Kháng nghị phúc thẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm trong luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 37 - 52)

2.2. Kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm trong pháp luật hiện

2.2.2. Kháng nghị phúc thẩm

2.2.2.1. Chủ thể kháng nghị phúc thẩm

Chỉ có viện trƣởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp với toà án đã ra bản án sơ thẩm mới có quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Đây cũng là đặc điểm để phân biệt với kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, Viện trƣởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị tất cả các bản án đã có hiệu lực pháp luật của toà án các cấp mà không bị giới hạn bởi cấp trên trực tiếp và viện trƣởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp thì không đƣợc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm bản án hoặc

Hiện nay, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có ba Viện kiểm sát xét xử phúc thẩm đặt tại ba miền (Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh). Ba Viện kiểm sát xét xử phúc thẩm này tƣơng ứng với ba Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hà Nội, thành phố Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh, nhƣng không phải là Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp của Viện kiểm sát cấp tỉnh. Vì vậy, việc kháng nghị phúc thẩm của Viện trƣởng Viện kiểm sát xét xử phúc thẩm chỉ có giá trị pháp lý khi đƣợc Viện trƣởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao uỷ quyền.

Việc pháp luật tố tụng hình sự quy định cùng một lúc Viện kiểm sát cùng cấp và Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị bản án, quyết định sơ thẩm là xuất phát từ nguyên tắc tập trung thống nhất trong tổ chức và hoạt động của ngành kiểm sát. Chỉ khi có một trong hai Viện kiểm sát nêu trên có kháng nghị thì tòa án cấp phúc thẩm xem xét nội dung kháng nghị đó, nếu cả hai Viện kiểm sát đều có kháng nghị có nội dung giống nhau thì tòa án cấp phúc thẩm xem xét nội dung cả hai kháng nghị, còn nếu hai kháng nghị của hai Viện kiểm sát có nội dung trái ngƣợc nhau thì tòa án cấp phúc thẩm chỉ xem xét kháng nghị của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp bởi kháng nghị của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có giá trị pháp lý nhƣ một văn bản phủ định văn bản kháng nghị của Viện kiểm sát cấp dƣới [11, tr.438].

2.2.2.2. Phạm vi kháng nghị

Viện trƣởng Viện kiểm sát có thể kháng nghị một phần hoặc toàn bộ bản án sơ thẩm; có thể kháng nghị theo hƣớng có lợi hoặc theo hƣớng không có lợi cho bị cáo và những ngƣời tham gia tố tụng khác. Nhƣng việc kháng nghị thủ tục phúc thẩm của viện trƣởng Viện kiểm sát nhân dân lại bị ràng buộc bởi các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về thẩm quyền truy tố, thẩm quyền xét xử của tòa án cấp sơ thẩm và tòa án cấp phúc thẩm.

không thuộc phạm vi kháng nghị phúc thẩm, vì tội phạm hoặc ngƣời phạm tội chƣa bị khởi tố, truy tố. Những gì mà bản án sơ thẩm chƣa đề cập, chƣa quyết định thì không thuộc đối tƣợng kháng nghị phúc thẩm; tòa án cấp phúc thẩm cũng không thể căn cứ vào việc bỏ lọt tội phạm do chƣa khởi tố, điều tra, truy tố để hủy bản án sơ thẩm điều tra lại hay xét xử lại đƣợc.

Trƣờng hợp Viện kiểm sát chỉ truy tố một tội, tòa án cũng xử nhƣ cáo trạng nhƣng sau khi xét xử sơ thẩm, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp cho rằng bị cáo phạm hai tội chứ không phải một tội thì cũng không thuộc phạm vi kháng nghị theo trình tự phúc thẩm để tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để giao cho cấp sơ thẩm điều tra, xét xử lại. Ví dụ: Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội truy tố A về tội “Cố ý gây thƣơng tích”. Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử sơ thẩm phạt A 24 tháng tự. Sau khi xét xử sơ thẩm, Viện kiểm sát nhân dân tối cao cho rằng, cấp sơ thẩm đã bỏ lọt tội “Cố ý làm hƣ hỏng tài sản” nên kháng nghị bản án sơ thẩm và đề nghị tòa án nhân dân tối cao xét xử vụ án theo thủ tục phúc thẩm, theo hƣớng hủy bản án sơ thẩm nêu trên, để giao cho cấp sơ thẩm điều tra, xét xử lại theo thủ tục chung. Việc kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân tối cao rõ ràng là không đúng, vì đối với tội “Cố ý làm hƣ hỏng tài sản” chƣa đƣợc khởi tố, truy tố và cũng chƣa đƣợc tòa án cấp sơ thẩm kết án nên không thuộc phạm vi kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát.

Trƣờng hợp cấp sơ thẩm khởi tố, truy tố và xét xử về tội phạm nhẹ nhƣng Viện kiểm sát cho rằng lẽ ra phải xét xử bị cáo về tội phạm năng hơn nên đã kháng nghị phúc thẩm đề nghị tòa án cấp phúc thẩm sửa hoặc hủy bản án sơ thẩm. Ví dụ: tòa án cấp sơ thẩm xử bị cáo theo khoản 2 Điều 93 Bộ luật Hình sự 1999, nhƣng sau khi xét xử sơ thẩm, Viện kiểm sát cho rằng bị cáo phạm tội theo khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự nên đã kháng nghị phúc thẩm đề nghị tòa án cấp phúc thẩm áp dụng khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự. Việc

kháng nghị trong trƣờng hợp này có thể xảy ra hai trƣờng hợp: nếu bị cáo đã bị truy tố theo khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự, nhƣng tòa án cấp sơ thẩm lại áp dụng khoản 2 Điều 93 Bộ luật hình sự thì việc kháng nghị của Viện kiểm sát là đúng thẩm quyền; nếu cấp sơ thẩm chỉ khởi tố, truy tố và xét xử bị cáo theo khoản 2 Điều 93 Bộ luật hình sự thì Viện kiểm sát không có quyền kháng nghị phúc thẩm, vì khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự có mức hình phạt cao nhất của khung hình phạt là tử hình, nên cấp phúc thẩm không có thẩm quyền xem xét, mặt khác còn liên quan đến vấn đề bắt buộc phải có luật sƣ cho bị cáo trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử.

2.2.2.3. Căn cứ kháng nghị phúc thẩm

Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm là một văn bản do Viện kiểm sát ban hành yêu cầu toà án cấp phúc thẩm xét xử lại vụ án mà toà án cấp sơ thẩm cùng cấp hoặc cấp dƣới trực tiếp đã xét xử, nhƣng xét thấy không đúng pháp luật. Quyết định kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm là một căn cứ làm phát sinh một trình tự xét xử - trình tự xét xử phúc thẩm hay còn gọi là thủ tục phúc thẩm. Đây là một trong những căn cứ làm phát sinh trình tự phúc thẩm bên cạnh kháng cáo của bị cáo và những ngƣời tham gia tố tụng.

Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đƣợc phân biệt với kháng nghị để xét xử giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Nếu kháng nghị là căn cứ để xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm gọi là kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, nếu là căn cứ để xét xử tái thẩm gọi là kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.

Bên cạnh đó, không phải các sai lầm nghiêm trọng nào của toà án cấp sơ thẩm cũng là đối tƣợng kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm mà chỉ những sai lầm thuộc thẩm quyền quyết định của toà án cấp phúc thẩm thì mới kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Nếu toà án cấp phúc thẩm không có thẩm quyền quyết định thì dù bản án sơ thẩm có sai lầm nghiêm trọng cũng không phải là căn cứ kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm mà chỉ có thể kháng nghị theo thủ

tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Ví dụ: toà án cấp sơ thẩm miễn trách nhiệm hình sự cho bị cáo, Viện kiểm sát thấy việc miễn trách nhiệm hình sự là sai lầm nghiêm trọng, nhƣng nếu Viện kiểm sát có kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm thì toà án cấp phúc thẩm cũng không thể quyết định buộc bị cáo phải chịu trách nhiệm hình sự và áp dụng hình phạt đối với bị cáo đƣợc, mà việc kháng nghị và quyết định này thuộc thẩm quyền giám đốc thẩm.

Nhƣ vậy, ngoài sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng Bộ luật Hình sự và có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong khi xét xử sơ thẩm, khi quyết định kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, cần chú ý xem việc kháng nghị đó có khả thi hay không, nếu nội dung kháng nghị không thuộc thẩm quyền của tòa án cấp phúc thẩm thì không đƣợc kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm mà chỉ có thể kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm sau khi bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật. Đây là vấn đề rất quan trọng và nếu không chú ý sẽ dẫn đến việc kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm vụ nghĩa. Có thể nói căn cứ kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm là: “bản án hoặc quyết định của toà án cấp sơ thẩm có sai lầm nghiêm trọng và sai lầm đó thuộc thẩm quyền quyết định của toà án cấp phúc thẩm”.

Nếu ngƣời tham gia tố tụng thực hiện quyền kháng cáo của mình theo đánh giá chủ quan của họ, tức là dù bản án sơ thẩm đã đúng pháp luật nhƣng ngƣời tham gia tố tụng (bị cáo, ngƣời bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và đại diện của những ngƣời này) không đồng ý với bản án sơ thẩm thì họ đều có thể kháng cáo yêu cầu Toà án cấp phúc thẩm xét xử lại. Nhƣng kháng nghị của Viện kiểm sát đối với bản án sơ thẩm để yêu cầu Toà án cấp phúc thẩm xét xử lại vụ án thì không thể tuỳ thuộc vào ý muốn chủ quan của mình (không đồng tình với quyết định của Toà án cấp sơ thẩm) mà thể hiện sự không đồng tình đó phải có căn cứ pháp luật. Viện kiểm sát chỉ kháng nghị nếu phát hiện bản án, quyết định có sai lầm

trong việc đánh giá chứng cứ hoặc áp dụng pháp luật, nhằm bảo vệ các lợi ích hợp pháp của Nhà nƣớc các quyền và lợi ích chính đáng của bị cáo cũng nhƣ các đƣơng sự trong vụ án hình sự.

Khác với kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, nhà làm luật quy định các căn cứ kháng nghị, còn kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm nhà làm luật không quy định căn cứ, nhƣng không vì thế mà cho rằng việc kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm thế nào cũng đƣợc. Căn cứ vào Điều 33 Quy chế tạm thời về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự (ban hành kèm theo quyết định số 121/2004/QĐ-Viện kiểm sát TC ngày 16-9-2004 của Viện trƣởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao) thì có 4 căn cứ để kháng nghị phúc thẩm, đó là:

+ Việc điều tra, xét hỏi tại phiên tòa phiến diện hoặc không đầy đủ; + Kết luận của bản án hoặc quyết định hình sự sơ thẩm không phù hợp với các tình tiết khách quan của vụ án;

+ Có vi phạm trong việc áp dụng Bộ luật Hình sự;

+ Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm không đúng luật định hoặc có vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng.

Vấn đề đặt ra là, có nhất thiết phải là sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật hay vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong khi xét xử sơ thẩm vụ án hình sự hay không ? Đây là vấn đề khá phức tạp và còn những ý kiến khác nhau. Tại Điều 33 Quy chế tạm thời về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự (ban hành kèm theo quyết định số 121/2004/QĐ-Viện kiểm sát TC ngày 16-9-2004 của Viện trƣởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao) khi nêu các căn cứ kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đã bỏ cụm từ “nghiêm trọng”. Vì vậy, có nhiều ý kiến cho rằng những sai lầm trong việc áp dụng pháp luật và những vi phạm thủ tục tố tụng trong khi xét xử sơ thẩm vụ án hình sự chƣa tới mức nghiêm trọng cũng là căn cứ

kháng nghị phúc thẩm. Nếu ý kiến này là có căn cứ thì việc kháng nghị phúc thẩm sẽ gần “giống” với kháng cáo của ngƣời tham gia tố tụng và nhƣ vậy, tất yếu sẽ dẫn đến kháng nghị của Viện kiểm sát bị Toà án cấp phúc thẩm không chấp nhận. Có lẽ cũng vì quan niệm không cần phải sai lầm hoặc vi phạm “nghiêm trọng” nên số vụ án kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm bị rút và bị bác còn chiếm tỷ lệ khá cao (55%). Ví dụ: Toà án cấp sơ thẩm xác định sai một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với bị cáo theo quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự nhƣng mức hình phạt đối với bị cáo đã tƣơng xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội do bị cáo thực hiện, nếu có kháng nghị thì Toà án cấp phúc thẩm cũng không thể tăng hình phạt đối với bị cáo đƣợc. Do đó, chỉ nên coi là căn cứ để kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm khi sai lầm trong việc áp dụng pháp luật và vi phạm tố tụng phải là sai lầm và vi phạm “nghiêm trọng” [21].

Có thể xác định căn cứ kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm là: “bản án hoặc quyết định của Toà án cấp sơ thẩm có sai lầm nghiêm trọng và sai lầm đó thuộc phạm vi thẩm quyền quyết định của Toà án cấp phúc thẩm”. Sai lầm nghiêm trọng có thể là sai lầm trong việc áp dụng pháp luật hoặc sai lầm về thủ tục tố tụng.

* Sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.

Đây cũng là căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, chỉ khác ở chỗ bản án của Toà án có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật là bản án sơ thẩm chƣa có hiệu lực pháp luật, còn kháng nghị giám đốc thẩm là bản án sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật và bản án phúc thẩm hoặc quyết định giám đốc thẩm.

Sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật, trƣớc hết là những sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng Bộ luật hình sự, kế đó là những sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật nói chung, mà pháp luật ở đây

là pháp luật có liên quan đến việc áp dụng Bộ luật hình sự ( hỗ trợ cho việc áp dụng Bộ luật hình sự)

Việc áp dụng Bộ luật hình sự của Toà án cấp sơ thẩm phải đảm bảo phƣơng châm kết án đúng ngƣời, đúng tội, không làm oan ngƣời ngay, không bỏ lọt ngƣời phạm tội. Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết vụ án Toà án cấp sơ thẩm có những sai lầm nghiêm trọng dẫn đến bản án hoặc quyết định đối với bị cáo không nghiêm minh, không có tác dụng giáo dục và phòng ngừa, thậm chí có trƣờng hợp làm oan ngƣời vụ tội hoặc bỏ lọt ngƣời phạm tội hoặc quyết định đối với ngƣời tham gia tố tụng không đúng pháp luật, xâm phạm nghiêm trọng quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Thực tiễn xét xử cho thấy, những sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng Bộ luật hình sự của Toà án cấp sơ thẩm là những sai lầm sau:

- Kết án ngƣời không có hành vi phạm tội (làm oan ngƣời vô tội).

Trƣờng hợp Toà án cấp sơ thẩm kết án oan ngƣời vụ tội mà Viện kiểm sát cùng cấp kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm ít xảy ra, vì Viện kiểm sát đã truy tố ngƣời không phạm tội và Toà án cấp sơ thẩm cũng đồng ý với bản cáo trạng của Viện kiểm sát cũng nhƣ lời luận tội của Kiểm sát viên tham gia phiên toà nên mới kết án oan ngƣời vụ tội. Tuy nhiên, về lý thuyết vẫn có thể xảy ra trƣờng hợp Toà án cấp sơ thẩm kết án bị cáo phạm tội nhƣng Viện kiểm sát vẫn kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm với lý do Toà án cấp sơ thẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm trong luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 37 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)