1.1.3.4 .Các tổ chức liên quan đến chứng khoán
2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC QUY ĐỊNH CỦA
2.1.2. Giai đoạn từ năm1987 đến 1996
Trong những năm đầu giai đoạn này, tình hình kinh tế - xã hội nước ta có những khó khăn gay gắt, sản xuất tăng chậm, hiệu quả sản xuất và đầu tư thấp; phân phối lưu thông có nhiều rối ren; những mất cân đối tương đối lớn trong nền kinh tế
chậm được thu hẹp, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, các hiện tượng tiêu cực diễn ra ở nhiều nơi và ngày càng trở nên nghiêm trọng. Để cải thiện tình hình này, Đại hội VI đã đề ra các mục tiêu kinh tế - xã hội phải đạt được như sau: Xây dựng và tổ chức thực hiện ba chương trình về sản xuất lương thực, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng và sản xuất hàng xuất khẩu; thực hiện nhiệm vụ cải tạo XHCN một cách thường xuyên với những hình thức và bước đi thích hợp, làm cho quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất; Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, giải quyết được những vấn đề cấp bách về phân phối lưu thông; xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách xã hội. Với đường lối đổi mới toàn diện, Đảng đã nhận rõ những sai lầm của mình trong công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa. Nhà nước chủ trương phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân. Nhà nước thực hiện chích sách mở cửa thu hút vốn đầu tư nước ngoài, khuyến khích đầu tư hợp tác kinh doanh với các nước trên thế giới.
Ngày 31/12/1987, Quốc hội đã thông qua Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, tạo cơ sở pháp lý có giá trị cao cho hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Luật được soạn thảo trên cơ sở rút kinh nghiệm từ Điều lệ Đầu tư nước ngoài năm 1977, xuất phát từ thực tiễn Việt Nam và có tham khảo kinh nghiệm lập pháp đầu tư nước ngoài của nhiều nước trên thế giới. Đây là một văn bản pháp lý quan trọng trong khuyến khích các nhà đầu tư vào Việt nam nhằm thúc đẩy nền kinh tế Viêt Nam phát triển.
Điều 1 Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam quy định: “Nhà nước
CHXHCNVN khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam trên cở cở tôn trọng độc lập chủ quyền và tuân thủ pháp luật Việt Nam, bình đẳng các bên cùng có lợi. Nhà nước CHXHCNVN bảo hộ quyền sở hữu đối với vốn đầu tư và các quyền lợi hợp pháp khác của các nhà đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi và quy định thủ tục đơn giản cho các nhà đầu tư người nước ngoài”. Như vậy, sau khi
đầu tư nước ngoài đã được quan tâm, nhà nước khuyến khích và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho họ.
Năm 1992 khi bản Hiến pháp mới của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 15/4/1992 thì địa vị pháp lý của nhà đầu tư một lần nữa được quy định cụ thể trong Hiến pháp: “Nhà nước khuyến khích các tổ
chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vốn, công nghệ vào Việt Nam phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế. Bảo đảm quyền sở hữu hợp pháp đối với vốn, tài sản và các quyền lợi khác của tổ chúc, cá nhân nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không bị quốc hữu hóa”.
Nhà nước chủ trương tăng tốc độ phát triển kinh tế nên nhu cầu về vốn đầu tư rất lớn vượt quá nền kinh tế nước ta cho nên nhu cầu thu hút vốn đầu tư đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài là nguồn bổ sung quan trọng. Nếu có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và dịch vụ, không những thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà còn giải quyết tình trạng thất nghiệp của người lao động đang đè nặng lên nền kinh tế của đất nước. Với chủ trương thông qua đầu tư của các nước phát triển chúng ta có điều kiện tiếp nhận những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến của thế giới, nhờ đó ta có thể giảm bớt những khoảng cách tăng trưỏng so với các quốc gia phát triển trên thế giới. Chỉ dựa vào thu hút vốn đầu tư nước ngoài, chúng ta mới đủ khả năng khai thác có hiệu quả những tiềm năng của đất nước, nếu không có vốn đầu tư nước ngoài thì chúng ta có thể khó đưa vào khai thác và sử dụng tốt.
So với Điều lệ đầu tư nước ngoài năm 1977, Luật đầu tư nước ngoài năm 1987 đã có một bước tiến bộ vượt bậc về kỹ thuật lập pháp, về sự phù hợp với tập quán và luật pháp quốc tế, tạo môi trường pháp lý tương đối đầy đủ cho hoạt động đầu tư của người nước ngoài tại Việt Nam. Khoản 1 Điều 2 Luật đầu tư nước ngoài năm 1987 đã làm rõ khái niệm pháp lý quan trọng liên quan đến địa vị pháp lý của người nước ngoài đầu tư tại Việt Nam đó là khái niệm về: "Bên nước ngoài" là một bên gồm một hoặc nhiều tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân hoặc cá nhân nước ngoài. Bên cạnh đó, Luật đầu tư nước ngoài năm 1987 cũng đã quy định cụ thể hơn về các điều khoản liên quan đến xác lập, nội dung về địa vị pháp lý của người nước
ngoài khi đầu tư vào Việt Nam. Ngoài Luật đầu tư nước ngoài năm 1987 còn có các Nghị định văn bản pháp luật có liên quan hướng dẫn thi hành cũng đã được ban hành. Có thể nói, các văn bản nói trên đã đáp ứng được yêu cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa người nước ngoài với các chủ thể khác trong hoạt động đầu tư vào Việt Nam. Từ đó góp phần phát huy các tiềm năng dồi dào của đất nước, tạo cơ sở pháp lý thực hiện chính sách đổi mới kinh tế và mở rộng hợp tác với nước ngoài của Đảng và Nhà nước. Trong thời gian từ ngày ban hành Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 cho đến khi sửa đổi, bổ sung lần thứ nhất vào năm 1990, ta đã cấp được 157 giấy phép đầu tư với tổng vốn đầu tư là 1,04 tỷ USD.[22]
Tuy nhiên, các văn bản pháp luật này vẫn mắc phải những nhược điểm vốn có của hệ thống pháp luật thời kỳ bao cấp, bởi lẽ chúng được ban hành trong bối cảnh đất nước mới bước vào thời kỳ đổi mới sau Đại hội Đảng lần thứ VI, nền kinh tế vẫn còn vận hành theo cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp; quan hệ kinh tế đối ngoại của ta vẫn tập trung chủ yếu với khu vực Liên Xô và Đông Âu cũ.
Để thực hiện yêu cầu tiếp tục hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, ngày 30/6/1990, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa VIII đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài năm1987. Luật này đã sửa đổi, bổ sung 15 trên tổng số 42 điều của Luật 1987, tập trung vào ba vấn đề chủ yếu: Vấn đề tư nhân tham gia hợp tác với nước ngoài; vấn đề liên doanh nhiều bên và vấn đề hàng thay thế nhập khẩu.
Với những sửa đổi, bổ sung như trên của Luật Đầu tư nước ngoài năm 1990 đã làm cho môi trường đầu tư nước ngoài của Việt nam trong những năm 1990 càng thêm hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Đồng thời thể hiện chính sách “mở cửa” của Việt nam trên cơ sở tạo hành lang pháp lý ngày càng rõ ràng và hoàn thiện hơn. Nhìn lại lịch sử, có thể nói những năm 90 là sự khởi đầu cho một giai đoạn rất phát triển của đầu tư nước ngoài tại Việt nam, có được sự chuyển biến mạnh mẽ như vậy, không thể phủ nhận vai trò của Luật Đầu tư nước ngoài và càng khẳng định chủ trương sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư nước ngoài năm 1990 là đúng đắn. Tuy sự sửa đổi, bổ sung chưa nhiều trong hàng loạt vấn đề còn nổi cộm, nhưng những điểm sửa
đổi, bổ sung đã phần nào tháo gỡ những bế tắc về mặt pháp lý cho hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong giai đoạn đó.
Đây cũng là thời điểm thị trường và pháp luật về chứng khoán bắt đầu hình thành và phát triển. TTCK ở Việt Nam chính thức ra đời vào năm 2000, tuy nhiên từ năm 1992, một bản đề án thiết lập Trung tâm giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh đã được UBND TP. Hồ Chí Minh trình lên Ngân hàng Nhà nước. Mặc dù không được chấp thuận, nhưng đây được coi là xuất phát điểm cho cả quá trình nghiên cứu của các cơ quan về TTCK và ban hành pháp luật để điều chỉnh hoạt động của thị trường này. Nếu xem xét một cách hệ thống các văn bản pháp luật về TTCK thì có thể nhận thấy, chúng bao gồm rất nhiều loại khác nhau nhằm điều chỉnh các quan hệ gián tiếp hoặc trực tiếp liên quan đến tổ chức và hoạt động của TTCK, thể hiện ở các lĩnh vực: pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về hợp đồng, pháp luật về giải quyết tranh chấp, pháp luật về tổ chức và hoạt động của TTCK, về cơ quan quản lý nhà nước đối với TTCK, về phát hành, về niêm yết, giao dịch, kinh doanh chứng khoán, về công ty chứng khoán, về địa vị pháp lý của nhà đầu tư chứng khoán. Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá hiện nay, pháp luật trong mọi lĩnh vực đều có những sửa đổi nhất định để phù hợp với thông lệ quốc tế. Ở Việt Nam gần đây đã ban hành nhiều đạo luật (như Luật Doanh nghiệp, Bộ Luật Dân sự, Luật Đầu tư, Bộ Luật Tố tụng dân sự, Luật Cạnh tranh, Luật Phá sản…), tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các loại hình doanh nghiệp cũng như các nhà đầu tư nước ngoài, tạo tiền đề pháp lý vững chắc cho các thị trường phát triển (trong đó có TTCK).