2.1. Pháp luật về mở thủ tục phá sản
2.1.2. Nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Một việc phá sản được bắt đầu bằng việc Toà án nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của các đối tượng có quyền và có nghĩa vụ nộp đơn đối với doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Luật Phá sản năm 2004 đã dành Chương II quy định về việc nộp đơn và thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
a) Xác định thẩm quyền giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản * Thẩm quyền giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định của Luật Phá sản năm 2004
Luật Phá sản năm 2004 đã mở rộng thẩm quyền giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đến Toà án nhân dân cấp quận, huyện. Tiêu chí để phân định thẩm quyền giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo Luật Phá sản năm 2004 là địa phương nơi cơ quan tiến hành đăng ký kinh doanh hoặc nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Khi xác định thẩm quyền giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Thẩm phán cần quán triệt và tuân thủ nghiêm chỉnh quy định trên đây và hướng dẫn tại Mục 3 phần I Nghị quyết số 03/2005/NQ-HĐTP ngày 28-4- 2005 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Phá sản.
Như vậy, khác với việc xác định thẩm quyền giải quyết các vụ việc về kinh doanh thương mại, khi xác định thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản, Thẩm phán chỉ cần căn cứ vào nơi đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp tại nơi có trụ sở chính mà không phụ thuộc vào việc doanh nghiệp bị yêu cầu mở thủ tục phá sản có mở chi nhánh, văn phòng đại diện tại địa phương khác hay không. Quy định này sẽ đơn giản hơn cho những người có quyền, có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cũng như cho Toà án khi xác định thẩm quyền giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Tuy nhiên, khi giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản, Toà án cũng cần chú ý các quy định của Luật Phá sản năm 2004 về thông báo việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cũng như các thông báo khác, tránh việc thông báo thiếu cũng như triệu tập không đầy đủ chủ nợ, doanh nghiệp mắc nợ vì họ ở nhiều địa phương khác nhau.
Luật Phá sản năm 2004 quy định một số trường hợp hoặc Toà án trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản (riêng khi xem xét về thẩm quyền) hoặc Toà án phải chuyển đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo thẩm quyền.
Trường hợp thứ nhất: Người nộp đơn không có quyền nộp đơn. Cần
phân biệt trường hợp người nộp đơn không có thẩm quyền với trường hợp người nộp đơn không đúng thẩm quyền.
Không có thẩm quyền được hiểu là những người không được Luật Phá sản năm 2004 giành cho quyền hoặc nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Theo quy định của Luật Phá sản năm 2004, chỉ những người được quy định tại các điều từ điều 13 đến điều 18 mới có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Như vậy, những người không phải là chủ nợ, người lao động thuộc doanh nghiệp, hợp tác xã bị lâm vào tình trạng phá sản, không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản, chủ sở hữu của doanh nghiệp nhà nước, không phải là thành viên hợp danh của công ty hợp danh, cổ đông của công ty cổ phần thì không có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với các doanh nghiệp nghiệp đó.
Trường hợp thứ hai: “Có Toà án khác đã mở thủ tục phá sản đối với
doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản;” [4, Điều 24].
Thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản được quy định tại điều 7 Luật Phá sản năm 2004, nếu khi một cơ quan Toà án nhận đơn, quyết định thụ lý hay không thụ lý, mở hay không mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản theo đúng quy định trên đây thì việc có Toà án khác đã mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản như quy định tại khoản 3 Điều 24 là rất khó có thể xảy ra, trừ trường hợp Toà án nhân dân cấp tỉnh đã lấy vụ việc thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp huyện để giải quyết.
“Sau khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, nếu thấy việc giải quyết phá sản không thuộc thẩm quyền của mình thì Toà án đã thụ lý đơn chuyển việc giải quyết phá sản cho Toà án có thẩm quyền và thông báo cho người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản biết” [4, Điều 26].
Trường hợp này có thể phát sinh do khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, người thụ lý đã không xem xét, kiểm tra kỹ, đã thụ lý nhầm hoặc có những tình tiết phát sinh sau khi Toà án đã thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Do vậy khi nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Toà án cần xem xét kỹ và đối chiếu với những quy định pháp luật, những hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền để tránh những sai sót đáng tiếc có thể xảy ra.
b. Xác định tính hợp pháp của đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Luật Phá sản năm 2004 đã mở rộng đối tượng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, bao gồm: Chủ nợ, người lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã, Chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước, Cổ đông của công ty cổ phần, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
Đối với Toà án, khi nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của chủ nợ: Thứ nhất, Toà án phải kiểm tra xem người nộp đơn có thực sự là chủ nợ không có bảo đảm hoặc chủ nợ có bảo đảm một phần của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản hay không. Thứ hai, Tòa án phải xác định xem đây có thực sự là khoản nợ đến hạn hay chưa, chủ nợ đã thực hiện việc đòi nợ nhưng không được doanh nghiệp, hợp tác xã con nợ thanh toán hay không.
Luật Phá sản năm 2004 không quy định người nộp đơn phải chứng minh tổng số nợ là bao nhiêu, do vậy chủ nợ không cần thiết và không có nghĩa vụ phải chứng minh tổng số nợ, nghĩa vụ này thuộc về con nợ. Để chứng minh doanh nghiệp mình không lâm vào tình trạng phá sản con nợ phải
Đối với đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của người lao động: Khi nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của người lao động, Thẩm phán phải kiểm tra các điều kiện quy định tại Điều 14 của Luật Phá sản năm 2004, cụ thể, các điều kiện: doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng thanh toán các khoản nợ như lương người lao động hoặc các khoản nợ khác như: nợ tiền phụ cấp, bảo hiểm xã hội, tiền bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp… khi người lao động có yêu cầu. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản có phải đại diện cho số đông người lao động trong doanh nghiệp hay chưa và có được thông qua người đại diện của họ hoặc đại diện công đoàn không. Người lao động cử người đại diện thay mặt người lao động nộp đơn bằng cách bỏ phiếu kín hoặc lấy chữ ký.
Để có đủ cơ sở xác định người nộp đơn là người đại diện hợp pháp cho người lao động, khi nộp đơn đến Toà án người đại diện phải nộp kèm theo đơn, biên bản bỏ phiếu hoặc thu thập chữ ký của tập thể người lao động trong doanh nghiệp chứng minh họ đã được quá nửa số phiếu hoặc chữ ký của người lao động đồng ý cử họ làm người đại diện cho người lao động. Toà án chỉ nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của người lao động khi có gửi kèm tài liệu chứng minh: số tháng tiền lương mà doanh nghiệp còn nợ, tổng số tiền lương và các khoản nợ khác mà doanh nghiệp không trả được cho người lao động và tài liệu chứng minh căn cứ của việc yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp đó.
Đối với đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản phải được người đại diện theo pháp luật ký đơn.
Ngoài đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với chính doanh nghiệp, hợp tác xã, người nộp đơn phải gửi kèm theo đơn các giấy tờ, tài liệu quy định tại khoản 4 Điều 15 của Luật Phá sản năm 2004.
Ngoài ra khi cần thiết, Toà án yêu cầu doanh nghiệp phải cung cấp những tài liệu cần thiết khác theo quy định của pháp luật.
Khi nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của đại diện chủ sở hữu công ty nhà nước, Toà án phải kiểm tra những yêu cầu chung cũng như kiểm tra danh sách những doanh nghiệp này xem có thuộc danh mục doanh nghiệp đặc biệt theo quy định tại Điều 2 Luật Phá sản năm 2004 hay không, sau đó sẽ kiểm tra những tài liệu cần thiết mà đại diện chủ sở hữu công ty nhà nước phải gửi kèm như quy định tại Điều 15 Luật Phá sản năm 2004 (như yêu cầu đối với chính doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản tự nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với chính doanh nghiệp, hợp tác xã đó)
Khi nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty cổ phần lâm vào tình trạng phá sản, Toà án cần kiểm tra các điều kiện nộp đơn bao gồm:
a. Dấu hiệu chứng minh công ty cổ phần lâm vào tình trạng phá sản (như quy định tại Điều 3 Luật phá sản năm 2004)
b. Những quy định của Công ty về quyền (điều kiện) nộp đơn.
c. Nội dung đơn và các tài liệu kèm theo (Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, trong đó giải trình nguyên nhân và hoàn cảnh liên quan đến tình trạng mất khả năng thanh toán; nếu công ty cổ phần thuộc trường hợp pháp luật yêu cầu phải được kiểm toán thì báo cáo tài chính phải được tổ chức kiểm toán độc lập xác nhận; Báo cáo về các biện pháp mà công ty đã thực hiện, nhưng vẫn không khắc phục được tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn; Bảng kê chi tiết tài sản của công ty và địa điểm nơi có tài sản nhìn thấy được).
Tuỳ trường hợp, Toà án có quyền yêu cầu người nộp đơn nộp bổ sung những tài liệu cần thiết khác.
mở thủ tục phá sản đối với công ty hợp danh đó. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, các giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo đơn yêu cầu được thực hiện theo quy định tại Điều 15 của Luật phá sản năm 2004.
c. Xác định doanh nghiệp có lâm vào tình trạng phá sản hay không
Tình trạng phá sản được quy định tại Điều 3 Luật Phá sản năm 2004. Khi xác định doanh nghiệp có dấu hiệu của tình trạng phá sản hay không, Thẩm phán phải căn cứ vào các tài liệu chứng minh được:
a. Sự hiện hữu của các khoản nợ đến hạn phải thanh toán; b. Các chủ nợ có yêu cầu thanh toán;
c. Doanh nghiệp không có khả năng thanh toán các khoản nợ này theo yêu cầu của chủ nợ.
d. Xem xét những trường hợp trả lại đơn
Toà án trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản trong trường hợp:
a. Người nộp đơn không nộp tiền tạm ứng phí phá sản trong thời hạn do Toà án ấn định;
b. Người nộp đơn không có quyền nộp đơn;
c. Có Toà án khác đã mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản;
d. Có căn cứ rõ ràng cho thấy việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản do không khách quan gây ảnh hưởng xấu đến danh dự, uy tín, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hoặc có sự gian dối trong việc yêu cầu mở thủ tục phá sản;
đ. Doanh nghiệp chứng minh được mình không lâm vào tình trạng phá sản. Sau khi có đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với một doanh nghiệp, Toà án thông báo cho doanh nghiệp đó biết, yêu cầu họ xuất trình những bằng chứng, chứng cứ để chứng minh mình không lâm vào tình trạng phá sản hoặc khẳng định doanh nghiệp mình bị lâm vào tình trạng phá sản. Nếu đủ chứng
cứ chứng minh doanh nghiệp đó không lâm vào tình trạng phá sản thì Toà án trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp đó.