1.1.3.4 .Các tổ chức liên quan đến chứng khoán
2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC QUY ĐỊNH CỦA
2.1.1. Giai đoạn từ năm 1975 đến 1987
Sau khi giải phóng miền Nam năm 1975, thống nhất đất nước chúng ta mới có điều kiện xây dựng lại nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá nghiêm trọng và phát triển đất nước. Nhiệm vụ của kế hoạch phát triển kinh tế thời kỳ 1976 – 1980 nhằm hai mục tiêu cơ bản và cấp bách là bảo đảm nhu cầu của đời sống nhân dân và tích lũy để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Về đường lối kinh tế đối ngoại, Đại hội IV của Đảng đã khẳng định chủ trương “Thiết lập và mở rộng quan hệ bình thường giữa nước ta với tất cả các nước khác trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi, tích cực tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi để nhanh chóng xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội”. Đồng thời, tranh thủ vốn và kỹ thuật để tận dụng khả năng tiềm tàng về tài nguyên và sức lao động của nước ta nhằm nhanh chóng đưa nước ta lên trình độ tiên tiến của thế giới.
Thể chế hóa đường lối, chính sách kinh tế và đối ngoại của Đảng, ngày 18/4/1977, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Điều lệ Đầu tư nước ngoài, đây là văn bản đầu tiên của Nhà nước ta quy định nguyên tắc cơ bản về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và những vấn đề về lĩnh vực đầu tư, đối tác đầu tư, góp vốn đầu tư, hình thức đầu tư và trong đó có chủ thể đầu tư bao gồm: Xí nghiệp, công ty, tổ chức tư nhân, tổ chức Nhà nước, tổ chức quốc tế hoặc từng cá nhân, nếu có đủ các điều kiện quy định trong điều lệ này. Như vậy có thể nhận thấy Điều lệ thừa nhận tư cách pháp lý của người nước ngoài khi họ đầu tư vào Việt Nam. Việc nghiên cứu Điều lệ Đầu tư nước ngoài năm 1977 cho thấy đây là văn bản pháp lý đầu tiên hướng vào nền kinh tế thị trường, thể hiện bước đầu quan điểm “mở cửa” của Đảng và nhà
nước ta, bởi lẽ Điều lệ khuyến khích đầu tư nước ngoài vào mọi lĩnh vực của nền kinh tế trừ những ngành nghề bị cấm. Tuy nhiên, do Điều lệ Đầu tư nước ngoài được ban hành trong bối cảnh của cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp đang hoành hành trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, các vấn đề lý luận về kinh tế thị trường đang là điều không phổ biến, cho nên Điều lệ không tránh khỏi những hạn chế. Điều lệ còn quy định quá khái quát, chưa cụ thể, khó áp dụng thống nhất trong thực tiễn. Kỹ thuật xây dựng văn bản còn yếu, chưa logic, chưa chính xác, dễ dẫn tới cách hiểu không thống nhất. Điều lệ còn bộc lộ nhiều điểm chưa hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài như xí nghiệp tư doanh chỉ được phép thành lập với điều kiện chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, mà đây là điều kiện rất khó thực hiện; thời hạn cho phép đầu tư quá ngắn; Mức thuế lợi tức trong Điều lệ đầu tư nước ngoài năm 1977 được quy định quá cao so với mặt bằng chung của các nước trong khu vực; Đối với hình thức công ty hỗn hợp, phần góp vốn của nước ngoài bị khống chế ở mức không quá 49%, thực chất là khống chế, không cho họ giành quyền chủ động lãnh đạo xí nghiệp; Điều lệ Đầu tư nước ngoài năm 1977 còn thiếu các quy định về lĩnh vực ngân hàng, quản lý ngoại hối, đất đai… và có cả lĩnh vực chứng khoán nên chưa tạo được cơ sở pháp lý đầy đủ cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Mặc dù tồn tại suốt 10 năm kể từ khi ban hành, nhưng Điều lệ Đầu tư nước ngoài năm 1977 chưa phát huy tác dụng trên thực tế: không có Giấy phép đầu tư nào được cấp theo trình tự thủ tục được quy định theo Điều lệ này. Sở dĩ Điều lệ Đầu tư nước ngoài năm 1977 không phát huy được vai trò của mình bởi các lý do sau: Thời gian này nước ta vẫn trong bối cảnh bị Mỹ bao vây, cấm vận kinh tế, chúng ta đã ký kết một số hiệp định hợp tác đầu tư với Liên xô và các nước XHCN trước đây và các hoạt động đầu tư nước ngoài chịu sự điều chỉnh của các Hiệp định này chứ không chịu sự điều chỉnh của Điều lệ năm 1977; Trong thời gian này chúng ta phải đối phó với hai cuộc chiến tranh ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc. Tình hình chính trị phức tạp là nguyên nhân khiến các nhà đầu tư nước ngoài không yên tâm đầu tư vào Việt Nam; bản thân nước ta trong công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước cũng mắc phải nhiều khó khăn, khuyết điểm mới, không thực hiện được
Trước bối cảnh đó, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách mới để cải thiện tình hình, trong đó có chính sách hợp tác đầu tư với nước ngoài. Ngày 17/7/1984, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 19 về quan hệ kinh tế giữa nước ta với nước ngoài, tạo tiền đề cho một giai đoạn mới, giai đoạn mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại với bên ngoài. Nghị quyết này đã khẳng định chính sách hợp tác đầu tư
nước ngoài một cách nhất quán như sau: “Ưu tiên dành sự hợp tác cho các nước
XHCN. Trong những lĩnh vực và quy mô ta định hợp tác, khả năng và yêu cầu của bạn đến đâu, ta hợp tác đến đó. Phần còn lại, hợp tác với các nước dân tộc chủ nghĩa và các nước tư bản chủ nghĩa phát triển. Để khuyến khích hợp tác với các nước không phải XHCN, cần bổ sung và hoàn thiện Điều lệ Đầu tư nước ngoài năm 1977 đã ban hành để có tính hấp dẫn hơn, nghiên cứu xây dựng một số quy định có liên quan, tiến tới xây dựng Bộ luật đầu tư hoàn chỉnh”. Nghị quyết Hội nghị toàn
thể lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khóa V cũng đã đề ra nhiệm vụ hoàn thiện pháp luật đầu tư nước ngoài. Thực hiện Nghị quyết của Đảng, vào giữa năm 1986, Dự án Luật Đầu tư nước ngoại tại Việt Nam đã được trình Chính phủ xem xét. Đây là những bước đầu Nhà nước ta chứng tỏ sự quan tâm đến địa vị pháp lý cũng như vai trò của các nhà đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế nước nhà.
Tại Đại hội Đảng lần thứ VI (1986), chính sách mở rộng đầu tư nước ngoài và vấn đề điều chỉnh pháp luật hoạt động đầu tư nước ngoại tại Việt Nam đã được khẳng định cụ thể: “Phải có chính sách khuyến khích nước ngoài đầu tư vào nước
ta dưới nhiều hình thức, nhất là đối với các ngành và cơ sở đòi hỏi kỹ thuật cao, làm hàng xuất khẩu. Đi đôi với việc công bố Luật đầu tư nước ngoài cần có chính sách và biện pháp tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài và Việt kiều vào nước ta để hợp tác kinh doanh”. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI, Dự
án Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã được trình ra kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa VIII ngày 19/12/1987.