Hoàn thiện pháp luật về công bố thông tin trước yêu cầu phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công bố thông tin của công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán theo pháp luật việt nam 07 (Trang 95 - 96)

3.1. Phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động công

3.1.1. Hoàn thiện pháp luật về công bố thông tin trước yêu cầu phát triển

thị trường chứng khoán và hội nhập quốc tế

Qua hơn 14 năm hoạt động, TTCK đã có những bước phát triển mạnh mẽ cả về quy mô và giá trị giao dịch. Tính đến ngày 31/12/2013, giá trị vốn hóa thị trường đạt 964 nghìn tỷ đồng, bằng 31% GDP, giá trị giao dịch bình quân trong sáu tháng đạt 2.962 tỷ đồng/phiên, tổng giá trị huy động vốn trên thị trường ước đạt 179 nghìn tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2102. Ngoài ra, tổng dòng vốn nước ngoài luân chuyển trên TTCK năm 2013 cũng tăng 54% và giá trị danh mục tăng khoảng 3,8 tỷ USD so với cuối năm 2012. Sự phát triển này cũng đặt ra yêu cầu ngày càng cao về tính công khai, minh bạch bởi cũng như bất kỳ thị trường nào, minh bạch là điều kiện quan trọng nhất cho TTCK phát triển bền vững. Tuy nhiên, các quy định pháp luật hiện hành và thực trạng áp dụng pháp luật về CBTT trên TTCK nói chung và pháp luật về CBTT của công ty đại chúng nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế. Điều này làm ảnh hưởng đến sức hút của TTCK đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, từ đó hạn chế khả năng huy động vốn của doanh nghiệp. Do đó, minh bạch hóa thông tin là yêu cầu bức thiết hiện nay.

Ngoài ra, bối cảnh hội nhập kinh tế mạnh mẽ cũng đặt ra nhiều thách thức đối với TTCK Việt Nam như (i) khả năng dịch chuyển rất nhanh của luồng tiền; (ii) sự cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ngoài với doanh nghiệp trong nước; (iii) yêu cầu hoàn thiện môi trường pháp lý… Vì thế, tại Đề án phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2020 được phê duyệt tại Quyết định 252/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 01 tháng 03 năm 2012 đã đặt ra trọng tâm là phải phát triển TTCK nhiều cấp độ, đồng bộ cả về cung và cầu chứng khoán, cả về quy mô và chất lượng hoạt động; đồng thời phải hoàn thiện chính sách pháp luật theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế tốt nhất; tạo ra kênh huy động vốn trung và dài hạn cho đầu tư phát triển, góp phần phát triển thị trường tài chính Việt Nam; chủ động hội nhập với TTCK quốc tế mà trước mắt là khu vực ASEAN. Để thực hiện mục tiêu hội nhập

TTCK, Việt Nam đã tham gia Dự án “Liên kết giao dịch ASEAN” (Asean

Trading Link) - một phần chiến lược thống nhất thị trường vốn 10 nước thành

viên thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, và là một trong sáu thành viên đầu tiên (gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt

Nam) niêm yết chứng khoán trên SGDCK ASEAN với 30 công ty có vốn hóa

lớn nhất trên SGDCK Hà Nội và SGDCK TP. Hồ Chí Minh. Tham gia thị trường này, đòi hỏi các chính sách pháp luật phải đáp ứng tiêu chuẩn chung của khối ASEAN, trong đó có các quy định về quản trị công ty, công bố thông tin…; đồng thời bản thân các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải nâng cao tính minh bạch, nhằm tăng sức cạnh tranh với các doanh nghiệp trong khu vực, qua đó tăng khả năng thu hút vốn cũng như tiếp thị thương hiệu của công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công bố thông tin của công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán theo pháp luật việt nam 07 (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)