3.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết phá sản
3.2.4. Trong giai đoạn tuyên bố phá sản doanh nghiệp
- Theo quy định của Luật Đất đai năm 2003 đối với các doanh nghiệp được nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước hoặc được nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần thì biện pháp xử lý quyền sử dụng đất khi doanh
nghiệp phá sản là bán đấu giá quyền sử dụng đất [5]. Vì vậy, Luật Phá sản cần có các quy định cụ thể hơn về các trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất khi doanh nghiệp bị phá sản.
- Quy định đầy đủ, hợp lý hơn về việc giải phóng nghĩa vụ trả nợ cho chủ doanh nghiệp tư nhân và các thành viên hợp danh của công ty hợp danh
Điều 90 Luật Phá sản năm 2004 quy định: “Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản quy định tại Điều 86 và Điều 87 của Luật này không miễn trừ nghĩa vụ về tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh đối với chủ nợ chưa được thanh toán nợ, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”. Quy định trên làm ảnh hưởng đến tâm lý của các chủ doanh nghiệp, không khuyến khích được họ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Thông thường, tài sản còn lại của con nợ là rất ít chính vì vậy việc bắt buộc con nợ tiếp tục trả nợ sau khi thực hiện xong thủ tục thanh lý không phải là vấn đề quan trọng. Theo Điều 90 Luật phá sản năm 2004 thì các chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh không được miễn trừ nghĩa vụ về tài sản đối với các chủ nợ chưa được thanh toán, họ phải tiếp tục trả các món nợ mà mình còn thiếu cho các chủ nợ bằng tài sản hình thành trong tương lai. Quy định như trên là khá khắt khe, vì vậy luật phá sản nên quy định về nguyên tắc các con nợ sẽ được giải phóng nợ trừ một số trường hợp nhất định đã được quy định trong luật phá sản. Theo quy định này thì chủ doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp danh không phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản sau khi có quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản trừ những trường hợp mà pháp luật phá sản quy định. Quy định trên là hợp lý bởi vì:
với các chủ nợ trong phạm vi tài sản mà họ góp vào công ty trong khi đó lại buộc các chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh phải thực hiện nghĩa vụ này không chỉ bằng tài sản hiện có mà còn bao gồm cả những tài sản của họ trong tương lai.
Thứ hai, quy định này phù hợp với quy định về tính chịu trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp danh trong công ty hợp danh.
Thứ ba, việc cho phép áp dụng quy chế giải phóng nợ sẽ khuyến khích con nợ chủ động nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, tuân thủ nghiêm túc các nghĩa vụ, trách nhiệm của họ, tăng cường sự hợp tác với các chủ thể khác trong quá trình giải quyết vụ việc phá sản.
- Hướng dẫn về việc thực hiện quyền khiếu nại.
Hướng dẫn cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với vi phạm của Tổ quản lý, thanh lý tài sản. Đối với những khiếu nại liên quan đến tổ chức hoạt động, năng lực chuyên môn của thành viên của Tổ quản lý, thanh lý tài sản trong đó có khiếu nại Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản do Thẩm phán giải quyết, đề nghị cơ quan, tổ chức liên quan cử người thay thế. Đối với hành vi vi phạm về nghiệp vụ thi hành án do Chấp hành viên áp dụng trong quá trình thi hành án phá sản, như: áp dụng biện pháp cưỡng chế, bán đấu giá tài sản.v.v. giải quyết theo thủ tục giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự.