1.1.3.4 .Các tổ chức liên quan đến chứng khoán
1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA NHÀ
1.2.4.3. Pháp luật Hàn Quốc
Giới hạn sở hữu
Điều 187 Nghị định hướng dẫn Luật thị trường tài chính và các dịch vụ đầu tư tài chính quy định hạn chế đối với việc mua chứng khoán hoặc chứng khoán phái sinh hoán đổi danh mục của Nhà đầu tư nước ngoài.
Ngoại trừ các quy định và thông báo công khai của Ủy ban dịch vụ tài chính, một nhà đầu tư nước ngoài hoặc một công ty nước ngoài theo Điều 168 Luật thị trường tài chính và các dịch vụ đầu tư tài chính không được mua các chứng khoán phát hành bởi một công ty có mục đích công cộng trong tài khoản của mình vượt quá mức hạn chế dưới đây. Trong trường hợp đó, những vấn đề cần thiết liên quan tới việc chuyển nhượng với số lượng vượt quá tỷ lệ sở hữu cho phép, hướng dẫn để tính những giới hạn được mua và việc quản lý tỷ lệ sở hữu và các vấn đề khác sẽ được Ủy ban dịch vụ tài chính quy định và thông báo công khai.[32]
Hạn chế về việc mua bán chứng khoán của người nước ngoài hoặc công ty nước ngoài trên mỗi loại cổ phiếu được quy định trong Điều lệ của công ty có mục đích công cộng. Hạn chế tối đa với việc mua bán chứng khoán của người nước ngoài, công ty hoặc tập đoàn nước ngoài là 40% trên tổng số chứng khoán được lưu hành. Đối với các vấn đề được cho là cần thiết để ổn định thị trường chứng khoán, thị trường phái sinh hoặc để bảo vệ nhà đầu tư, Ủy ban dịch vụ tài chính sẽ thông báo công khai về hạn chế mua bán chứng khoán hoặc chứng khoán phái sinh hoán đổi danh mục theo từng loại hình kinh doanh, loại chứng khoán/chứng khoán phái sinh ngoài hạn chế quy định tại Khoản 1.
khoán vốn do các tổ chức này phát hành nhằm mục đích phát hành chứng chỉ lưu ký chứng khoán ra nước ngoài. Tuy nhiên, quy định trên không áp dụng đối với các trường hợp mà chứng khoán mới được phát hành hoặc các trường hợp mà Ủy ban dịch vụ tài chính đã thông báo công khai. Quy định về sở hữu nước ngoài trong các Luật chuyên ngành khác ngoài Luật Chứng khoán như:
Luật kinh doanh viễn thông quy định tổng số lượng cổ phiếu được nắm giữ bởi công ty nước ngoài hoặc nhà đầu tư nước ngoài (giới hạn đối với cổ phiếu có quyền biểu quyết trong đó bao gồm cả các cổ phiếu có quyền biểu quyết tương đương như chứng chỉ lưu ký và các công cụ đầu tư khác) không được vượt quá 49% tổng số lượng cổ phiếu đã phát hành. Một pháp nhân có cổ đông lớn nhất là một chính phủ nước ngoài hoặc người nước ngoài sẽ được coi là người nước ngoài nếu sở hữu từ 15% trở lên tổng số lượng cổ phiếu đã phát hành (Điều 6). Luật Hàng không quy định các cá nhân sau không được sở hữu hoặc đi thuê máy bay: (i) Cá nhân không phải là công dân Hàn Quốc; (ii) Chính phủ nước ngoài hoặc một tổ chức công của nước ngoài; (iii) Tổ chức hoặc công ty nước ngoài; (iv) Các công ty có nhà đầu tư nước ngoài sở hữu trên 50% số cổ phiếu; (v) Công ty mà đại diện là người nước ngoài hoặc trên 50% nhân viên là người nước ngoài (Điều 6). Luật Truyền hình quy định một tổ chức thực hiện kinh doanh truyền hình vệ tinh sẽ không được nhận đầu tư hoặc góp vốn từ những cá nhân nước ngoài vượt quá 33% tổng số cổ phiếu đang lưu hành của Công ty. Một tổ chức thực hiện kinh doanh truyền hình cáp, kinh doanh chương trình cung cấp, hoặc kinh doanh mạng truyền tín hiệu sẽ không được nhận đầu tư hoặc góp vốn từ các cá nhân nước ngoàivượt quá 49% tổng số cổ phiếu của công ty (Điều 14). Luật Báo chí quy định bất kỳ người nước ngoài, công ty hoặc tổ chức nước ngoài nào không nắm giữ vượt quá 30% đối với nhật báo; 50% đối với tạp chí xuất bản định kỳ.
Phát hành cổ phiếu không có quyền biểu quyết
Theo quy định của pháp luật Hàn Quốc, một số ngành nghề cụ thể có mức sở hữu nước ngoài được quy định cụ thể, song mức này cũng thường là 49%. Việc phát hành cổ phiếu không có quyền biểu quyết chưa được đặt ra. Tuy nhiên, tại Luật thị
trường tài chính và các dịch vụ đầu tư tài chính có quy định chế tài đối với việc vượt room nước ngoài.
Cụ thể, Điều 168 Luật thị trường tài chính và các dịch vụ đầu tư tài chính quy định Hạn chế về giao dịch chứng khoán và chứng khoán phái sinh hoán đổi danh mục của Nhà đầu tư nước ngoài như sau: (i) Liên quan tới các giao dịch chứng khoán hoặc chứng khoán phái sinh hoán đổi danh mục, nhà đầu tư nước ngoài, các công ty nước ngoài… sẽ bị hạn chế trong việc mua bán theo các hướng dẫn trong Nghị định hướng dẫn; (ii) Liên quan tới việc mua chứng khoán của Công ty có mục đích công cộng của nhà đầu tư nước ngoài, công ty nước ngoài, ngoài những quy định tại (i) sẽ có những hạn chế riêng được áp dụng trong Điều lệ của công ty có mục đích công cộng; (iii) Không ai được mua cổ phiếu trái với quy định tại (i) và (ii), nếu không sẽ không được thực hiện quyền biểu quyết cho các cổ phiếu trên và Ủy ban Dịch vụ tài chính (FSC) sẽ yêu cầu người đã thực hiện giao dịch chứng khoán và chứng khoán phái sinh trái với quy định tại (i) và (ii) phải thực hiện các biện pháp khắc phục trong vòng một khoảng thời gian nhất định, nhưng không quá 6 tháng.[32]
Từ những quy định pháp luật của các nước phân tích phía trên, có thể thấy rằng hình thức cổ phiếu không có quyền biểu quyết đã khá phổ biến trên thế giới, đặc biệt tại các công ty lớn ở nhiều thị trường chứng khoán phát triển.
Chẳng hạn, Tập đoàn Berkshire Hathaway của tỷ phú Warren Buffett có hai loại cổ phiếu, loại A có quyền biểu quyết với mã niêm yết là BRKA và loại B hạn chế quyền biểu quyết, mã niêm yết là BRKB. Loại B có quyền biểu quyết chỉ tương ứng 1/10.000 quyền biểu quyết của loại A, nhưng hàng năm được lĩnh cổ tức ưu đãi tương ứng 1/1.500 cổ tức của loại A.
Trong khi đó, Comcast, một trong những nhà cung cấp dịch vụ internet lớn nhất Hoa Kỳ lại có tới 3 loại chứng khoán khác nhau. Loại thứ nhất gồm 2.118,9 triệu cổ phần phổ thông, ký hiệu là CMCSA đang niêm yết trên sàn Nasdaq, mỗi cổ phần tương ứng với 1.374 phiếu bầu. Loại hai, gồm 528,9 triệu cổ phiếu có mã niêm yết trên Nasdaq là CMCSK nhưng hoàn toàn không có quyền biểu quyết. Loại
mỗi cổ phần chỉ có số quyền biểu quyết tượng trưng là 15 phiếu bầu. Nhìn chung, cổ phiếu không có quyền biểu quyết trên thế giới khá đa dạng, thường là cổ phiếu ưu đãi về lợi tức, xuất hiện khá nhiều ở thị trường Đức [23].
Ở những thị trường phát triển khác như Bắc Mỹ, cổ phiếu ưu đãi không quyền biểu quyết thực chất giống trái phiếu. Mục đích chính của các cổ phiếu không có quyền biểu quyết là cho phép những người nắm giữ cổ phần phổ thông có thể duy trì trạng thái kiểm soát công ty, chống lại hoạt động thâu tóm. Cổ phiếu không có quyền biểu quyết phụ thuộc vào đặc thù và chiến thuật của từng công ty mà cho ra các cổ phiếu không có, ít quyền biểu quyết hoặc có quyền chuyển đổi vào thời gian nào đó sang cổ phiếu phổ thông. Những điều khoản gắn với những loại cổ phiếu này cũng rất đặc biệt theo từng công ty.
KẾT LUẬN CHƢƠNG I
Trên đây là những vấn đề lý luận về địa vị pháp lý của NĐTNN trên TTCK. Trong đó, việc nghiên cứu khái niệm địa vị pháp lý của NĐTNN cũng như các đặc điểm của đối tượng này là cơ sở cho việc nghiên cứu các vấn đề pháp luật liên quan đến địa vị pháp lý của NĐTNN trên TTCK. Quy định pháp luật về địa vị pháp lý của NĐTNN trên TTCK góp phần đảm bảo sự tôn trọng của Nhà nước tới đối tượng này. Thông qua những phân tích nói trên có thể rút ra những kết luận sau đây:
- Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam là tổng hợp tất cả các yếu tố về quyền năng, nghĩa vụ chủ thể, các chính sách, cơ chế pháp luật đảm bảo của tổ chức, cá nhân nước ngoài khi họ tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
- Cơ sở pháp lý để xác định địa vị pháp lý NĐTNN trên TTCK Việt Nam được quy định tại rất nhiều văn bản pháp luật mà giá trị pháp lý cao nhất chính là Luật đầu tư, Luật Chứng khoán cùng các văn bản pháp luật hướng dẫn liên quan. Đây chính là hành lang pháp lý an toàn giúp các NĐTNN yên tâm tham gia TTCK.
- Ở các nước khác trên thế giới, địa vị pháp lý của NĐTNN trên TTCK cũng được xác lập và mang những đặc thù riêng biệt. Điểm chung là chế định pháp luật của các nước dành cho các NĐTNN khi đầu tư vào TTCK đều đặt ra giới hạn sở hữu cho họ khi tham gia đầu tư. Nội dung giới hạn của mỗi nước là khác nhau tùy thuộc vào tình hình, quan niệm phát triển của từng quốc gia.
Chương I đã đưa ra quan điểm, cung cấp cái nhìn trực quan nhất, mang tính khách quan và khái quát nhất về các vấn đề lý luận liên quan đến địa vị pháp lý của NĐTNN trên TTCK, dựa trên nền tảng lý luận này làm tiền đề cho việc nghiên cứu thực trạng pháp luật Việt Nam về địa vị pháp lý của NĐTNN trên TTCK ở chương II của luận văn.
Chương II
QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA NHÀ ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI
TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM