chuyển quyền SHCN có liên quan
Chuyển quyền sử dụng đối tƣợng SHCN không phải là quyền duy nhất của chủ sở hữu đối với đối tƣợng SHCN, mà bên cạnh quyền chuyển quyền sử dụng, chủ sở hữu cịn có những quyền khác nhƣ chuyển nhƣợng quyền SHCN, nhƣợng quyền thƣơng mại, và chuyển giao công nghệ.
1.4.1 Chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN và chuyển nhượng quyền SHCN quyền SHCN
Chuyển quyền sở hữu công nghiệp bao gồm chuyển nhƣợng quyền SHCN và chuyển quyền sử dụng đối tƣợng SHCN. Trong đó, chuyển nhƣợng quyền SHCN đƣợc hiểu là việc chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp thực hiện hành vi chuyển quyền sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác. Hành vi chuyển nhƣợng quyền SHCN gây ra hậu quả pháp lý là chấm dứt tƣ cách chủ sở hữu cũ và toàn bộ quyền sở hữu đối tƣợng SHCN đƣợc chuyển giao cho chủ sở hữu mới, trong khi việc chuyển quyền sử dụng không làm chấm dứt tƣ cách chủ sở hữu quyền SHCN đối với đối tƣợng SHCN. Cụ thể nhƣ sau:
Thứ nhất, về tƣ cách chủ thể quyền. Đối với việc chuyển nhƣợng quyền
SHCN, toàn bộ quyền năng của chủ sở hữu đƣợc chuyển giao. Đối với chuyển nhƣợng quyền SHCN thì tất cả những quyền của chủ sở hữu đối với đối tƣợng SHCN đƣợc chuyển giao tồn bộ. Đó là quyền ngăn cấm ngƣời khác sử dụng đối tƣợng SHCN, quyền sử dụng và định đoạt đối tƣợng SHCN. Trong khi đó, chuyển quyền sử dụng đối tƣợng SHCN khơng làm mất đi các quyền năng nêu trên của chủ thể quyền với đối tƣợng SHCN mà chỉ là chủ sở hữu quyền SHCN cho phép bên nhận chuyển giao quyền sử dụng đƣợc thực hiện những hành vi sử dụng đối tƣợng SHCN theo quy định của pháp luật. Việc bên đƣợc chuyển quyền sử dụng đối tƣợng SHCN thực hiện các hành vi sử dụng đối tƣợng SHCN không ảnh hƣởng đến quyền sở hữu của chủ sở hữu
đối tƣợng SHCN.Chẳng hạn, khi chuyển nhƣợng quyền SHCN, quyền ngăn cấm ngƣời khác sử dụng đối tƣợng SHCN cũng đƣợc chuyển giao.Trong trƣờng hợp chuyển nhƣợng quyền SHCN thì quyền ngăn cấm đƣợc chuyển giao cho bên nhận quyền SHCN.Bên đƣợc nhận chuyển quyền SHCN đƣợc phép ngăn cấm ngƣời khác khai thác, sử dụng đối tƣợng đƣợc chuyển giao. Đối với chuyển quyền sử dụng đối tƣợng SHCN thì chủ sở hữu vẫn có quyền ngăn cấm ngƣời khác sử dụng đối tƣợng SHCN của mình. Quyền này khơng đƣợc chuyển giao cho bên đƣợc nhận chuyển giao. Ví dụ, A chuyển giao quyền SHCN nhãn hiệu cho B, khi A thấy có tình trạng vi phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu thì A hồn tồn khơng có quyền khởi kiện hành vi vi phạm nhãn hiệu đó. Điều này hồn tồn ngƣợc lại với chuyển giao quyền sử dụng đối tƣợng SHCN, bên chuyển giao quyền vẫn nắm giữ quyền khởi kiện khi đã thực hiện hợp đồng chuyển giao này.
Thứ hai,về các nghĩa vụ của chủ thể quyền.Trong trƣờng hợp chuyển
nhƣợng quyền SHCN toàn bộ nghĩa vụ của chủ sỡ hữu đối tƣợng SHCN cũng đƣợc chuyển giao cho chủ sở hữu mới. Đó là nghĩa vụ sử dụng sáng chế (chủ sở hữu sáng chế có nghĩa vụ sản xuất sản phẩm đƣợc bảo hộ hoặc áp dụng quy trình đƣợc bảo hộ để đáp ứng nhu cầu quốc phòng, an ninh..), nghĩa vụ sử dụng nhãn hiệu (chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu đó) hoặc nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí (chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng cơng nghiệp, thiết kế bố trí có nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả). Ngoài ra, chủ sở hữu quyền SHCN cịn có nghĩa vụ nộp lệ phí duy trì đối tƣợng SHCN và nghĩa vụ này cũng đƣợc chuyển giao trong việc chuyển nhƣợng quyền SHCN. Còn đối với chuyển quyền sử dụng đối tƣợng SHCN thì chủ sở hữu vẫn phải thực hiện những nghĩa vụ đó và phải duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ (trong trƣờng hợp đối tƣợng chuyển giao là sáng chế) và nếu cần phải gia hạn thì chủ sở hữu đối tƣợng SHCN sẽ là ngƣời phải gia hạn chứ không phải ngƣời đƣợc chuyển
giao quyền sử dụng. Trong trƣờng hợp chuyển giao độc quyền sử dụng đối với sáng chế thì nghĩa vụ sử dụng sáng chế đƣợc chuyển giao cho bên nhận độc quyền sử dụng.
Thứ ba, về tƣ cách của ngƣời nhận chuyển quyền sử dụng nhãn
hiệu.Trong chuyển nhƣợng quyền SHCN đối với nhãn hiệu, pháp luật Việt Nam có quy định “Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho các
tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó” nhƣng trong chuyển quyền sử dụng thì khơng có quy định liên quan
đến vấn đề này. Điều này thể hiện bản chất của chuyển quyền SHCN khác với chuyển quyền sử dụng đối tƣợng SHCN, khi chuyển nhƣợng quyền SHCN thì bên đƣợc nhận quyền phải trở thành chủ sở hữu nên việc quy định về điều kiện chủ thể của bên nhận quyền là hợp lý.
Nhƣ vậy, có thể khẳng định một lần nữa, bản chất của chuyển nhƣợng quyền SHCN và chuyển giao quyền sử dụng đối tƣợng SHCN là hoàn toàn khác nhau. Đối với mỗi loại chuyển giao thì hậu quả pháp lý mang lại cho các chủ thể tham gia vào hợp đồng chuyển giao cũng khác nhau nhƣ phân tích ở trên.
1.4.2 Chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN và nhượng quyền thương mại
Nhƣợng quyền thƣơng mại (franchise) là hình thức kinh doanh khá phổ biến và đang đƣợc ƣa chuộng trên thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế. Có thể hiểu nhƣợng quyền thƣơng mại là hoạt động thƣơng mại, theo đó bên nhƣợng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
- Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ đƣợc tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhƣợng quyền quy định và đƣợc gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thƣơng mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tƣợng kinh doanh, quảng cáo của bên nhƣợng quyền.
- Bên nhƣợng quyền có quyền kiểm sốt và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.
Bởi những điểm chung về phạm vi đối tƣợng là quyền sử dụng các đối tƣợng SHCN thì nhƣợng quyền thƣơng mại khiến nhiều ngƣời nhầm lẫn với chuyển giao quyền sử dụng đối tƣợng SHCN. Tuy nhiên, hai loại chuyển giao này có những điểm khác biệt cơ bản về bản chất của từng loại chuyển giao quyền.
Thứ nhất, nếu nhƣ hoạt động chuyển giao quyền sử dụng hay nói cách
khác là li - xăng đối tƣợng SHCN chỉ dừng lại ở việc chuyển giao các hành vi thuộc quyền sử dụng theo quy định của pháp luật thì trong nhƣợng quyền thƣơng mại, quyền sử dụng các đối tƣợng SHCN chỉ là một phần của việc chuyển giao, bên cạnh đó cịn là sự chuyển giao về cách thức, bí quyết tiến hành kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh… Nhƣ vậy, phạm vi đối tƣợng của nhƣợng quyền thƣơng mại là rộng hơn rất nhiều so với hoạt động li-xăng đối tƣợng SHCN.
Thứ hai, trong hoạt động li-xăng đối tƣợng SHCN, các bên nhận li-xăng
hƣớng tới là quyền sử dụng các đối tƣợng SHCN, thì trong hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại, mục tiêu mà các bên hƣớng tới là nắm giữ và vận hành một hệ thống kinh doanh, trong đó quyền sử dụng đối tƣợng SHCN chỉ là một bộ phận nhất định.
Với những điều kiện rất thuận lợi cho hoạt động kinh doanh nhƣ tốc độ tăng trƣởng GDP khá ổn định, một quốc gia có dân số hơn 90 triệu ngƣời, tình hình kinh tế ổn định, nhà nƣớc khuyến khích đầu tƣ, sức mua của thị trƣờng đƣợc đánh giá là khá cao trên thế giới, là thành viên chính thức của tổ chức thƣơng mại thế giới WTO... đã tạo ra một nền tảng vững chắc cho hình thức kinh doanh thông qua nhƣợng quyền thƣơng mại diễn ra ở Việt Nam. Rõ ràng, hình thức nhƣợng quyền thƣơng mại là một sự lựa chọn thông minh đối
với cả bên nhƣợng quyền và bên đƣợc nhận quyền thƣơng mại trong hoạt động kinh doanh thƣơng mại của họ.
1.4.3 Chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN và chuyển giao công nghệ (CGCN) nghệ (CGCN)
CGCN là “chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một phần
hoặc tồn bộ cơng nghệ từ bên có quyền CGCN sang bên nhận cơng nghệ”.
Các đối tƣợng cơng nghệ đƣợc chuyển giao có thể là:
- Bí quyết kỹ thuật;
- Kiến thức kỹ thuật về công nghệ được chuyển giao dưới dạng phương án cơng nghệ, quy trình cơng nghệ, giải pháp kỹ thuật, cơng thức, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật, chương trình máy tính, thơng tin dữ liệu;
- Giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới cơng nghệ.
Cũng tƣơng tự nhƣ chuyển giao quyền SHCN (bao gồm chuyển nhƣợng quyền SHCN và chuyển quyền sử dụng đối tƣợng SHCN) thì CGCN bao gồm có chuyển giao quyền sở hữu cơng nghệ và chuyển quyền sử dụng cơng nghệ. Theo đó, chuyển giao quyền sử dụng cơng nghệ là việc chủ thể quyền sử dụng công nghệ cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng công nghệ theo quy định tại khoản 2 Điều này và Điều 18 của Luật CGCN 2006. Nhƣ vậy, có thể so sánh chuyển quyền sử dụng đối tƣợng SHCN với chuyển quyền sử dụng cơng nghệ.
Với tính chất của đối tƣợng chuyển giao quyền sử dụng cơng nghệ thì các đối tƣợng thuộc phạm vi bảo hộ của quyền SHCN cũng có thể là đối tƣợng đƣợc chuyển giao quyền sử dụng cơng nghệ đó là: sáng chế, thiết kế bố trí, kiểu dáng cơng nghiệp, bí mật kinh doanh.
Sự khác biệt giữa chuyển giao quyền sử dụng công nghệ với chuyển quyền sử dụng các đối tƣợng SHCN thể hiện ở đối tƣợng đƣợc chuyển giao. Trong chuyển quyền sử dụng cơng nghệ đối tƣợng đƣợc chuyển giao có thể là quyền sử dụng các bí quyết kỹ thuật, quyền sử dụng quy trình cơng nghệ,
chƣơng trình máy tính, thơng tin dữ liệu… và các đối tƣợng SHCN chỉ là một phần trong số các đối tƣợng chuyển giao cơng nghệ. Nói cách khác, phạm vi đối tƣợng chuyển quyền sử dụng công nghệ rộng hơn rất nhiều so với chuyển quyền sử dụng đối tƣợng SHCN.
Ngồi ra, Luật CGCN cịn có quy định vềtrƣờng hợp cơng nghệ là đối tƣợng đƣợc bảo hộ quyền sở hữu cơng nghiệp thì “việc chuyển giao quyền sử
dụng công nghệ phải được thực hiện cùng với việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ”.