2.1 Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tƣợng SHCN
2.1.1 Chủ thể của hợp đồng chuyển giaoquyền sử dụng đối tượng
SHCN
Chủ thể của hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối tƣợng SHCN bao gồm các bên sau đây:
- Bên chuyển quyền sử dụng: là cá nhân, tổ chức có quyền sử dụng đối
tƣợng SHCN và có nhu cầu khai thác đối tƣợng SHCN thơng qua hình thức chuyển quyền sử dụng đối tƣợng SHCN. Bên chuyển quyền có thể là:
+ Chủ sở hữu quyền SHCN - ngƣời đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ đối với các đối tƣợng SHCN (văn bằng bảo hộ vẫn còn hiệu lực) hoặc ngƣời đƣợc xác lập quyền đối với đối tƣợng SHCN theo cơ chế bảo hộ tự động. Ví dụ chủ sở hữu một sáng chế có quyền chuyển quyền sử dụng sáng chế cho ngƣời khác. Trong trƣờng hợp đối tƣợng quyền SHCN đƣợc bảo hộ tự động nhƣ bí mật kinh doanh, nhãn hiệu nổi tiếng… thì chủ sở hữu chỉ cần nêu ra mình là chủ sở hữu quyền SHCN.Khi có tranh chấp thì chủ sở hữu quyền SHCN đối với các đối tƣợng đƣợc bảo hộ tự động này mới cần phải chứng minh căn cứ xác lập quyền SHCN của mình.
+ Ngƣời đƣợc chủ sở hữu chuyển quyền sử dụng đối tƣợng SHCN và đƣợc phép đó cho bên thứ ba theo hợp đồng li-xăng thứ cấp. Trong trƣờng hợp này, nếu hợp đồng chuyển quyền sơ cấp trao quyền sử dụng độc quyền cho bên đƣợc chuyển quyền thì ngƣời có độc quyền sử dụng đối tƣợng SHCN có những quyền năng giống chủ sở hữu đối tƣợng SHCN ngoại trừ quyền định đoạt đối tƣợng SHCN.
Thông thƣờng, ngƣời nắm độc quyền sử dụng đối tƣợng SHCN có quyền chuyển quyền sử dụng đối tƣợng đó cho ngƣời khác, trừ trƣờng hợp pháp luật quy định khơng đƣợc chuyển giao. Ví dụ, nếu đối tƣợng SHCN là bí mật quốc gia…[10].
- Bên được chuyển quyền sử dụng: Bên đƣợc chuyển quyền là tổ chức
hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối tƣợng SHCN, bên nhận chuyển giao quyền sử dụng đƣợc phép khai thác các đối tƣợng đó trong phạm vi, thời hạn mà các bên thỏa thuận đồng thời có nghĩa vụ trả phí cho bên chuyển giao theo thỏa thuận của các bên. Đối với các đối tƣợng SHCN là các giải pháp kỹ thuật nhƣ sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí và bí mật kinh doanh thì pháp luật Việt Nam không đƣa ra những quy định về điều kiện đối với bên đƣợc chuyển quyền. Điều đó có nghĩa rằng, bất kỳ cá nhân, tổ chức nào có nhu cầu sử dụng, khai thác những đối tƣợng SHCN này đều có thể thỏa thuận với bên chuyển quyền sử dụng để đƣợc cấp quyền sử dụng đối tƣợng SHCN thông qua hợp đồng li-xăng. Tuy nhiên, đối với các đối tƣợng SHCN là các chỉ dẫn thƣơng mại nhƣ nhãn hiệu thì pháp luật Việt Nam cũng nhƣ pháp luật quốc tế đều có quy định về điều kiện để một chủ thể có thể trở thành bên đƣợc chuyển quyền sử dụng trong hợp đồng li-xăng đối tƣợng SHCN. Bên đƣợc chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu phải có nghĩa vụ ghi chỉ dẫn trên hàng hóa, bao bì hàng hóa về việc hàng hóa đó đƣợc sản xuất theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu. Đây là điều kiện hạn chế về chủ thể của hợp đồng sử dụng nhãn hiệu và nội dung này sẽ đƣợc phân tích ở những phần tiếp theo của luận văn.
Các bên trong hợp đồng này có thể ủy quyền cho các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu cơng nghiệp thay mặt mình tham gia giao kết và thực hiện các thủ tục liên quan đến việc đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tƣợng SHCN. Tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp là bên thứ ba đại diện cho bên chuyển quyền hoặc bên đƣợc chuyển quyền khi giao kết hợp đồng. Bên chuyển quyền hoặc bên đƣợc chuyển quyền nếu ủy quyền đại diện cho các tổ chức đại diện sở hữu cơng nghiệp giao kết và đăng ký hợp đồng cịn có nghĩa vụ trả thù lao cho tổ chức này [10] và hợp đồng có sự tham gia của bên thứ ba nhất định phải đƣợc đăng ký tại cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền.