Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định về giám sát xã hội đối với quyền lực nhà nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát xã hội đối với quyền lực nhà nước ở việt nam (Trang 28 - 31)

những vấn đề bất cập,… để các ý kiến phản biện, tham gia, góp ý với Nhà nƣớc đƣợc đúng đắn và hiệu quả hơn.

(4)- Giám sát xã hội có vai trò không thể thiếu trong việc phát hiện và xử lý những vi phạm quyền tự do cơ bản của công dân; đảm bảo thực thi các giá trị phổ quát và nhân văn của dân tộc và thời đại: công bằng, bình đẳng, dân chủ, nhân đạo và pháp quyền trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của đất nƣớc.

(5)- Trong tình hình hiện nay, giám sát xã hội có vai trò rất quan trọng trong cuộc đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, bức xúc đang diễn ra. Đây là những hiện tƣợng gắn liền với quyền lực nhà nƣớc và quyền lực chính trị. Thực tiễn cho thấy, ở những nơi nào năng lực giám sát và làm chủ của ngƣời dân còn yếu thì tham nhũng, lãng phí càng có nhiều cơ hội và điều kiện để lộng hành. Tham nhũng, lãng phí là những khiếm khuyết nội tại của bộ máy nhà nƣớc, vì vậy, bên cạnh những biện pháp tự phòng chống của Nhà nƣớc thì rất cần tăng cƣờng giám sát của xã hội, lấy tai mắt của nhân dân để góp phần làm trong sạch bộ máy Đảng và Nhà nƣớc, duy trì bản chất tốt đẹp của chế độ.

Tóm lại, cùng với những vai trò của giám sát nói chung, giám sát xã hội đối

với tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nƣớc có hai lý do hay là hai cấp độ khác nhau. Một là, để duy trì bản chất, định hƣớng chung thể hiện qua nhiệm vụ chung của quyền lực nhà nƣớc. Hai là, để đảm bảo cho quyền lực nhà nƣớc đƣợc thực hiện một cách khoa học, hiệu quả. Trong một nhà nƣớc có nhiều loại giám sát cùng song song tồn tại, giám sát xã hội có vai trò hỗ trợ cho công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra của Nhà nƣớc, giám sát kiểm tra của Đảng để hiệu quả của giám sát ngày càng tốt hơn.

1.2. CƠ SỞ PHÁP LUẬT VỀ GIÁM SÁT XÃ HỘI ĐỐI VỚI QUYỀN LỰC NHÀ NƢỚC NHÀ NƢỚC

1.2.1. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định về giám sát xã hội đối với quyền lực nhà nƣớc quyền lực nhà nƣớc

Giám sát xã hội đƣợc quy định trong các văn bản pháp luật Việt Nam bằng thuật ngữ “giám sát của nhân dân”. Các quy phạm về giám sát của nhân dân tập hợp lại hình thành nên một chế định pháp luật về giám sát nhân dân đối với quyền lực nhà nƣớc; tuy nhiên, trên thực tế, các quy phạm đó nằm trong nhiều văn bản khác nhau và có thể trình bày thành hệ thống theo thứ tự về giá trị pháp lý từ cao xuống thấp.

(1)- Hiến pháp: Quy định những nguyên tắc cơ bản nhất về bản chất của

quyền lực nhà nƣớc và việc tổ chức thực thi quyền lực thông qua bộ máy các cơ quan nhà nƣớc; ghi nhận và bảo vệ những quyền cơ bản của công dân, các tổ chức xã hội trong nhà nƣớc pháp quyền. Do đó, các quy định của Hiến pháp đặt ra những nguyên tắc nền tảng cho giám sát xã hội đối với quyền lực nhà nƣớc.

Việc quy định về giám sát của nhân dân trong văn bản pháp lý cao nhất của nhà nƣớc là Hiến pháp đã đƣợc thừa nhận từ khi lập quốc đến nay và đƣợc kế thừa xuyên suốt qua các bản Hiến pháp 1946, 1960, 1980, 1992 và Hiến pháp 1992 đã đƣợc sửa đổi, bổ sung năm 2001 (hiện hành). Trong Hiến pháp hiện hành, đó là những quy định tập trung ở các điều trong chƣơng I về Chế độ chính trị và một số điều trong chƣơng V về Quyền và nghĩa vụ của công dân.

(2)- Luật: Gồm các bộ luật và luật nhằm cụ thể hóa những nguyên tắc quy

định trong Hiến pháp thành các quy định về quyền và nghĩa vụ cụ thể của các chủ thể trong các lĩnh vực, nội dung của giám sát xã hội. Trong hệ thống pháp luật hiện hành, các quy định về giám sát xã hội đƣợc thể hiện nhiều trong các luậtvề Mặt trận

Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội (Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật

Công đoàn); một bộ phận quy phạm có tính chất chung nằm trong các luật về tổ chức

bộ máy nhà nước (Luật bầu cử đại biểu Quốc hội, Luật bầu cử đại biểu Hội đồng

nhân dân, Luật tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân,…); một số quy định có tính nguyên tắc về giám sát nhân dân đối với hoạt động của cơ quan nhà nƣớc trong các luật về các lĩnh

vực chuyên ngành (Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật khiếu nại,

tố cáo, Luật thanh tra, Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí,…).

(3)- Văn bản dưới luật: Văn bản dƣới luật quy định các nội dung liên quan đến giám sát xã hội đối với quyền lực nhà nƣớc có phạm vi rất rộng và số lƣợng lớn, bao gồm: Các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ban hành: Pháp lệnh của Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội; các nghị định, nghị quyết của Chính phủ; quyết định, chỉ thị của Thủ tƣớng Chính phủ; thông tƣ của các Bộ, cơ quan ngang bộ. Đây là những văn bản quy phạm nhằm cụ thể hóa, quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành các quy định của Hiến pháp và luật trong hoạt động giám sát xã hội đối với quyền lực nhà nƣớc. Tiêu biểu trong số các văn bản dƣới luật hiện hành có nội dung liên quan đến giám sát xã hội là: Pháp lệnh cán bộ, công chức; các nghị định của Chính phủ nhƣ: Nghị định số 50/2001/NĐ-CP ngày 16/8/2001 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Nghị định số 88/2003/NĐ- CP ngày 30/7/2003 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội; các nghị định: số 71/1998/NĐ-CP ngày 08/9/1998, số 07/1999/NĐ-CP ngày 13/2/1999, số 79/2003/NĐ-CP ngày 07/7/2003 ban hành các quy chế thực hiện dân chủ ở cơ quan nhà nƣớc, doanh nghiệp nhà nƣớc và xã, phƣờng, thị trấn; Nghị định số 99/2005/NĐ-CP ngày 28/7/2005 quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra về tổ chức và hoạt động của Ban thanh tra nhân dân; Thông tƣ số 12/2004/TT-BNV ngày 20/12/2004 hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số 79/2003/NĐ-CP; …

Đặc biệt, trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về giám sát xã hội có một bộ phận khá lớn là các văn bản liên tịch do các cơ quan nhà nước với các tổ

chức chính trị - xã hội phối hợp ban hành. Đó là: Các quy chế phối hợp công tác

giữa Ủy ban Trung ƣơng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Chính phủ và các cơ quan nhà nƣớc khác; quy chế phối hợp giữa Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh, huyện với HĐND và UBND cùng cấp; Thông tƣ liên tịch số 01/2005/TTLT/BTTUBTWMTTQVN-BNV ngày 12/5/2005 hƣớng dẫn quy trình bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm trƣởng thôn, tổ trƣởng tổ dân phố; các quy định về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với chức vụ do Hội đồng nhân dân cấp xã bầu; gần đây là Nghị quyết liên tịch số 05/2006/NQLT-CP-UBTWMTTQVN ngày 21/4/2006 của Chính phủ và Ủy ban Trung ƣơng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về việc ban hành Quy

chế “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giám sát cán bộ, công chức, đảng viên ở khu dân cƣ”;… và nhiều văn bản khác.

Tóm lại, khác với giám sát của các cơ quan nhà nƣớc thƣờng đƣợc quy định

tập trung trong một vài văn bản luật nhất định (ví dụ: Giám sát của Quốc hội chủ yếu đƣợc quy định bởi Hiến pháp và Luật hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2003), giám sát xã hội đƣợc quy định trong phạm vi khá nhiều các văn bản quy phạm pháp luật từ Hiến pháp, đến luật, các văn bản dƣới luật và một bộ phận lớn trong các văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa cơ quan nhà nƣớc với các tổ chức chính trị - xã hội ở nƣớc ta.

Với vị trí, vai trò ngày càng quan trọng của giám sát xã hội đối với quyền lực nhà nƣớc và trong tiến trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quy định về giám sát xã hội (giám sát của nhân dân) đang ngày càng đƣợc xây dựng đầy đủ và hoàn thiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát xã hội đối với quyền lực nhà nước ở việt nam (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)