Kiến nghị áp dụng trong pháp luật dân sự Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) di chúc chung của vợ chồng (Trang 84 - 95)

Như đã phân tích, việc bãi bỏ quy định về di chúc chung của vợ chồng là một sự bất ngờ lớn. Di chúc chung của vợ chồng đã tồn tại rất lâu ở Việt Nam như một tục lệ và là một thực tế xã hội không thể phủ nhận. Dù rằng, di chúc chung của vợ chồng có nhiều vướng mắc tuy nhiên chúng ta không thể phủ nhận những ưu việt của nó. Do vậy, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung quy định về di chúc chung của vợ chồng đã quy định trong các văn bản pháp luật trước đó để đưa vào trong BLDS năm 2015 sửa đổi, bổ sung hay trong các BLDS tiếp theo nhằm phát huy được tối đa những ưu việt đó. Để hồn thiện hơn nữa quy định của pháp luật về thừa kế đối với di chúc chung vợ chồng trong khuôn khổ luận văn người viết đưa ra một số kiến nghị như sau:

Thứ nhất, quy định một cách rõ ràng vợ chồng có quyền lập di chúc chung

Đây là một điều tất yếu cần phải có khi tiến hành sửa đổi, bổ sung BLDS sau khi đã phân tích những vấn đề lý luận của di chúc chung của vợ

chồng và sự cần thiết của quy định này trong pháp luật dân sự Việt Nam. Tuy nhiên, do là một loại di chúc đặc biệt nên cần tách quy định di chúc chung của vợ chồng ra khỏi quy định chung về di chúc thông thường và thiết kế thành một mục riêng trong BLDS 2015 sửa đổi, bổ sung như trong BLDS Cộng hoà Pháp năm 1804 đã xây dựng. Theo người viết, việc bổ sung quy định vợ chồng có quyền lập di chúc chung trong BLDS năm 2015 sửa đổi, bổ sung nên giữ nguyên theo như trong BLDS năm 2005 và BLDS năm 1995, cụ thể:

Điều 649 (bổ sung). Di chúc chung của vợ, chồng

Vợ, chồng có thể lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung.

Thứ hai, đối với việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung của vợ, chồng

Theo nguyên tắc chung của pháp luật về thừa kế ghi nhận cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình và tự do thể hiện ý chí trong việc định đoạt tài sản của mình mà khơng phải chịu bất kỳ tác động bên ngồi nào. Do vậy, để đảm bảo quyền tự do định đoạt tài sản của cá nhân, trong sự tương quan với sự thoả thuận của hai vợ chồng trong việc định đoạt tài sản chung thì ngồi việc phải có quy định vợ, chồng cần cùng nhau thoả thuận khi muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung, nhất thiết cần có quy định về việc một bên người vợ hoặc người chồng có quyền được sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình. Việc quy định như vậy là vừa để đảm bảo quyền tự định đoạt tài sản của cá nhân nhưng cũng vừa đảm bảo được sự thống nhất trong thoả thuận của cả hai vợ chồng trong việc lập di chúc chung.

Tại Điều 663 BLDS năm 2005 quy định: “Khi vợ hoặc chồng muốn sửa

đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung thì phải được sự đồng ý của người kia”. Tuy nhiên, quy định này đã phần nào hạn chế đi quyền tự do định

di chúc chung đó chính là sự thống nhất ý chí của cả vợ và chồng, tuy nhiên nếu xét theo khía cạnh của một hợp đồng thông thường, dù đã có sự thoả thuận thống nhất của hai bên thì một bên cũng có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng, hơn nữa di chúc chung còn là sự định đoạt tài sản chung cũng là tài sản của người vợ hoặc người chồng. Do vậy nên quy định việc người vợ hoặc người chồng có quyền được sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình dù có được sự đồng ý của bên kia hay khơng.

Theo đó, hướng bổ sung trong BLDS năm 2015 sửa đổi, bổ sung cũng giống như quy định tại Điều 663 BLDS năm 2005 nhưng theo hướng cải tiến hơn như sau:

Điều 650 (bổ sung). Sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung của vợ, chồng

1. Vợ, chồng có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung bất cứ lúc nào.

2. Khi vợ hoặc chồng muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung thì phải có sự đồng ý của bên kia; nếu người kia đã chết hoặc không đồng ý người kia chỉ có thể sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình.

Đối với việc thừa nhận người vợ hoặc người chồng có quyền tự do sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình trong tài sản chung thì cũng cần phải có quy định về hệ quả pháp lý của việc này hay hiệu lực pháp luật của di chúc chung của vợ chồng khi di chúc đã bị sửa đổi, bổ sung theo ý muốn của một người.

Thứ ba, đối với quy định về hiệu lực pháp luật của của di chúc chung của vợ chồng

Việc áp dụng hiệu lực pháp luật của di chúc chung của vợ chồng theo quy định của BLDS năm 1995 hay BLDS năm 2015 đều có những bất cập

nhất định. Đối với quy định về hiệu lực pháp luật của di chúc chung của vợ chồng trong BLDS năm 1995 thì :“Trong trường hợp vợ, chồng lập di chúc

chung mà một người chết trước, thì chỉ phần di chúc liên quan đến phần di sản của người chết trong tài sản chung có hiệu lực pháp luật; nếu vợ chồng có thoả thuận trong di chúc về thời điểm có hiệu lực của di chúc chung là thời điểm người sau cùng chết, thì di sản của vợ, chồng theo di chúc chung chỉ được phân chia từ thời điểm đó”. Quy định này tuy giải quyết được những

tranh chấp liên quan đến việc hưởng di sản của người được thừa kế khác, bảo vệ quyền và lợi ích của họ như việc được hưởng di sản luôn mà không phải đợi cho đến khi người vợ hoặc người chồng còn lại chết, cũng tránh được việc hết thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia di sản của họ như đã phân tích ở chương trước nhưng một phần làm mất đi ý nghĩa của việc lập di chúc chung của vợ chồng đó là tạo điều kiện cho khối tài sản chung được duy trì, khơng bị phân chia ngay cả khi một người đã chết người cịn sống sẽ được bảo vệ, an tồn trong khối tài sản chung cho đến khi họ qua đời, nếu như vợ chồng khơng thoả thuận về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. Đối với quy định về hiệu lực pháp luật của di chúc chung của vợ chồng trong BLDS năm 2005 thì: “Di

chúc chung của vợ, chồng có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết”. Quy định này đã thể hiện ý nghĩa của việc

lập di chúc chung của vợ chồng nhưng lại ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của những người thừa kế khác.

Việc cân bằng giữa lợi ích của người vợ hoặc người chồng còn sống với những người thừa kế khác là rất khó. Do vậy, cần có một quy định về hiệu lực pháp luật của di chúc chung của vợ chồng để vừa có sự cân bằng lợi ích giữa hai bên vừa khơng làm mất đi ý nghĩa của di chúc chung của vợ chồng. Đồng thời cũng phải giải quyết được vấn để khi một trong hai bên người vợ

hoặc người chồng sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình.

Từ đó, chúng ta nên bổ sung điều luật trong BLDS năm 2015 sửa đổi, bổ sung như sau:

Điều 651 (bổ sung). Hiệu lực pháp luật của di chúc chung của vợ, chồng

1. Di chúc chung của vợ, chồng có hiệu lực từ thời điểm người sau

cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết; nếu vợ, chồng có thoả thuận trong di chúc về thời điểm có hiệu lực của di chúc là thời điểmngười vợ hoặc người chồng chết trước thì chỉ phần di chúc có liên quan đến di sản của người chết trước có hiệu lực pháp luật.

2. Khi người vợ hoặc người chồng sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan

đến phần tài sản của mình thì thời điểm có hiệu lực của phần di chúc chung đã được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điều 643 Bộ luật này. Phần di chúc không bị sửa đổi, bổ sung và di chúc chung bị sửa đổi, bổ sung theo thoả thuận của vợ, chồng được xác định theo quy định của Điều 651 Bộ luật này.

Với quy định đã được sửa đổi theo tinh thần của BLDS năm 1995 và BLDS năm 2005 như trên phần nào cân bằng giữa lợi ích của người vợ hoặc người chồng cịn sống với những người thừa kế khác, thể hiện tính mềm dẻo của pháp luật và đảm bảo quyền tự định đoạt tài sản chung của vợ chồng và cả sự tự định đoạt tài sản riêng trong khối tài sản chung của người vợ hoặc người chồng.

Thứ tư, đối với hình thức của di chúc chung của vợ chồng

Như đã phân tích ở phần trên, việc lập di chúc chung bằng hình thức di chúc miệng hoặc bằng văn bản nhưng khơng có người làm chứng là không phù hợp. Do vậy, đối với di chúc đặc biệt như di chúc chung của vợ chồng

phải được lập bằng văn bản có người làm chứng hoặc có cơng chứng, chứng thực. Như vậy, sẽ đảm bảo được tính áp dụng trong thực tế, khơng như hình thứ miệng hoặc bằng văn bản nhưng khơng có người làm chứng và đảm bảo được tính thể hiện ý chí một cách rõ ràng trong việc định đoạt tài sản chung của vợ chồng, tránh trường hợp di chúc có thể bị làm giả. Đồng thời sẽ dễ dàng hơn cho vợ chồng khi lập di chúc chung mà không phải băn khoăn về việc lựa chọn hình thức di chúc. Theo đó, hướng bổ sung trong BLDS năm 2015 sửa đổi, bổ sung như sau:

Điều 652 (bổ sung). Hình thức của di chúc chung của vợ, chồng

Di chúc chung của vợ, chồng phải được lập thành văn bản.

Người thuộc dân tộc thiểu số có quyền lập di chúc bằng chữ viết hoặc tiếng nói của dân tộc mình.

Điều 653 (bổ sung). Di chúc chung của vợ, chồng bằng văn bản

Di chúc chung của vợ, chồng bằng văn bản bao gồm:

1. Di chúc chung của vợ, chồng bằng văn bản có người làm chứng; 2. Di chúc chung của vợ, chồng bằng văn bản có cơng chứng; 3. Di chúc chung của vợ, chồng bằng văn bản có chứng thực.

Thứ năm, bổ sung quy định về hiệu lực của di chúc trong trường hợp một người hoặc cả hai vợ, chồng lập nhiều bản di chúc

Theo quy định tại khoản 3 Điều 640 BLDS năm 2015: “Trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ”. Quy định này chỉ nêu việc di chúc sau thay thế di chúc trước thì di chúc

trước bị huỷ bỏ. Tuy nhiên, đối với di chúc chung thì trên thực tế một người có thể đồng thời vừa lập di chúc cá nhân, vừa lập di chúc chung vào các thời điểm khác nhau, nếu nội dung của các bản di chúc không mâu thuẫn nhau thì những bản di chúc này đều có giá trị pháp lý, nếu nội dung của các bản di chúc này mâu thuẫn mà di chúc sau khơng thay thế di chúc trước thì sẽ được

giải quyết như thế nào. Theo quy định tại khoản 2 Điều 640 BLDS năm 2015:

“Trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật”.

Vận dụng quy định này đồng thời để phù hợp với quy định về quyền sửa đổi, bổ sung di chúc nói chung và di chúc chung của vợ chồng nói riêng, chúng ta bổ sung trong BLDS năm 2015 sửa đổi, bổ sung như sau:

Điều 654 (bổ sung). Hiệu lực của di chúc chung của vợ chồng trong trường hợp một người hoặc cả hai vợ chồng lập nhiều bản di chúc

Nếu một người vừa lập di chúc chung, vừa lập di chúc riêng hoặc lập nhiều lập di chúc chung với nhiều người khác nhau, thì việc xác định giá trị pháp lý của các bản di chúc này dựa vào quy định tại các Điều 640, Điều 650 (bổ sung), Khoản 5 Điều 643, Điều 651 (bổ sung) của Bộ luật này.

Thứ sáu, bổ sung quy định về thời hiệu thừa kế theo di chúc chung của vợ chồng

Thời hiệu thừa kế đối với di chúc chung của vợ chồng có tính chất đặc biệt so với di chúc thơng thường do có liên quan đến thời điểm có hiệu lực của di chúc chung của vợ chồng và thời điểm mở thừa kế có thể khác nhau. Do vậy, việc quy định bổ sung điều luật liên quan đến vấn đề này giúp cho việc xác định thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản được rõ ràng, Quy định này không loại trừ đi khả năng, người thừa kế khởi kiện yêu cầu tòa án tuyên bố di chúc chung của vợ chồng vô hiệu do di chúc không hợp pháp hay do các nguyên nhân khác. Việc xác định thời hiệu thừa kế đối với di sản là tài sản riêng của người đã chết vẫn sẽ được áp dụng theo Điều 623 BLDS năm 2015, theo đó người thừa kế có thể khởi kiện để yêu cầu chia di sản là tài sản riêng của người chết hoặc tài sản riêng trong khối tài sản chung không

định đoạt trong di chúc chung cho dù di chúc chung của vợ chồng đã phát sinh hiệu lực hay chưa.

Trong trường hợp đối với di chúc chung của vợ chồng thì việc xác định thời hiệu thừa kế như sau:

Điều 655 (bổ sung). Thời hiệu thừa kế theo di chúc chung của vợ chồng

Thời hiệu thừa kế theo di chúc chung của vợ, chồng được áp dụng theo quy địnhtại Điều 623 Bộ luật này. Thời hiệu thừa kế theo di chúc chung của vợ, chồng được tính lại trong trường hợp: Vợ, chồng có thoả thuận trong di chúc thời điểm có hiệu lực của di chúc là thời điểm người vợ hoặc người chồng chết trước, thì thời điểm tính thời thừa kế được tính lại bắt đầu từ ngày di chúc chung có hiệu lực.

Trên đây là một số kiến nghị của người viết về việc bổ sung quy định di chúc chung của vợ chồng trong BLDS năm 2015 sửa đổi, bổ sung. Tuy không thể nào loại bỏ hết được những hạn chế của quy định này trong các BLDS trước đây nhưng cũng là một sự tham khảo đối với những nhà làm luật khi tiến hành sửa đổi, bổ sung BLDS năm 2015 trong tương lai. Dù còn quá sớm để khẳng định liệu quy định về di chúc chung của vợ chồng được quay trở lại và hoàn thiện trong BLDS năm 2015 sửa đổi, bổ sung hay khơng, nhưng qua sự phân tích của người viết trong luận văn này, cùng sự mong mỏi của những nhà nghiên cứu luật pháp, thiết nghĩ việc đưa quy định về di chúc chung của vợ chồng được quay trở lại trong BLDS là cấp thiết.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Có thể thấy, di chúc chung của vợ chồng đã được quy định thừa nhận trong pháp luật Việt Nam từ rất lâu và cũng không phải tự nhiên mà quy định này được xuất hiện rất nhiều lần trong các văn bản pháp luật Việt Nam. Đó chính là những ưu việt mà di chúc chung của vợ chồng đã đem lại. Trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận của di chúc chung của vợ chồng, cũng như qua thực tiễn giải quyết các tranh chấp, nhận thấy cần thiết phải có quy định này trong pháp luật dân sự Việt Nam. Tuy nhiên, trong khi BLDS năm 2015 không giữ lại quy định về di chúc chung của vợ chồng, vậy trường hợp những cặp vợ chồng vẫn muốn lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung phải xử lý như thế nào. Do vậy, cần phải đưa ra hướng giải quyết kịp thời trong trường hợp này.

Mặc dù di chúc chung của vợ chồng đã bị bãi bỏ trong BLDS năm 2015, nhưng theo quan điểm của người viết, quy định này cần được đưa trở lại trong pháp luật dân sự Việt Nam theo đó sẽ sửa đổi các quy định về di chúc chung của vợ chồng trước đây cho phù hợp với thực tiễn, hạn chế nhữngvướng mắc còn tồn tại nhằm hoàn thiện hơn pháp luật về thừa kế nói chung và di chúc chung của vợ chồng nói riêng.

KẾT LUẬN

Thừa kế là một trong những chế định quan trọng trong hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam. Về bản chất, đó là sự chuyển tài sản của người chết cho người còn sống. Pháp luật Việt Nam hiện hành có hai hình thức thừa kế là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) di chúc chung của vợ chồng (Trang 84 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)