“Bangkok”, hay "Krung Thep Maha Nakhon" trở thành thủ đô của Thái Lan từ năm 1782, khi vua Rama I lên ngơi. Hiện nay chính quyền thành phố Bangkok được tổ chức theo Luật Chính quyền thành phố Bangkok năm 1985. Theo luật này, thành phố Bangkok là một đơ thị lớn (metropolis), cịn chính quyền thành phố được gọi là chính quyền đô thị Bangkok (Bangkok Metropolitan Administration - BMA). Chính quyền thành phố Bangkok có hai cấp là cấp thành phố và cấp quận.
* Cấp thành phố:
Theo luật, chính quyền thành phố Bangkok có trách nhiệm quản lí thành phố Bangkok. Đây là tổ chức duy nhất ở cấp chính quyền địa phương chịu trách nhiệm về đời sống cư dân Bangkok, với sự hỗ trợ tài chính từ chính quyền Trung ương. Chính quyền thành phố gồm hai cơ quan chính là Thống đốc và Hội đồng thành phố.
Thống đốc Bangkok là người đứng đầu chính quyền thành phố, do nhân dân bầu ra với nhiệm kì 4 năm. Thống đốc bổ nhiệm 4 Phó Thống đốc để làm nhiệm vụ giám sát hành pháp. Thống đốc và các cơ quan của mình chịu trách nhiệm ban hành chính sách, giám sát và điều hành tất cả các hoạt động do nhân viên chính quyền thành phố thực hiện mà đứng đầu là Thư kí thường trực của chính quyền.
Hội đồng thành phố bao gồm các đại biểu do dân bầu. Số lượng đại biểu phụ thuộc vào dân số của Bangkok. Một đại biểu Hội đồng đại diện cho khoảng 100.000 dân. Hiện tại Hội đồng có 60 đại biểu. Trên thực tế, Hội đồng thành phố là cơ quan lập pháp, với chức năng thường xuyên là ban hành văn bản pháp luật, pháp lệnh, qui chế, qui tắc nhằm phát triển và quản lí địa phương. Hội đồng cũng xem xét và thông qua ngân sách hàng năm. Bên cạnh đó, Hội đồng cũng đại diện cho nhân dân Bangkok để gián tiếp kiểm sốt hoạt động của chính quyền thành phố.
- Ban Cố vấn của Thống đốc: Tham mưu cho Thống đốc về các vấn đề quản lí thành phố;
- 03 ban thư kí, bao gồm: Ban Thư kí của Hội đồng thành phố, Ban Thư kí của Thống đốc và Ban Thư kí thường trực của chính quyền thành phố;
* Cấp quận:
Thành phố Bangkok được chia thành 50 quận. (Trong quá khứ đã từng có qui định chia quận thành các tiểu khu, nhưng qui định này chưa bao giờ được thực hiện tại Bangkok). Chính quyền quận bao gồm Hội đồng quận và Văn phòng quận.
Hội đồng quận do nhân dân quận bầu ra, số lượng đại biểu cấp này tối thiểu là 7 người, tùy theo dân số của từng quận. Giống như Hội đồng thành phố, Hội đồng quận có nhiệm kì 4 năm.
Theo luật và qui chế của chính quyền thành phố, Văn phịng quận được ủy quyền thực hiện những nhiệm vụ như: Quản trị địa phương, phát triển cộng đồng, đào tạo và phát triển nghề nghiệp, đăng kí, cơng chính, vệ sinh, qui hoạch, y tế, thu thuế và giáo dục. Trên thực tế, Văn phòng quận được coi như một mạng lưới các trung tâm dịch vụ hành chính của chính quyền thành phố, nhằm cung cấp cho người dân các dịch vụ hành chính cơng một cách nhanh chóng và thuận tiện [37].