2.2. Kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm trong pháp luật hiện
2.2.3. Bổ sung, thay đổi, rút kháng cáo, kháng nghị và hệ quả của việc
việc kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm hình sự
2.2.3.1. Bổ sung, thay đổi kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm hình sự
Thủ tục phúc thẩm đƣợc phát sinh trên cơ sở quyền đƣợc yêu cầu của các chủ thể theo quy định của pháp luật bằng hình thức kháng cáo hoặc kháng nghị. Chính vì vậy pháp luật cũng quy định cho phép họ đƣợc quyền bổ sung, thay đổi những nội dung đã yêu cầu trong kháng cáo, kháng nghị cũng nhƣ rút lại kháng cáo hoặc kháng nghị.
Theo khoản 1 điều 238 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 trƣớc khi bắt đầu hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, ngƣời kháng cáo hoặc Viện kiểm sát có quyền bổ sung, thay đổi kháng cáo, kháng nghị nhƣng không đƣợc làm xấu hơn tình trạng của bị cáo. Làm xấu hơn tình trạng của bị cáo là làm cho bị cáo có thể bị tòa án cấp phúc thẩm phạt nặng hơn, áp dụng điều khoản bộ luật hình sự nặng hơn hoặc tăng mức bồi thƣờng hơn so với quyết định của tòa án cấp sơ thẩm. Nếu đã kháng cáo hoặc kháng nghị theo hƣớng tăng nặng hình phạt thì không đƣợc bổ sung thêm hình phạt khác hoặc thay bằng loại hình
Đồng thơi nghị quyết 05/2005/NQ-HĐTP cũng có hƣớng dẫn trƣờng hợp vẫn còn thời hạn kháng cáo, kháng nghị thì ngƣời kháng cáo, Viện kiểm sát đã kháng nghị có quyền bổ sung, thay đổi nội dung kháng cáo, kháng nghị đối với phần hoặc toàn bộ bản án mà mình có quyền kháng cáo, kháng nghị theo hƣớng có lợi hoặc không có lợi cho bị cáo. Trong trƣờng hợp đã hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị thì trƣớc khi bắt đầu hoặc phiên tòa phúc thẩm, ngƣời kháng cáo, Viện kiểm sát đã kháng nghị có quyền bổ sung, thay đổi kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm hình sự nhƣng không đƣợc làm xấu hơn tình trạng của bị cáo.
2.2.3.2. Rút kháng cáo, kháng nghị trong phúc thẩm hình sự
Theo quy định tại khoản 2 Điều 238 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 trƣớc khi bắt đầu hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, ngƣời kháng cáo hoặc Viện kiểm sát đã kháng nghị có quyền rút một phần hoặc toàn bộ kháng cáo, kháng nghị. Trong trƣờng hợp rút một phần nội dung kháng cáo, kháng nghị trƣớc khi mở phiên tòa thì việc rút này phải đƣợc lập thành văn bản, nếu rút một phần kháng cáo, kháng nghị tại phiên tòa thì việc rút kháng cáo, kháng nghị phải đƣợc ghi vào biên bản phiên tòa. Trƣờng hợp ngƣời kháng cáo rút một phần kháng cáo, Viện kiểm sát rút một phần kháng nghị tại phiên tòa mà xét thấy không liên quan đến kháng cáo, kháng nghị khác thì Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận định về việc rút một phần kháng cáo, kháng nghị và quyết định đình chỉ xét xử phần kháng cáo, kháng nghị đó trong bản án phúc thẩm. Theo quy định trên ngƣời kháng cáo, Viện kiểm sát thực hiện quyền rút kháng cáo, kháng nghị của mình mà không cần bất cứ điều kiện nào.
Nếu ngƣời kháng cáo hoặc Viện kiểm sát đã rút toàn bộ nội dung kháng cáo, kháng nghị nhƣng sau đó tiếp tục kháng cáo, kháng nghị lại trong thời hạn quy định, tòa án cấp phúc thẩm vẫn chấp nhận xét xử phúc
khi mở phiên tòa thì thẩm phán đƣợc phân công chủ tọa sẽ ra quyết định đình chỉ việc xét xử phúc thẩm. Trong trƣờng hợp rút toàn bộ kháng cáo, kháng nghị tại phiên tòa thì việc xét xử phúc thẩm phải đƣợc đình chỉ. Bản án sơ thẩm cơ hiệu lực pháp luật kể từ ngày tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ việc xét xử phúc thẩm.
Tất cả quy định đều đƣợc hƣớng dẫn cụ thể trong Nghị quyết 05/2005/NQ-HĐTP.
2.2.3.3. Hệ quả của việc kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm
Trong thời hạn kháng cáo, kháng nghị toàn bộ bản án của tòa án cấp sơ thẩm chƣa có hiệu lực pháp luật, khi hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị những phần bản án hoặc quyết định sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị sẽ có hiệu lực thi hành. Nếu toàn bộ bản án hoặc quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì chƣa đƣợc đƣa ra thi hành bản án hoặc quyết định đó.
Theo quy định tại điều 237 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 thì những phần bản án sơ thẩm liên quan đến hình phạt dành cho bị cáo nếu bị kháng cáo hoặc kháng nghị sẽ chƣa đƣa ra thi hành trừ trƣờng hợp quy định tại khoản 2 Điều 255 Bộ luật tố tụng hình sự, đó là khi bị cáo bị tạm giam mà tòa án cấp sơ thẩm ra quyết định đình chỉ vụ án, không kết tội, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt cho bị cáo, hình phạt không phải là tù giam hoặc phạt tù nhƣng cho hƣởng án treo hoặc khi thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời hạn đã tạm giam. Khi có kháng cáo, kháng nghị, tòa án cấp sơ thẩm phải gửi hồ sơ vụ án cùng với đơn kháng cáo, kháng nghị cho tòa án cấp phúc thẩm trong thời hạn bảy ngày kể từ ngày hết hạn kháng cáo, kháng nghị để tòa án cấp phúc thẩm chuẩn bị cho việc xét xử.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm không phải quy định mới trong Bộ luật tố tụng hình sự. Bộ luật tố tụng hình sự 1988 đã có những quy định khá cụ thể về vấn đề này. Tuy nhiên, quá trình áp dụng trong thực tế vẫn có một số vƣớng mắc, vì vậy Bộ luật tố tụng hình sự 2003 đã ra đời, quy định một Chƣơng XXIII riêng về Xét xử phúc thẩm, trong đó có đề cập đến quyền kháng cáo, kháng nghị.
Chƣơng 2 đã phân tích, đi sâu vào chủ thể và thủ tục kháng cáo và kháng nghị phúc thẩm ở Luật tố tụng hình sự hiện hành, đánh giá những điểm thay đổi đã làm đƣợc so với Bộ luật Tố tụng hình sự 1988, đồng thời cũng chỉ ra những vấn đề cần bổ sung, sửa đổi nhằm hoàn thiện hơn những quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự 2003.
Trên cơ sở những nghiên cứu pháp luật thực định ở Chƣơng 2, tác giả tiếp tục đi sâu nghiên cứu thực trạng, thực tiễn thi hành để đƣa ra những điểm chƣa hợp lý, từ đó tìm ra nguyên nhân và đề ra một số giải pháp hoàn thiện, thực thi pháp luật tố tụng hình sự về kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm ở Chƣơng 3.
Chƣơng 3
THỰC TIỄN THI HÀNH VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN, THỰC THI PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ KHÁNG CÁO,
KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM