Hoàn thiện pháp luật về quyền sử dụng đất và nguyên tắc giả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình năm 2000 (Trang 90 - 102)

6. Cơ cấu của luận văn

3.1. Hoàn thiện pháp luật về quyền sử dụng đất và nguyên tắc giả

quyết tranh chấp quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn

1. Một trong những nguyên nhân gây khó khăn, cản trở cho Toà án trong quá trình giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn là một số quy định trong các văn bản luật liên quan đến căn cứ xác định tài

sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng; tài sản là quyền sử dụng đất của vợ chồng còn chưa cụ thể. Vì vậy, cần phải hoàn thiện các văn bản pháp luật có liên quan đến tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng làm cơ sở để Toà án có thể giải quyết tranh chấp một cách dễ dàng, nhanh chóng và thuận tiện mà vẫn đảm bảo được quyền lợi của các đương sự. Khi xét xử, Toà án cần phải quán triệt nguyên tắc đầu tiên khi chia tài sản của vợ chồng, đó là việc chia tài sản chỉ được đặt ra đối với những tài sản nào là tài sản chung, nếu không phải là tài sản chung thì không chia. Giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn chỉ đặt ra đối với quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng.

Vấn đề ruộng đất vốn đã là một vấn đề phức tạp từ rất lâu trong quá khứ do nhiều năm đất nước bị chia cắt, đến khi nước nhà thồng nhất, vấn đề ruộng đất cũng không vì thế mà ít phức tạp hơn, đặc biệt kể từ những năm đổi mới đến nay. Vì vậy, cần phải đổi mới pháp luật kịp thời và phù hợp với thực tế để một mặt giải quyết tình trạng tồn tại quá nhiều loại giấy tờ đối với đất đai, mặt khác góp phần giải quyết triệt để tất cả các vấn đề liên quan đến giao dịch dân sự sẽ gia tăng trong tương lai.

2. Ban hành luật, xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh là một bước quan trọng để xây dựng một Nhà nước pháp quyền, tuy nhiên, điều quan trọng không kém là phải tăng cường hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Việc tuyên truyền và phổ biến pháp luật cần phải linh hoạt, không được cứng nhắc và phải có hình thức thích hợp với các đối tượng cụ thể. Sách, báo, radio, TV là những phương tiện truyền thông quan trọng, tuy nhiên, với các đối tượng có học vấn thấp, điều kiện kinh tế khó khăn ở vùng sâu vùng xa thì cách tuyên truyền có hiệu quả lại là qua nói chuyện và phổ biến trực tiếp.

3.Trong thực tiễn giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn, vấn đề xác định quyền sử dụng đất là tài sản chung hay tài sản riêng là rất khó khăn, bởi vì ranh giới giữa việc “nhập" "không nhập"

quyền sử dụng đất là tài sản riêng vào khối tài sản chung không phải vụ kiện nào cũng rõ ràng, minh bạch. Theo quy định của pháp luật: "Việc nhập tài sản là nhà ở, quyền sử dụng đất và các tài sản khác có giá trị lớn thuộc sở hữu riêng của một bên vợ hoặc chồng vào tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại khoản 2 Điều 32 của Luật HN &GĐ phải được lập thành văn bản, có chữ ký của cả vợ và chồng. Văn bản đó có thể được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật". Khi giải quyết những tranh chấp phát sinh liên quan đến vấn đề này, Toà án cần tuân theo nguyên tắc người có tài sản riêng phải chứng minh đó là tài sản của riêng mình. Việc chứng minh có thể bằng sự công nhận của bên kia hoặc bằng các giấy tờ xác nhận quyền sở hữu riêng của mình (di chúc, hợp đồng tặng cho…). Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung (khoản 3 Điều 27 Luật HN &GĐ năm 2000). Ngoài ra, theo chúng tôi nếu vợ hoặc chồng đã sử dụng quyền sử dụng đất là tài sản riêng của mình để phục vụ nhu cầu của gia đình thì khi ly hôn không được đòi lại.

4. Hiện nay, việc cha mẹ cho vợ chồng người con quyền sử dụng một phần đất để tạo lập cuộc sống riêng là rất nhiều, nhưng khi con cái ly hôn thì cha mẹ thường khai là mới chỉ cho mượn, cho tạm sử dụng chứ chưa cho hẳn. Còn với người con dâu hoặc con rể thì thường khai là cha mẹ đã cho vợ chồng họ, nhưng lại không xuất trình được giấy tờ, chứng cứ. Điều 722 BLDS năm 2005 quy định về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất: “Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất là sự thoả thuận giữa hai bên, theo đó bên tặng cho giao quyền sử dụng đất cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý nhận theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đất đai”. Điều 723 BLDS năm 2005 quy định về nội dung của hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất “Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất đất bao gồm các nội dung sau đây:

1. Tên, địa chỉ của các bên;

2. Lý do tặng cho quyền sử dụng đất; 3. Quyền, nghĩa vụ của các bên;

4. Loại đất, hạng đất, diện tích, vị trí, số hiệu, ranh giới và tình trạng đất;

5. Thời hạn sử dụng đất còn lại của bên tặng cho; 6. Quyền của người thứ ba đối với đất được tặng cho; 7. Trách nhiệm của các bên khi vi phạm hợp đồng.”

Tuy nhiên, do đặc điểm của quan hệ HN&GĐ là xuất phát từ yếu tố tình cảm, nên việc tặng, cho quyền sử dụng đất diễn ra giữa những người thân trong gia đình thường không lập thành văn bản, không thể hiện được những nội dung của một hợp đồng tặng, cho quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 723 BLDS năm 2005. Vì vậy, khi xét xử các Toà án thường gặp nhiều khó khăn. Do đó cần có văn bản hướng dẫn cụ thể khi nào thì được coi là cha mẹ đã tặng, cho vợ chồng người con quyền sử dụng đất.

Ví dụ: Anh Nguyễn Văn An kết hôn cùng chị Liên tháng 4/1986, có hai con chung. Sau khi chung sống cùng bố mẹ anh An được một năm, thì bà Hằng (mẹ anh An) đã cho vợ chồng anh An, chị Liên ra ở riêng trên 128 m2 đất trong tổng số 256 m2

đất 10% (đất trồng trọt hoa màu của ông bà). Khi ra làm nhà ở riêng, bà Hằng có xây dựng cho anh chị hai gian nhà tranh. Lúc chuyển ra ở riêng, hai bên không lập giấy tờ gì về chuyển quyền sử dụng đất hay tặng, cho đất.

Năm 1992, được sự đồng ý của bà Hằng, vợ chồng An, Liên đã dỡ bỏ nhà cũ xây dựng thành hai gian nhà mới cùng khu bếp, công trình phụ, giếng nước trên toàn bộ khu đất được bà Hằng cho ở. Khi xây dựng, vợ chồng có tôn tạo, nâng cao thêm đất để làm nhà. Trước đó, năm 1991, bà Hằng cũng đã cho anh Nam (là em anh An) đến ở trên 128 m2 đất (chung thửa với anh An đang sử dụng) và anh Nam cũng đã xây nhà kiên cố trên phần đất được bà

Hằng cho.

Tháng 6 năm 2004, chị Liên xin ly hôn, anh An cũng đồng ý vì cuộc sống vợ chồng không hạnh phúc. Khi giải quyết về tài sản chung của hai vợ chồng, chị Liên yêu cầu xác định 128 m2 đất vợ chồng chị đang ở là tài sản chung của hai vợ chồng và đề nghị chia đôi số đất này cho hai vợ chồng cùng hưởng. Anh An chỉ thừa nhận mẹ anh cho hai vợ chồng ra ở nhờ trên đất này, khi vợ chồng ly hôn phải trả lại đất cho mẹ anh. Bà Hằng cho rằng, diện tích đất bà cho anh An, chị Liên ở là cho ở nhờ để trông nom đất, bây giờ anh chị ly hôn, bà chỉ cho anh chị 64 m2 đất, số còn lại phải trả cho bà.

Có hai quan điểm khi giải quyết vấn đề này:

Quan điểm 1: Theo Điều 27 Luật HN &GĐ năm 2000 thì tài sản chung của vợ chồng gồm có tài sản mà vợ chồng được thừa kế hoặc được tặng cho chung… Và đối với trường hợp tài sản được tặng, cho là bất động sản thì phải lập thành văn bản. Do vậy, trường hợp này nếu chị Liên không xuất trình được văn bản tặng, cho quyền sử dụng đất thì diện tích 128 m2

đất mà anh chị đang ở vẫn là tài sản của bà Hằng và phải trả lại cho bà khi ly hôn.

Quan điểm 2: Trong thực tế hiện nay, việc bố mẹ cho con đất để ở khi con xây dựng gia đình riêng thường không làm thủ tục tặng, cho là phổ biến. Nếu các con không ly hôn thì bố mẹ không yêu cầu đòi lại đất nhưng nếu các con ly hôn thì rất nhiều trường hợp đòi lại, phủ nhận việc đã cho đất. Có nhiều trường hợp vợ chồng người con đã làm nhà ở kiên cố từ hàng chục năm nhưng vẫn bị đòi lại, do đó khi giải quyết vấn đề này cần thận trọng. Trong trường hợp này, rõ ràng bà Hằng đã cho hẳn anh An, chị Liên diện tích đất trên vì bà Hằng có 256 m2 đất và có hai con trai là anh An và anh Nam, bà đã tự nguyện cho vợ chồng An - Liên 128 m2 và vài năm sau đã cho anh Nam 128 m2 còn lại, như vậy mỗi con trai được hưởng 1/2 số đất của bà.

Mặt khác, anh An, chị Liên được bà cho sử dụng đất từ năm 1987 đến năm 2004 (18 năm). Năm 1992, bà Hằng cũng tự nguyện cho anh An, chị

Liên dỡ bỏ nhà cũ, xây hai gian nhà mới cùng một số công trình phụ trên toàn bộ diện tích đất.

Như vậy, từ các căn cứ trên có thể khẳng định diện tích đất này là tài sản chung của anh An, chị Liên được tặng cho chung trong thời kỳ hôn nhân.

Từ hai quan điểm trên có ba ý kiến:

* Việc tặng cho phải được lập thành văn bản:

Việc bà Hằng làm hai gian nhà tranh trên 128 m2 đất của bà, cho vợ chồng chị Liên ở riêng rồi sau đó đồng ý cho hai vợ chồng chị Liên xây dựng hai gian nhà cố định, việc này không đồng nghĩa là bà Hằng đã cho vợ chồng chị Liên 128 m2, hơn nữa pháp luật không quy định người có hành vi chứng tỏ là mình đã tặng cho tài sản thì được xem là tặng cho. Trong trường hợp này, việc tặng cho phải được lập thành văn bản, có công chứng của Nhà nước. Nếu chị Liên không cung cấp được hợp đồng tặng cho giữa bà Hằng và vợ chồng chị về 128 m2 đất này vẫn là tài sản của bà Hằng.

* Quan điểm tặng cho của bà Hằng đã rõ:

Về mặt thực tế: Năm 1987, bà Hằng đã cho vợ chồng anh An, chị Liên ra ở riêng trên diện tích đất 128 m2

(có làm nhà để ở). Sau đó, năm 1992, được sự đồng ý của bà Hằng, vợ chồng An - Liên đã dỡ bỏ nhà cũ, xây dựng nhà mới kiên cố, vững chắc hơn trên 128 m2 đất. Điều đó chứng tỏ quan điểm tặng cho của bà Hằng đã rõ ràng.

Theo Điều 118 Bộ Luật Dân sự năm 1995 (nay là Điều 108 BLDS năm 2005) quy định: "Quyền sử dụng đất đai hợp pháp của hộ gia đình là tài sản chung của hộ". Theo đó việc bà Hằng cho vợ chồng anh An, chị Liên làm nhà trên 128 m2 đất mọi người đều biết và thừa nhận (Bà Hằng, anh Nam và những người khác) đã 18 năm. Bà Hằng và những người khác trong hộ gia đình không có ý kiến, tranh chấp gì, ngoại trừ khi vợ chồng An - Liên ly hôn. Mặt khác, việc xây dựng nhà cửa phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của vợ chồng An - Liên trên khuôn viên đất có diện tích 128 m2 được xác định rõ

ràng.

Việc cho 128 m2 đất để vợ chồng An - Liên làm nhà thể hiện ý chí, nguyện vọng của bà Hằng là tạo nơi ăn, chốn ở ổn định cho vợ chồng An - Liên cũng như anh Nam (em trai anh An). Vợ chồng An - Liên cũng thống nhất và đầu tư xây cất nhà cửa phục vụ nhu cầu cuộc sống vợ chồng và hai con. Nguồn gốc tài sản hiện có hình thành và phát triển trong thời kỳ hôn nhân tồn tại. Chính vì vậy, khẳng định rằng nhà cửa, công trình phụ trên diện tích đất 128m2 là tài sản chung của vợ chồng anh An, chị Liên và được chia theo Điều 95 của Luật HN&GĐ năm 2000.

* Nếu chỉ căn cứ vào thủ tục thì việc áp dụng pháp luật trở nên cứng nhắc.

Năm 1987, bà Hằng đã cho vợ chồng An, Liên ra ở riêng trên 128 m2 đất trong tổng số 256m2 đất và làm cho anh chị hai gian nhà tranh. Tiếp đến, năm 1992, bà Hằng đồng ý cho họ dỡ bỏ hai gian nhà tranh mà bà đã xây dựng để xây nên hai gian nhà mới cùng khu bếp và công trình phụ. Khi xây dựng, anh An, chị Liên còn tôn tạo, nâng cấp thêm đất để làm nhà.

Từ sự việc diễn ra trong các mốc thời gian đã nêu chứng minh rằng bà Hằng đã tự nguyện cho họ diện tích đất trên.

Còn việc An phủ nhận việc cho đất, bà Hằng chỉ thừa nhận cho 1/2 diện tích đất (64m2) và cả hai đều lấy lý do là cho ở nhờ là không có cơ sở. Nếu cho ở nhờ, tại sao bà Hằng lại cho phá bỏ nhà tranh để xây dựng nên nhà mới và khu bếp, công trình phụ? Trong thời gian từ năm 1987 đến năm 2004 là 18 năm, là khoảng thời gian dài mà vợ chồng chị Liên sử dụng đất, bà Hằng không có ý kiến tranh chấp gì.

Theo khoản 1 Điều 463 Bộ luật Dân sự năm 1995 (nay là khoản 1 Điều 467 Bộ luật Dân sự năm 2005) quy định: “Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản, có chứng nhận, chứng thực”. Nếu chúng ta áp dụng quá máy móc quy định này sẽ không bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của

công dân, nhất là người phụ nữ sẽ phải chịu nhiều thiệt thòi sau khi ly hôn. Như vậy, tính nhân văn của pháp luật XHCN không được đảm bảo, hiệu quả pháp luật không cao.

Hiện nay, chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể những trường hợp cho đất nhưng không làm thủ tục tặng cho. Tuy nhiên, theo chúng tôi để xác định tài sản chung của vợ chồng trong trường hợp này phải xác định được bà Hằng tự nguyện cho đất và trong suốt 18 năm anh chị sử dụng đất không có tranh chấp gì.

Với lý lẽ nêu trên, chúng tôi cho rằng, diện tích 128 m2 đất là tài sản chung của anh An, chị Liên được tặng cho chung trong thời kỳ hôn nhân còn tồn tại.

Vậy, khi nào thì được coi là cha mẹ đã cho vợ chồng người con quyền sử dụng đất? Theo tác giả Nguyễn Hồng Nam thì cha mẹ cho vợ chồng con quyền sử dụng đất khi: [44, tr.16]

+ Cha mẹ viết giấy cho vợ chồng con quyền sử dụng đất, vợ chồng con đã làm đầy đủ các thủ tục kê khai, đăng ký theo quy định của pháp luật.

+ Cha mẹ viết giấy cho vợ chồng con quyền sử dụng đất và chưa làm thủ tục theo quy định của pháp luật, nhưng họ đã làm nhà ở, trồng hoa màu, cây trái…, ổn định trên đất.

+ Vợ chồng người con sử dụng đất của cha mẹ đã kê khai, đăng ký và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Khi vợ chồng người con được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cha mẹ không có phản ứng gì.

+ Cha mẹ thừa nhận trước kia đã cho vợ chồng người con quyền sử dụng đất và vợ chồng người con đã sử dụng ổn định (xây dựng nhà ở, trồng cây trái…) nhưng họ ly hôn nên cha mẹ đòi lại.

5. Việc định giá quyền sử dụng đất khi giải quyết tranh chấp là rất quan trọng. Nhưng hiện nay chưa có một tổ chức nào chuyên định giá tài sản của

vợ chồng khi ly hôn. Trong quá trình xét xử, nếu cần Tòa án sẽ thành lập hội đồng định giá tài sản. Tuy nhiên, việc thành lập hội đồng định giá không phải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình năm 2000 (Trang 90 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)