6. Cơ cấu của luận văn
1.3. Quyền sử dụng đất liên quan đến chế độ tài sản của vợ chồng
pháp luật HN&GĐ của Nhà nước ta từ năm 1945 đến nay.
1.3.1. Quyền sử dụng đất liên quan đến chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật ở miền Nam trước ngày thống nhất đất nước (30/4/1975).
Sau thắng lợi của kháng chiến chống Pháp, cách mạng Việt Nam chuyển sang một giai đoạn mới. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng, miền Nam đặt dưới sự kiểm soát của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai nhằm mục đích thống trị và thiết lập một chế độ thực dân kiểu mới trên toàn miền Nam. Trong điều kiện lịch sử đó, các quan hệ HN&GĐ ở miền Nam chịu sự quy định bởi cả pháp luật tư sản và luật lệ cũ của thực dân phong kiến. Chế độ HN&GĐ ở miền Nam qua từng giai đoạn chuyển biến, được quy định trong các đạo luật khác nhau: Luật Gia đình số 1-59 ngày 2/1/1959, sắc luật số 15/64 ngày 23/7/1964, Bộ Luật Dân sự ngày 20/12/1972. Những văn bản pháp luật này đã dự liệu chế độ cộng đồng động sản và tạo sản (Sắc luật số 15/64 và Bộ luật Dân sự năm 1972) với những thành phần tài sản, phạm vi quản lý, định đoạt tài sản và việc phân chia tài sản chung của vợ chồng có những nội dung khác nhau (Điều 54 Sắc luật số 15/64 và Điều 151 Bộ luật Dân sự năm 1972).
Thông qua việc quy định tại Điều 48 Luật Gia đình, Điều 106 - 107 DLBK và Điều 105 DLTK về khối cộng đồng tài sản vợ chồng, ta có thể nhận thấy rằng đất đai cũng có thể là tài sản chung hoặc tài sản riêng của vợ, chồng, được quy định trong các văn bản pháp luật này. Theo đó, bất động sản nói chung trong đó có đất đai thuộc quyền sở hữu của vợ hoặc của chồng khi
lập hôn thú (tức là tất cả các bất động sản mà vợ hay chồng đã có từ trước hôn nhân - trước khi kết hôn). Các bất động sản mà mỗi bên được thừa kế hay tặng cho, do hai vợ chồng có được, do một bên vợ chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân cũng nằm trong khối cộng đồng tài sản của vợ chồng. Các hoa lợi, lợi tức thu được từ bất động sản là tài sản chung hay tài sản riêng của mỗi bên vợ, chồng đều được quy định là tài sản chung của vợ và chồng (theo chế độ cộng đồng toàn sản).
Đối với những bất động sản mà vợ, chồng có từ trước khi kết hôn thì cả 3 văn bản pháp luật này (DLBK, DLTK và Luật Gia đình) dự liệu đó là tài sản thuộc quyền sở hữu riêng của vợ chồng. Tuy nhiên, trong thời kỳ hôn nhân, những bất động sản này được coi là tài sản chung của vợ chồng một cách “tạm thời”, trường hợp phải chia tài sản của vợ chồng thì của riêng ai lại trả người đó.
1.3.2. Quyền sử dụng đất liên quan đến chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật HN&GĐ của Nhà nước ta từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay.
Ở nước ta từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay, đất đai từ chỗ thuộc sở hữu tư nhân đã được xã hội hoá dần dần từ thấp đến cao cho phù hợp với từng thời kỳ cách mạng. Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã ban hành “Luật cải cách ruộng đất” ngày 4/12/1953 nhằm hạn chế và từng bước xoá bỏ sự bóc lột của thực dân, phong kiến đối với nông dân. Từ sáu hình thức sở hữu đất đai (Sở hữu của thực dân Pháp, sở hữu của quan lại quý tộc phong kiến, sở hữu của địa chủ, sở hữu của tầng lớp phú nông, sở hữu của tầng lớp tư sản, sở hữu của người nông dân), Nhà nước chỉ thừa nhận hai hình thức sở hữu đất đai chủ yếu: Sở hữu Nhà nước và sở hữu ruộng đất của người nông đân. Với khẩu hiệu “người cày có ruộng”, Nhà nước đã tịch thu ruộng đất đồn điền của thực dân, địa chủ cường hào chia cho hàng triệu người nông dân.
Trong lĩnh vực HN&GĐ thời kỳ này (từ năm 1945-1950), nhìn chung vẫn được điều chỉnh bởi ba văn bản pháp luật (DLBK, DLTK, DLGYNK) do thực dân Pháp ban hành trước năm 1945. Tuy nhiên, trong quá trình đấu tranh cách mạng, sự phát triển về mọi mặt của xã hội, sự lan rộng của phong trào giải phóng phụ nữ, đòi hỏi phải có những quy định mới trong việc điều chỉnh các quan hệ HN&GĐ cho phù hợp với thực tế (xoá bỏ, hạn chế ảnh hưởng của chế độ HN&GĐ thực dân, phong kiến lạc hậu). Năm 1950, Nhà nước ta ban hành hai Sắc lệnh đầu tiên về HN&GĐ, Sắc lệnh số 97 - SL ngày 22/5/1950 của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà về sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật và Sắc lệnh số 159 - SL ngày 17/11/1950 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà quy định về vấn đề ly hôn.
Tuy nhiên, trong cả hai văn bản pháp luật này không có điều nào quy định về thành phần tài sản của vợ chồng nói chung cũng như đất đai là tài sản thuộc quyền sở hữu của vợ chồng nói riêng.
Mặc dù vậy, Sắc lệnh số 97/SL và Sắc lệnh số 159/SL đã góp phần quan trọng nhằm hạn chế và xoá bỏ những quy định lạc hậu của chế độ HN&GĐ thực dân, phong kiến, đặt nền tảng xây dựng một nền pháp chế mới dân chủ và tiến bộ trong lĩnh vực HN&GĐ của nhà nước XHCN trên đất nước ta.
Sau Hiệp định Giơnevơ (1954), miền Bắc hoà bình và bước vào thời kỳ quá độ tiến lên xây dựng CNXH. Các quan hệ HN&GĐ chịu sự tác động bởi nhiều yếu tố: Sự chuyển biến lớn lao, toàn diện của đất nước trong quá trình xây dựng xã hội mới XHCN, những tàn tích của chế độ HN&GĐ phong kiến vẫn còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến xã hội và đời sống gia đình. Hai Sắc lệnh số 97/SL và Sắc lệnh số 159/SL đã hoàn thành vai trò lịch sử của mình, nhưng không còn đáp ứng được tình hình phát triển của cách mạng nữa. Trước các yêu cầu khách quan trên, Luật HN&GĐ năm 1959 đã được Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà khoá I - kỳ họp thứ 11 thông qua ngày
29/12/1959 và có hiệu lực kể từ ngày 13/1/1960. Xuất phát từ các quy định tại Điều 63 và Điều 64 Hiến pháp năm 1959, Luật HN&GĐ năm 1959 về chế độ tài sản của vợ chồng không dự liệu chế độ tài sản ước định, mà chỉ dự liệu chế độ tải sản pháp định là chế độ cộng đồng toàn sản, dựa trên nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ tài sản giữa vợ chồng được quy định tại Điều 15:
“vợ chồng đều có quyền sở hữu, hưởng thụ và sử dụng ngang nhau đối với tài sản có trước và có sau khi cưới”. Như vậy, tài sản của vợ chồng chỉ bao gồm tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất, không tồn tại tài sản thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng. Với việc Nhà nước ta thừa nhận hình thức sở hữu đối với đất đai của người nông dân thời kỳ này, kết hợp với những quy định về chế độ tài sản của vợ chồng trong Luật HN&GĐ năm 1959, ta có thể nhận thấy rằng, đất đai là một loại tài sản của vợ chồng. Theo đó, vợ chồng đều có quyền sở hữu, hưởng thụ và sử dụng ngang nhau đối với tài sản là đất đai có trước và có sau khi cưới. Đất đai là tài sản mà vợ chồng có được trước khi cưới thì trong thời kỳ hôn nhân vẫn được coi là tài sản chung của vợ chồng. Khi ly hôn, việc chia tài sản chung là đất đai của vợ chồng cũng dựa trên nguyên tắc chung như đối với các tài sản khác, nghĩa là sẽ được chia căn cứ vào công sức đóng góp của mỗi bên, vào tình hình tài sản và tình trạng cụ thể của gia đình. Lao động trong gia đình được kể như lao động sản xuất. Ngoài ra, luật cũng quy định: “Khi ly hôn, cấm đòi trả của” (Điều 28), nhằm xoá bỏ một trong những tập tục lạc hậu của chế độ HN&GĐ phong kiến trước đây.
Quá trình thực hiện và áp dụng Luật HN&GĐ năm 1959 (áp dụng trên phạm vi cả nước sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng) đã đạt được những thành tựu to lớn, góp phần xoá bỏ triệt để những tàn tích lạc hậu của chế độ HN&GĐ phong kiến, thực hiện chế độ HN&GĐ XHCN ở nước ta. Tuy nhiên, sự phát triển của nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế đã làm thay đổi căn bản nền kinh tế xã hội, ảnh hưởng sâu sắc vào đời sống trong lĩnh vực HN&GĐ. Trong bối cảnh đó, Luật HN&GĐ năm 1959 đã bộc
lộ những hạn chế do một số quy định của Luật HN&GĐ năm 1959 chưa cụ thể hoặc không còn phù hợp với tình mới. Việc ban hành Luật HN&GĐ mới là nhu cầu khách quan nhằm thúc đẩy sự nghiệp xây dựng XHCN trong phạm vi cả nước.
Ngày 29/12/1986, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá VII - kỳ họp thứ 12 đã thông qua Luật HN&GĐ năm 1986 và có hiệu lực kể từ ngày 3/1/1987. Về chế độ tài sản của vợ chồng, luật này không ghi nhận quyền tự do lập hôn ước mà tiếp tục thừa nhận chế độ tài sản pháp định làm căn cứ duy nhất xác định tài sản của vợ chồng, cũng như các quyền và nghĩa vụ có liên quan. Những quy định về quyền sử dụng đất liên quan đến chế độ tài sản của vợ chồng thời kỳ này đã có những thay đổi đáng kể. Sau khi giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, cả nước bước vào công cuộc xây dựng CNXH, Hiến pháp năm 1980 của nước ta tại Điều 19 đã khẳng định: “Đất đai, rừng núi, sông hồ, hầm mỏ, tài nguyên thiên nhiên trong lòng đất, ở vùng biển và thềm lục địa, các xí nghiệp công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thương nghiệp quốc doanh, ngân hàng và tổ chức bảo hiểm, công trình phục vụ lợi ích công cộng, hệ thống đường sắt, đường bộ, đường sông, đường biển, đường không; đê điều và công trình thuỷ lợi quan trọng; cơ sở phục vụ quốc phòng; hệ thống thông tin liên lạc, phát thanh, truyền hình, điện ảnh; cơ sở nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, cơ sở văn hoá và xã hội cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước-đều thuộc sở hữu toàn dân ”. Như vậy, chính thức từ Hiến pháp năm 1980, Nhà nước ta là đại diện chủ sở hữu đất đai (có đầy đủ các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đất đai). Cá nhân, tổ chức chỉ có quyền sử dụng đối với đất đai được Nhà nước giao hoặc cho thuê.
Trong quan hệ HN&GĐ, Luật HN&GĐ năm 1986 tại Điều 14 có quy định về tài sản chung của vợ chồng bao gồm:
- Các tài sản do vợ hoặc chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân (tiền lương, tiền thưởng, tiền trợ cấp, tiền hưu trí, các thu nhập hợp pháp mang lại từ kinh tế gia đình; các tài sản mà vợ chồng mua sắm được bằng các khoản thu nhập nói trên);
- Các tài sản do vợ chồng được tặng cho chung, được thừa kế chung.
Bên cạnh khối tài sản chung của vợ chồng, Luật HN&GĐ năm 1986 đã ghi nhận vợ, chồng có quyền có tài sản riêng (Điều 16) bao gồm:
- Các tài sản mà vợ, chồng có được từ trước khi kết hôn;
- Các tài sản mà vợ hoặc chồng được tặng cho riêng hay được thừa kế riêng trong thời kỳ hôn nhân.
Mặc dù Luật HN&GĐ năm 1986 không có quy định cụ thể về quyền sử dụng đất là tài sản của vợ chồng, nhưng dựa theo những quy định của pháp luật đất đai thời kỳ này và BLDS năm 1995 trên tinh thần ghi nhận quyền sử dụng đất của cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, chủ thể khác như một quyền tài sản, ta có thể suy luận ra rằng, quyền sử dụng đất trong giai đoạn này có thể là tài sản chung hoặc tài sản riêng của vợ, chồng. Quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng nếu được vợ chồng “tạo ra” trong thời kỳ hôn nhân, hoặc do vợ chồng được thừa kế chung, được tặng cho chung. Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được từ trước khi kết hôn hoặc được tặng, cho riêng, được thừa kế riêng trong thời kỳ hôn nhân là tài sản riêng của vợ, chồng. Vợ, chồng có quyền nhập hoặc không nhập quyền tài sản này vào khối tài sản chung của vợ chồng.
Nói chung, các quy định của Luật HN&GĐ năm 1986 chưa đề cập đến nguyên tắc suy đoán nhằm xác định tài sản chung của vợ chồng hay tài sản riêng của vợ, chồng; chưa dự liệu cụ thể quy chế pháp lý đối với loại tài sản đặc thù là quyền sử dụng đất của vợ chồng; không quy định về hậu quả pháp lý sau khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
Khắc phục những hạn chế này, Luật HN&GĐ năm 2000 đã có những quy định khá cụ thể về những vấn đề nêu trên. Đặc biệt, đối với quyền sử dụng đất, tại khoản 1 Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định: “Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng, chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thoả thuận.” Với quy định này, Nhà nước ta chính thức thừa nhận trên phương diện pháp lý quyền sử dụng đất là một loại tài sản của vợ chồng. Cũng như các loại tài sản khác, quyền sử dụng đất là tài sản của vợ chồng có thể được chuyển giao trong giao lưu dân sự dưới những hình thức mà pháp luật cho phép. Nhà nước giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài (Điều 17, 18 Hiến pháp năm 1992). Cá nhân có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, để lại thừa kế quyền sử dụng đất. Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn thuộc khối tài sản chung của vợ chồng. Theo quy định tại Nghị định số 70/2001/NĐ-CP thì:
- Quyền sử dụng đất mà cả vợ và chồng hoặc mỗi bên vợ hay chồng được Nhà nước giao, kể cả giao khoán là tài sản chung của vợ chồng (các quyền sử dụng đất đối với đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối; Đất nông nghiệp để trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở được Nhà nước giao, đất chuyên dùng…).
- Sau khi kết hôn, quyền sử dụng đất mà cả vợ và chồng hay chỉ một bên vợ hoặc chồng được Nhà nước cho thuê là tài sản chung của vợ chồng, cũng là tài sản chung của vợ chồng đối với đất mà vợ chồng nhận thế chấp quyền sử dụng đất của người khác.
- Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thoả thuận.
1.3.3. Quy định của pháp luật hiện hành về trình tự, thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất
Luật Đất đai năm 2003, Luật HN&GĐ năm 2000 và các văn bản hướng dẫn có liên quan cũng đã có những quy định khá cụ thể về trình tự, thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, hướng dẫn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như sau:
* Thành phần hồ sơ:
1. Đơn có xác nhận UBND phường nơi có thửa đất (xác nhận của UBND phường về tình trạng tranh chấp đất đai đối với thửa đất; trường hợp người đang sử dụng đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai thì ý kiến của UBND phường về nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp đất đai đối với thửa đất, sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt; danh sách công bố công khai các trường hợp đủ điều kiện và không đủ điều kiện cấp giấy