a) Quyền giám sát của công dân đối với hoạt động tổ chức và thực hiện quyền
lực nhà nước.
Hiến pháp hiện hành của nƣớc ta quy định 9 quyền về chính trị của công dân, trong số đó, có 7 quyền liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp thể hiện quyền giám sát của công dân đối với quyền lực nhà nƣớc. Đó là: Quyền tham gia quản lý Nhà nƣớc và xã hội; quyền tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nƣớc và địa phƣơng; quyền kiến nghị với cơ quan nhà nƣớc; quyền biểu quyết khi Nhà nƣớc tổ chức trƣng cầu ý dân (Điều 53); quyền của cử tri bãi miễn đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân khi đại biểu đó không còn tín nhiệm đối với nhân dân (Điều 7); quyền khiếu nại; quyền tố cáo (Điều 74).
Pháp luật chƣa có quy định rõ một cách khái quát hóa những nội dung giám sát của công dân đối với quyền lực nhà nƣớc nhƣng thông qua các quy định nêu trên có thể thấy công dân có quyền giám sát đối với toàn bộ hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nƣớc và cán bộ, công chức của nhà nƣớc.
b) Các hình thức công dân tự mình thực hiện quyền giám sát:
- Giám sát dƣới hình thức kiến nghị đối với cơ quan nhà nƣớc. Đây là việc làm thể hiện tính tích cực, chủ động của công dân. Quyền kiến nghị lần đầu tiên đƣợc ghi nhận trong Hiến pháp 1992.
- Giám sát thông qua việc khiếu nại, tố cáo. Luật khiếu nại, tố cáo quy định cụ thể quyền và trình tự, thủ tục để ngƣời dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, trong đó, tính giám sát thể hiện rõ khi công dân thực hiện quyền tố cáo.
- Giám sát thông qua các cuộc tiếp xúc cử tri. Thông qua tiếp xúc cử tri của các đại biểu dân cử, công dân giám sát trực tiếp đại biểu và cơ quan dân cử đó (nghe báo cáo, chất vấn hoạt động), đồng thời, cũng thông qua các đại biểu dân cử để giám sát các cơ quan, chức danh khác trong bộ máy nhà nƣớc.
- Giám sát thông qua quyền đƣợc thông tin và các quy định mà chính quyền phải thực hiện (đăng công báo, báo chí, thông cáo, dán yết thị nơi công cộng,…) để dân biết về hoạt động của cơ quan và cán bộ, công chức nhà nƣớc.
c) Nội dung và phương thức giám sát trực tiếp của công dân ở cơ sở.
Nội dung và phƣơng thức công dân thực hiện quyền giám sát ở cơ sở đƣợc quy định tại những điều 12, 13 Quy chế thực hiện dân chủ ở xã, điều 20, 21 Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ quan, điều 14, 15 Quy chế thực hiện dân chủ ở đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nƣớc với những nội dung chính là: Giám sát hoạt động của chính quyền; hoạt động và phẩm chất đạo đức của những cá nhân lãnh đạo; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; dự toán và quyết toán ngân sách; việc thực hiện các chế độ, chính sách của Nhà nƣớc,… thông qua các cuộc họp, hội nghị mà công dân, cán bộ đƣợc tham gia, góp ý kiến kiểm điểm cán bộ, đảng viên, bỏ phiếu tín nhiệm,…
d) Quy định đảm bảo quyền giám sát của công dân
Cơ quan Nhà nƣớc có trách nhiệm phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp hƣớng dẫn, giúp đỡ, động viên và bảo vệ công dân khi họ thực hiện quyền giám sát của mình.