b/ Đối với bộ máy hành chính cấp huyện:
3.2.2 Không tổ chức Hội đồng nhân dân ở cấp quận, huyện, phƣờng thuộc Thủ đô
thuộc Thủ đô
Vấn đề phân định sự khác nhau giữa chính quyền trên địa bàn nông thơn và chính quyền trên địa bàn đô thị để thiết kế mơ hình tổ chức chính quyền địa phương cho phù hợp với đặc điểm, đặc thù của từng khu vực đã được nêu trong văn kiện của Đảng từ cuối những năm 90. Quán triệt các chủ trương, quan điểm của Đảng và thực tiễn đặt ra, trên cơ sở đề án của Chính phủ, tại kỳ họp thứ tư Quốc hội khúa XII, Quốc hội đó thảo luận và thơng qua Nghị quyết số 26/2008/QH12, ngày 15 tháng 11 năm 2008 về thực hiện thí điểm khơng tổ chức HĐND ở cấp quận, huyện, phường. Thực hiện thí điểm khơng tổ chức HĐND huyện, quận, phường, xác định HĐND chỉ có ở cấp thành phố, còn ở cấp quận, huyện, phường chỉ tổ chức UBND thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do chính quyền thành phố phân cấp hoặc uỷ quyền. Đây là bước quá độ tiến tới đổi mới một cách căn bản mơ hình chính quyền đơ thị.
- Về cơ cấu tổ chức, không tổ chức HĐND ở cấp quận, huyện, phường, mà HĐND chỉ có ở cấp thành phố cấp có chức năng, thẩm quyền quyết định các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đô thị; không nhất thiết phải tổ chức HĐND ở tất cả các đơn vị hành chính mà chỉ tổ chức cơ quan hành chính đại diện,
điều hành theo chế độ thủ trưởng với chức năng chủ yếu là thực thi một số nhiệm vụ được uỷ quyền và giám sát việc chấp hành luật pháp, chính sách trên địa bàn, đóng vai trị như là cánh tay nối dài của cơ quan hành chính cấp trên.
- Về phương thức hoạt động điều hành của chính quyền ở đơ thị, phải áp dụng chế độ thủ trưởng hành chính để bảo đảm tính thơng suốt, nhanh nhạy, thống nhất với hiệu lực, hiệu quả cao; thiết lập cơ chế điều hành, phối hợp thực sự khoa học, nhịp nhàng giữa các cơ quan chuyên mơn, tham mưu giúp việc, áp dụng có hiệu quả các phương pháp quản lý hiện đại và cung ứng dịch vụ công tiên tiến.