2.2. Đánh giá chung về các quy định về các tội phạm trong lĩnh
2.2.1. Những kết quả đạt được của các quy định về các tội phạm trong
chứng khoán trong Bộ luật hình sự năm 2015
2.2.1. Những kết quả đạt được của các quy định về các tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán trong Bộ luật hình sự năm 2015 trong lĩnh vực chứng khoán trong Bộ luật hình sự năm 2015
Qua nghiên cứu các quy định về các tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán, có thể thấy các quy định về các tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán của Bộ luật hình sự năm 2015 đã đạt được một số kết quả sau đây:
Thứ nhất, Bộ luật hình sự năm 2015 đã tội phạm hoá bốn nhóm hành
vi vi phạm phổ biến trong lĩnh vực chứng khoán. Bên cạnh, những tội phạm đã được quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009), Bộ luật hình sự năm 2015 quy định thêm tội phạm mới, đó là tội làm giả tài liệu trong hồ sơ chào bán, niêm yết chứng khoán (Điều 212). Như vậy, trong Bộ luật hình sự đã quy định về các tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán như sau:
- Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán (Điều 209)
- Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán (Điều 210) - Tội thao túng thị trường chứng khoán (Điều 211)
- Tội làm giả tài liệu trong hồ sơ chào bán, niêm yết chứng khoán (Điều 212)
Thứ hai, so với Bộ luật hình sự năm 1999, các quy định về các tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán trong Bộ luật hình sự năm 2015 đã định lượng “hậu quả nghiêm trọng” và “hậu quả rất nghiêm trọng”. Việc định lượng hoá giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng dễ dàng hơn trong việc áp dụng pháp luật để xử lý tội phạm.
Đối với tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán, thiệt hại được lượng hoá như sau: Gây thiệt hại cho nhà đầu tư từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng (khung cơ bản); và gây thiệt hại cho nhà đầu tư từ 3.000.000.000 đồng trở lên (khung tăng nặng).
Đối với tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán: gây thiệt hại cho nhà đầu tư từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng (khung cơ bản); và gây thiệt hại cho nhà đầu tư từ 1.500.000.000 đồng trở lên (khung tăng nặng).
Đối với tội thao túng thị trường chứng khoán: gây thiệt hại cho nhà đầu tư từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng (khung cơ bản); và gây thiệt hại cho nhà đầu tư từ 3.000.000.000 đồng trở lên (khung tăng nặng).
Đối với tội làm giả tài liệu trong hồ sơ chào bán, niêm yết chứng khoán: gây thiệt hại cho nhà đầu tư từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng (khung cơ bản); và gây thiệt hại cho nhà đầu tư từ 3.000.000.000 đồng trở lên (khung tăng nặng).
Thứ ba, Bộ luật hình sự năm 2015 cũng đã lượng hoá thu lợi bất chính.
Việc lượng hoá thu lợi bất chính cũng giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng gặp thuận lợi trong việc xử lý các hành vi phạm tội.
Đối với tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán, thu lợi bất chính được lượng hoá như sau: Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng (khung cơ bản); và thu lợi bất chính từ 1.000.000.000 đồng trở lên (khung tăng nặng)..
Đối với tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán: thu lợi bất chính từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng (khung cơ bản); và thu lợi bất chính từ 1.000.000.000 đồng trở lên (khung tăng nặng).
Đối với tội thao túng thị trường chứng khoán: thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng (khung cơ bản); và thu lợi bất chính từ 1.500.000.000 đồng trở lên (khung tăng nặng).
Đối với tội làm giả tài liệu trong hồ sơ chào bán, niêm yết chứng khoán: thu lợi bất chính từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng (khung cơ bản); và thu lợi bất chính từ 2.000.000.000 đồng trở lên (khung tăng nặng).
Thứ tư, Bộ luật hình sự năm 2015 quy định dấu hiệu đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm là dấu hiệu về mặt khách quan của các tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán (Điều 209). Dấu hiệu này được sử dụng để xác định hành vi cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán không gây ra hoặc không xác định được hậu quả thiệt hại hoặc thu lợi bất chính (gây thiệt hại cho nhà đầu tư từ 1.000.000.000 đồng trở lên hoặc thu lớn bất chính từ 500.000.000 đồng trở lên). Quy định rất có ý nghĩa thực tiễn trong xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán. Bởi vì, trong thực tiễn, trên thị trường chứng khoán, các vi phạm nghĩa vụ về công bố thông tin là rất phổ biến. Việc chỉ đơn thuần xử lý vi phạm hành chính đã không còn đáp ứng được nhu cầu thực tiễn, viên thuốc “xử lý vi phạm hành chính” đã bị nhờn khi mà mức xử phạt quá thấp. Hy vọng quy định này sẽ tạo đột phá trong xử lý các vi phạm về nghĩa vụ công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.
Thứ năm, lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp của Việt Nam, pháp nhân
thương mại được thừa nhận là chủ thể của tội phạm. Pháp nhân thương mại được ghi nhận là chủ thể của các tội:
- Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán (Điều 209)
- Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán (Điều 210) - Tội thao túng thị trường chứng khoán (Điều 211)