Điều kiện hiệu lực của hợp đồng theo quy định phápluật của một số nước

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa theo quy định của pháp luật Việt Nam (Trang 63 - 121)

2.2 Điều kiện hiệu lực của HĐUTMBHH

2.2.2 Điều kiện hiệu lực của hợp đồng theo quy định phápluật của một số nước

một số nƣớc

2.2.2.1 Các nước theo hệ thống thông luật (Common Law)

Các nước theo hệ thống thông luật không quy định tách bạch về hoạt động UTMBHH, các hoạt động sử dụng dịch vụ trung gian thương mại được xác định bởi đại diện thương mại (Commercial Agents).

Như vậy, khi có một hành vi uỷ thác hay uỷ quyền thực hiện hoạt động thương mại thông qua cam kết ràng buộc (hợp đồng), người ta hiểu rằng phải thiết lập hợp đồng đại diện thương mại, theo đó, bên đại diện (the Agent) tiến hành các hoạt động thương mại, trong phạm vi uỷ quyền (authorized rights) nhân danh bên giao đại diện (on behalf of the principle) hay nhân danh chính mình (self- employed) vì lợi ích của người giao đại diện [25, § 2.-1].

Theo Luật hợp đồng (UK Contract Law) và Luật đại diện (Commercial Agents Regulations of UK) của Anh, Luật thương mại thống nhất của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (Uniform Commercial Code), Luật hợp đồng Australia (Australian Contract Law) và các nước chịu ảnh hưởng trong hệ thống thông luật, một hợp đồng có giá trị pháp lý là hợp đồng chứa đựng ràng buộc hợp pháp (legally binding), thể hiện trên các phương diện: có thoả thuận hợp đồng ràng buộc pháp lý (legally binding agreement), năng lực chủ thể (capacity to contract), đối tượng (legal goods and services), hình thức (legality of form), không chứa đựng các nhân tố làm mất hiệu lực (vitiating factors).

So sánh với pháp luật Việt Nam và các nước trong hệ thống dân luật về điều kiện hiệu lực của hợp đồng, điểm chung là cả Thông luật và Dân luật đều hướng đến và đề cao tự do hợp đồng, bên cạnh đó yêu cầu các tiêu chuẩn pháp lý cần thiết khác cho hợp đồng. Tuy nhiên, điểm khác căn bản của Thông luật so với Dân luật, đề nghị (offer) và chấp nhận đề nghị (acceptance) hợp đồng được xem là cơ sở quan trọng, có tính chất xác định (enforceable) sự ràng buộc pháp lý (legally binding) đối với hợp đồng; thêm nữa, trong Thông luật, các nhân tố làm mất hiệu lực (vitiating factors ) không xem là nguyên tắc hợp đồng mà đóng vai trò như là mục đích, nội dung trong điều kiện về hiệu lực hợp đồng; cuối cùng, Thông luật tồn tại quy chế Statute of Frauds cho yêu cầu đặc thù về hình thức hợp đồng trong khi Dân luật không có quy chế chung cho hình thức đặc thù của hợp đồng.

Trong Thông luật, hợp đồng đại diện là một dạng cụ thể của hợp đồng thương mại, ngoài việc đáp ứng các tiêu chí của điều kiện hiệu lực của hợp đồng, nó còn phải đáp ứng các điều kiện đặc thù của đại diện thương mại. Để tìm hiểu rõ hơn các quy định pháp lý này, luận văn đi vào nghiên cứu lần lượt các điều kiện hiệu lực của hợp đồng, trong mối liên hệ với các điều kiện đặc thù của đại diện thương mại, trên cơ sở các văn bản luật thực định và các bài viết chuyên khảo về lĩnh vực có liên quan.

2.2.2.1.1 Thoả thuận hợp đồng ràng buộc giá trị pháp lý (Legally binding agreement)

Một trong những đặc điểm quan trọng nhất của hợp đồng, theo Common Law, có thoả thuận hợp đồng ràng buộc giá trị pháp lý, tức đề nghị hợp đồng và chấp nhận đề nghị hợp đồng (offer & acceptance) và cam kết hợp đồng (consideration).

Một bên chủ thể (đưa ra) đề nghị giao kết hợp đồng (offer) theo điều kiện nhất định (certain arrangement) để chủ thể phía bên kia chấp nhận giao kết hợp đồng (acceptance). Theo Thông luật, đề nghị hợp đồng đòi hỏi, ý định giao kết hợp đồng của một bên chủ thể thể hiện sự chấp nhận chịu ràng buộc pháp lý về đề nghị này đối với chủ thể phía bên kia theo những điều kiện đã được xác định cụ thể. Chấp nhận đề nghị hợp đồng đòi hỏi, bên chủ thể được đề nghị thể hiện ý chí chấp nhận ràng buộc pháp lý (wills to be legally bound) của đề nghị hợp đồng của chủ thể phía bên kia.

Đề nghị và chấp nhận đề nghị hợp đồng phải đáp ứng sự thống nhất ý chí (the meeting of the minds). Phải có chứng cứ cho thấy các bên đều có mục đích khách quan khi giao kết và điều đó được thể hiện rõ ràng qua thoả thuận. Mục đích khách quan được hiểu, chỉ trong điều kiện nào đó thực sự cần thiết (certain situations), một người mới thể hiện ý muốn đề nghị giao kết hoặc chấp nhận những điều khoản hợp đồng nào đó (ưng thuận hợp đồng)[§ 38].

Hợp đồng được xem là hình thành khi các bên đạt được những yêu cầu đó hay khi đề nghị giao kết hợp đồng được chấp nhận.

Cơ quan tư pháp không thể đọc được suy nghĩ hay ý chí của các bên, vì vậy để đánh giá khách quan, phải có sự tồn tại thực tế của thoả thuận [41].

Sự tồn tại thực tế của đề nghị hợp đồng và chấp nhận đề nghị hợp đồng không nhất thiết phải được thể hiện dưới dạng nói hoặc viết, nó có thể được thể hiện dưới dạng ám chỉ có sự ưng thuận (implied contract). Về nguyên tắc, ở hợp đồng ám chỉ ưng thuận, sự ưng thuận không buộc phải thể hiện bằng lời nói. Hợp đồng ám chỉ ưng thuận có hai dạng, hợp đồng ám chỉ ưng thuận trong thực tiễn (factually implied- contract) và hợp đồng ám chỉ ưng thuận được quy định trong luật (quasi- contract).

Hợp đồng ám chỉ ưng thuận trong thực tiễn là hợp đồng, trong đó có

các điều kiện thể hiện sự ám chỉ rằng các bên đã đạt thoả thuận hợp đồng (hay làm hình thành hợp đồng) cho dù họ không chỉ rõ ra điều đó (not done expressly). Và khi ở trong những điều kiện đó, họ buộc phải hiểu, họ đã thực tế thiết lập hợp đồng và phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ pháp lý phát sinh từ hợp đồng.

VD. Một người đi đến phòng khám của bác sỹ để kiểm tra sức khoẻ. Trường hợp sau khi được kiểm tra, người đó từ chối trả tiền phí dịch vụ. Trường hợp này anh ta đã vi phạm hợp đồng ám chỉ ưng thuận trong thực tiễn.

Hợp đồng ám chỉ ưng thuận được quy định trong luật (hay còn gọi là hợp đồng tưởng tượng) bởi trong thực tế nó không phải là một hợp đồng, mà đó là trường hợp toà án phải giải quyết những tình huống, ở đó một bên chủ thể sẽ có thể được lợi không hợp pháp (không có căn cứ pháp lý hay được lợi không ngay tình), nếu như người đó không bị buộc phải bồi thường cho chủ thể phía bên kia. Và ở điều kiện đó pháp luật buộc họ phải chịu trách nhiệm.

VD. Một người thợ sửa ống nước không may lắp đặt sai hệ thống tưới tiêu nước trong vườn, người chủ nhà đã biết điều này ngày hôm trước qua việc hàng xóm của anh ta cũng đang lắp đặt hệ thống tưới tiêu mới. Hài lòng vì sai sót đó nhưng anh ta không nói gì. Khi người thợ sửa ống nước đưa hoá đơn, anh ta đã từ chối trả. Vậy tình huống này người thợ sửa ống nước có được nhận thanh toán không? Án lệ ở các toà án các nước theo hệ thống thông luật cho thấy, toà án sẽ buộc người chủ nhà phải trả tiền nếu chứng minh được anh ta đã biết về việc lắp đặt sai của người thợ sửa ống nước. Tuy nhiên, anh ta sẽ không phải chịu trách nhiệm đó nếu không chứng minh được điều này [39].

Như vậy, trong Thông luật, đề nghị và chấp nhận đề nghị hợp đồng có thể tồn tại dưới bất kỳ hình thức nào, văn bản (written), lời nói (orally), thậm chí ám chỉ (implied). Bất cứ bằng chứng nào (any evidence) chứng minh được

sự tồn tại thực tế đó cũng được coi là hợp pháp.

Sự tồn tại thực tế của thoả thuận (ràng buộc giá trị pháp lý) phải được biểu hiện thông qua đề nghị và chấp nhận đề nghị. Dưới góc độ luật pháp, thoả thuận phải đáp ứng concurence of wills (sự thống nhất ý chí). Sự thống nhất ý chí thể hiện qua intention to be legally bound (dự định chấp nhận ràng buộc pháp lý) và consent to contract (ưng thuận hợp đồng). Và thoả thuận được xem là đạt được khi các bên đáp ứng những yêu cầu đó.

Dự định ràng buộc pháp lý (intention to be legally bound) hay cam kết hợp đồng (consideration) là điều kiện hiệu lực của thoả thuận ràng buộc pháp lý đối với hợp đồng trong Common Law, được sử dụng và quy định khác nhau ở mỗi nước.

Luật Hợp đồng của Australia sử dụng thuật ngữ consideration, hàm chứa intention (dự định ràng buộc pháp lý) với ý nghĩa là cam kết (thực hiện) hợp đồng và được xem là điều kiện hiệu lực của thoả thuận ràng buộc pháp lý. Sau khi có thoả thuận (lời hứa hay đề nghị và chấp nhận đề nghị hợp đồng),

thoả thuận đó sẽ chỉ có hiệu lực khi được đảm bảo bằng cam kết hay được xác nhận (chứng thực- made under seal). Cam kết có thể là bất kỳ thứ gì, một lượng tiền (money) để hứa thực hiện hoặc không thực hiện một hành vi, thậm chí là khoản tiền không đáng kể, “hạt tiêu” (a mere peppercorn) cũng được chấp nhận (suffice).

Luật Hợp đồng Anh- Mỹ sử dụng thuật ngữ intention to be legally bound, hàm chứa consideration, là một điều kiện của hiệu lực thoả thuận ràng buộc pháp lý, với hàm ý là cam kết cho đề nghịchấp nhận đề nghị hợp đồng.

VD. Ông Balfour đã đồng ý cấp dưỡng cho vợ 30 bảng mỗi tháng khi còn chung sống ở Ceylon (Srilanka). Khi họ chia tay, ông đi và không trả khoản tiền đó nữa. Ở Toà án, thẩm phán cho rằng không có sự tồn tại của thoả thuận ràng buộc pháp lý vì không có đủ chứng cứ để đòi hỏi rằng họ đã có ý định ràng buộc pháp lý qua cam kết. Vụ việc cho thấy, tại thời điểm ông bà Balfour chia tay, không có căn cứ để đòi hỏi rằng việc chi trả khoản tiền 30 bảng hàng tháng là thoả thuận ràng buộc pháp lý có hiệu lực. Cam kết cấp dưỡng khoản tiền đó của ông Balfour cho vợ là khi ông bà còn chung sống, cam kết đó không được coi là ý định ràng buộc pháp lý trong tương lai của ông.

Luật đòi hỏi ý định ràng buộc pháp lý phải hàm chứa cam kết. Xét vụ việc trên, nếu thời điểm ông Balfour đưa ra lời hứa chi trả khoản tiền 30 bảng hàng tháng cho vợ có cam kết hàm ý sau ly hôn thì việc chi trả khoản tiền này mới được coi là thoả thuận ràng buộc pháp lý đối với ông Balfour thời điểm ông bà chia tay [31].

Về cơ bản, cam kết trong Luật Hợp đồng Anh- Mỹ và các nước thuộc Common Law có ý nghĩa là, một lời hứa được đưa ra (a given promise) cho một lời hứa đã nhận (a received promise). Cách sử dụng thuật ngữ này bắt nguồn từ thành ngữ (the expression) “Tôi sẽ trả anh 10 bảng vì cam kết mang

những quả táo cho tôi” (I will give you ten pounds in consideration of the apples you are delivering to me).

Thoả thuận ràng buộc giá trị pháp lý được coi là căn cứ để xem xét các điều kiện khác hay cơ sở cho một sự can thiệp hay chú ý của luật pháp. Ở điểm này, Thông luật coi đề nghị và chấp nhận đề nghị hợp đồng, cam kết hợp đồng là căn cứ hình thành hợp đồng và cũng là điều kiện quan trọng nhất để cơ quan tư pháp xem xét các điều kiện còn lại của hợp đồng. Rõ ràng là, các chủ thể có năng lực pháp lý đi khiếu kiện về quan hệ hợp đồng mà không đưa ra được bằng chứng về một sự tồn tại thực tế đã có lời đề nghịsựchấp nhận lời đề nghị cam kết hợp đồng thì năng lực chủ thể trở nên vô nghĩa. Cũng như vậy, các bên chứng minh được đã có sự tồn tại thực tế của đề nghị và chấp nhận đề nghị hợp đồng, cam kết hợp đồng, khi đó tất cả những nghĩa vụ pháp lý ràng buộc mặc nhiên phát sinh với họ.

Đề nghị (offer) và chấp nhận đề nghị (acceptance) hợp đồng được xem là cơ sở quan trọng, có tính chất xác định (enforceable) sự ràng buộc pháp lý (legally binding) đối với hợp đồng, tức là có sự tồn tại thực tế của đề nghị và chấp nhận đề nghị hợp đồng ràng buộc pháp lý mới xem xét đến các điều kiện hiệu lực khác.

Trong khi đó, pháp luật Việt Nam đòi hỏi, một khiếu nại hợp đồng sẽ được xem xét nếu người khiếu nại có liên quan có NLPL và NLHV theo luật định hay khiếu nại hợp đồng sẽ vô nghĩa nếu nó được thiết lập bởi các chủ thể không có đủ điều kiện về năng lực chủ thể. Và như vậy, nghĩa vụ pháp lý ràng buộc không mặc nhiên phát sinh trong những trường hợp này.

Một hợp đồng đại diện thương mại được hình thành hợp pháp phải đáp ứng có sự tồn tại thực tế của đề nghị và chấp nhận đề nghị hợp đồng, cam kết hợp đồng. Thoả thuận uỷ quyền thương mại là sự thống nhất ý chí của bên giao đại diện và bên đại diện, thể hiện trên phương diện ưng thuận hợp đồng

và ý chí chấp nhận ràng buộc pháp lý. Bên giao đại diện và bên đại diện đều có mục đích khách quan khi thể hiện ý xác lập uỷ quyền thương mại và điều đó được thể hiện rõ ràng qua thoả thuận.

Thoả thuận uỷ quyền thương mại hình thành hay có giá trị ràng buộc pháp lý khi các bên đáp ứng những yêu cầu đó. Bất cứ bằng chứng nào chứng minh được sự tồn tại thực tế của uỷ quyền thương mại cũng được coi là hợp pháp.

2.2.2.1.2 Năng lực chủ thể (Capacity to contract)

Luật hợp đồng Australia cũng như hầu hết các nước đánh giá năng lực chủ thể của quan hệ hợp đồng dựa trên tiêu chí nhận thức và khả năng chịu trách nhiệm về hành vi của cá nhân. Theo đó, những người chưa thành niên (minors), người nghiện rượu (drunks), người bị bệnh tâm thần (insanes) không có khả năng đầy đủ (not possess adequate capacity) để tham gia hợp đồng ràng buộc pháp lý. Và, ở khả năng thể hiện năng lực chủ thể hợp đồng (contractual capacity), họ có thể đưa ra các quyết định sai lầm (false decisions) [36].

Luật hợp đồng Anh- Mỹ quy định, người dưới 18 tuổi là người chưa thành niên( minor). Người chưa thành niên thiếu năng lực cần thiết (lack of capacity) để giao kết hợp đồng. Nếu họ giao kết một hợp đồng, hợp đồng đó được coi là không có hiệu lực (voidable). Họ có quyền huỷ bỏ hợp đồng đó bất kỳ thời điểm nào, trước, thậm chí sau khi cận tuổi 18. Trường hợp huỷ bỏ hợp đồng, người đó phải trả lại những lợi ích (benefits) đã nhận.

Quy định này tương tự với pháp luật Việt Nam, các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận khi hợp đồng vô hiệu. Duy có khác biệt là, trong pháp luật Việt Nam, người chưa thành niên đủ 15 tuổi có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự xác lập, thực hiện giao dịch dân sự [§ 21.2 BLDS]; thêm vào đó, quyền huỷ bỏ hợp đồng do vô hiệu về điều kiện hiệu lực về chủ thể phải thông qua cơ quan tư pháp, không thuộc quyền cá nhân.

Luật Đại diện của Mỹ quy định trường hợp đặc biệt: các hợp đồng được người chưa thành niên thực hiện để chi trả cho nhu cầu sinh hoạt thiết yếu hàng ngày (necessaries actually supplied) hay thực hiện chức năng đại diện một cách thông thường (actually perform the function of an agent) vẫn được coi là có hiệu lực.

VD. P cử (sends) một người chưa thành niên mua đồ dùng sinh hoạt cho mình bằng thẻ tín dụng của anh ta ở cửa hàng của T. Cậu ta đã yêu cầu (orders) T cung cấp cho mình các món đồ theo như được P uỷ quyền. Điều này đã hình thành hợp đồng giữa P và T có giá trị ràng buộc pháp lý như khi họ xác lập hợp đồng nhân danh chính mình [32, Sec.9].

Về bản chất, đây là hành vi đại diện theo uỷ quyền trong dân sự, cơ bản không có sự khác biệt với pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, BLDS của Việt Nam quy định cụ thể, “người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể là người đại diện theo uỷ quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ 18 tuổi trở lên xác lập, thực hiện” [§ 143]. Như vậy, Luật Đại diện của Mỹ xác định năng lực đại diện của người chưa thành niên dựa trên tính chất của hành vi đại diện (thực hiện nhu cầu sinh hoạt thiết yếu hàng ngày hay thực hiện chức năng đại diện một cách thông thường), trong khi pháp luật Việt Nam xác định năng lực đại diện của người chưa thành niên dựa trên tiêu chí tuổi. Rõ ràng, với quy định này, pháp luật của ta đã xác định rõ phạm vi đại diện đối với người chưa thành niên và loại trừ trường hợp “thực hiện chức năng đại diện một cách thông thường” có thể được hiểu và giải thích khác nhau.

Trong Luật đại diện thương mại Anh quốc, § 2.-(1), năng lực chủ thể áp dụng yêu cầu đặc thù đối với bên đại diện (the Agent), theo đó, bên đại diện phải nhân danh chính mình (self- employed) hoặc trường hợp trong hợp đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa theo quy định của pháp luật Việt Nam (Trang 63 - 121)