu tư phát triển góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; nâng cao tính công khai, minh bạch và tăng cường quản trị công ty của các doanh nghiệp; góp phần hoàn thiện cơ chế thị trường [1, tr. 1-2].
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển và những thành công mà thị trường chứng khoán mang lại, trong quá trình hoạt động đã xảy ra nhiều vi phạm, các vi phạm phổ biến trên thị trường chủ yếu là không công bố thông tin, công bố thông tin sai lệch, không công bố đầy đủ thông tin. Cho đến nay, các cơ quan nhà nước chủ yếu sử dụng các biện pháp hành chính để xả lý. Theo thông tin, trong năm 2017:
UBCKNN đã triển khai 83 đoàn thanh tra, kiểm tra các đối tượng tham gia thị trường; Ban hành 349 quyết định xử phạt vi
phạm hành chính (gấp 2,6 lần so với năm 2016), với tổng số tiền phạt là 30,4 tỷ đồng (gấp 2,4 lần so với năm 2016). Trong đó, có 5 trường hợp bị xử phạt về hành vi thao túng giá chứng khoán và 1 trường hợp về giao dịch nội gián với số tiền phạt là 3,35 tỷ đồng; Chuyển 1 hồ sơ liên quan đến cổ phiếu CDO của Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế và Phát triển đô thị sang cơ quan công an để khởi tố vụ án hình sự thao túng giá chứng khoán đối với cổ phiếu. Đây là trường hợp khởi tố thứ 3 trên thị trường chứng khoán và là trường hợp khởi tố thứ 2 về tội thao túng giá, sau trường hợp thao túng cổ phiếu DVD hồi tháng 5/2011 [48].
Dưới đây là một số vi phạm điển hình trong lĩnh vực chứng khoán được xử lý bằng biện pháp hành chính:
Vụ thứ nhất: “Ngày 6/11/2018, căn cứ kết quả kiểm tra của UBCKNN
và kết quả xác minh của cơ quan Công an, UBCKNN đã phạt gần 700 triệu đồng đối với ông Bùi Ngọc Bút (số 12, ngõ 68 Triều Khúc, quận Thanh Xuân, Hà Nội) vì đã thực hiện hành vi thao túng cổ phiếu IBC của Công ty Cổ phần Đầu tư Apax Holdings niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE). Ông Bùi Ngọc Bút đã sử dụng 38 tài khoản để liên tục mua, bán, tạo cung - cầu giả, thao túng cổ phiếu IBC. Đáng chú ý, ngoài mức phạt chính 550 triệu đồng, UBCKNN còn buộc ông Bút nộp lại số lợi nhuận bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm là gần 150 triệu đồng…”[42].
Vụ thứ hai: “Trước đó, tháng 11/2018, UBCKNN đã xử lý vi phạm
đối với ông Vũ Huy Sơn (308 lô D, Chung cư 79D, Phường 19, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh) số tiền 550 triệu đồng, vì đã thực hiện hành vi thao túng cổ phiếu KVC của Công ty Cổ phần Sản xuất Xuất nhập khẩu Inox Kim Vĩ niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Ông Vũ Huy Sơn đã sử dụng 31 tài khoản để liên tục mua, bán, tạo cung - cầu giả tạo, thao túng cổ phiếu KVC” [42].
Nguyên nhân, điều kiện vi phạm
Một trong những nguyên nhân khiến các hành vi vi phạm, nhất là các vi phạm có tính chất nghiêm trọng như tháo túng giá chứng khoán, giao dịch nội gián tiếp tục diễn biến phức tạp, theo các chuyên gia pháp lý, ngoài nguyên nhân là UBCKNN có thẩm quyền hạn chế, thì chế tài xử phạt chưa phù hợp