Sự cần thiết của dichúc chung của vợ chồng trong pháp luật dân sự Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) di chúc chung của vợ chồng (Trang 73 - 84)

dân sự Việt Nam

Đối với những nguyên nhân khi bãi bỏ di chúc chung của vợ chồng mà các nhà làm luật đã đưa ra, theo quan điểm của những nhà nghiên cứu luật pháp thì những nguyên nhân này là khơng hồn tồn thuyết phục. Ngoài ra, khi đưa ra một quyết định giữ lại hay bãi bỏ một quy định chúng ta cần cân nhắc kỹ lưỡng do có thể ảnh hưởng lớn đến các quan hệ dân sự trong xã hội, đặc biệt hơn là xâm phạm các quyền công dân, quyền con người. Việc đã có ý kiến cho rằng nên bãi bỏ quy định về di chúc chung của vợ chồng trong BLDS thì theo quan điểm của người viết, các nhà làm luật xem xét hai khía cạnh, thứ nhất là liệu những bất cập của quy định này đã hoàn toàn lấn áp những ưu điểm mà quy định này mang lại chưa, hay những bất cập và những ưu điểm này là tương đương nhau và đối với trường hợp này thiết nghĩ nên sửa đổi, bổ sung quy định để phù hợp hơn với thực tiễn; thứ hai là nếu quyết định việc bãi bỏ quy định này thì sẽ có những hậu quả pháp lý hay hướng xử lý như thế nào đối với các di chúc chung đã, đang và sẽ được lập trong tương lai, để quyết định việc bãi bỏ quy định về di chúc chung của vợ chồng trong BLDS.

Có thể thấy, di chúc chung của vợ chồng đã được quy định thừa nhận trong pháp luật Việt Nam từ rất lâu và cũng không phải tự nhiên mà quy định này được xuất hiện rất nhiều lần trong các văn bản pháp luật Việt Nam. Đó chính là những ưu việt mà di chúc chung của vợ chồng đã đem lại.

Tài sản chung của vợ chồng là một “khối” tài sản nên việc lập di chúc chung chính là để khơng phân tán tài sản này. Nói cách khác, lợi ích đầu tiên

của việc lập di chúc chung của vợ chồng là để tạo điều kiện cho khối tài sản chung được duy trì, khơng bị phân chia ngay cả khi một người đã chết. Ngoài ra, với quy định về thời điểm có hiệu lực của di chúc chung của vợ chồng, người còn sống sẽ được bảo vệ, an toàn trong khối tài sản chung cho đến khi họ qua đời. Đây cũng chính là một ưu việt của di chúc chung của vợ chồng.

Để hiểu rõ hơn về sự ưu việt này, chúng ta xem xét ví 02 dụ sau:

Thứ nhất, ơng A và bà B có một căn nhà và đây là tài sản đáng giá nhất của họ. Nếu hai người lập di chúc chung cho con là C và D được hưởng ngôi nhà này theo tỷ lệ 3/4 và 1/4, nếu áp dụng quy định của BLDS năm 1995 mà trong di chúc chung ông A, bà B khơng có thoả thuận về thời điểm có hiệu lực của di chúc thì 1/2 căn nhà này sẽ bị chia cho những người thừa kế là C và D khi ông A chết. Như vậy, bà B sẽ vừa mất chồng, vừa có thể sẽ khơng được sử dụng tồn bộ căn nhà này nữa. Trong trường hợp khơng có di chúc chung cũng tương tự như vậy, chỉ khác là tỷ lệ được hưởng di sản của C và D là như nhau. Như vậy, dù trong trường hợp có di chúc chung theo quy định của BLDS năm 1995 hay khơng có di chúc chung thì hồn cảnh của bà B sẽ khơng kém phần tồi tề, đó là vừa mất chồng, vừa có thể căn nhà bị người khác cùng chiếm hữu, sử dụng trong khi đó trước đây chỉ có hai vợ chồng ơng A, bà B sinh sống.trong ngôi nhà này.

Tuy nhiên, trong trường hợp ơng A, bà B có thoả thuận về thời điểm có hiệu của di chúc chung là thời điểm người sau cùng chết theo quy định của BLDS năm 1995, hoặc di chúc chung theo quy định của BLDS năm 2005 là:“Di chúc chung của vợ, chồng có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết

hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết” thì di sản của vợ chồng ơng A, bà B

là ngôi nhà trên chỉ được phân chia khi bà B chết.

Thứ hai, tại Quyết định số 106/2013/DS-GĐT ngày 15/8/2013 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao đã nêu: cụ Đồng và cụ Lư lập “Tờ di chúc” có

nội dung: Chúng tơi là chủ sở hữu căn nhà số 03 Phó Đức Chính. Ngay trong lúc chúng tôi minh mẫn, sáng suốt chúng tôi tự nguyện lập tờ di chúc này để định đoạt căn nhà kể trên như sau: Sau khi chúng tôi qua đời, con gái ruột chúng tơi là Hịa sinh năm 1951; địa chỉ (...) sẽ được trọn quyền thừa hưởng căn nhà kể trên. Ngoài ra, trong quyết định này còn nêu: căn nhà số 03 Phó Đức Chính là chỗ ở duy nhất của cụ Đồng và 06 người con, cháu, chắt của cụ Đồng, trong khi đó bà Hịa đã có nhà ở nơi khác” nhưng bà Hòa đã làm “văn bản khai nhận di sản” phần sở hữu của cụ Lư (người đã chết) và được cấp “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.

Hội đồng thẩm phán TAND tối cao đã xác định: “Di chúc chung của hai cụ là nhằm đảm bảo chỗ ở ổn định cho cụ còn lại (sau khi một cụ chết) trong căn nhà này” và “di chúc nêu trên là di chúc chung của vợ chồng cụ Đồng, cụ Lư và thời điểm có hiệu lực của di chúc là sau khi hai cụ chết. Tuy nhiên, sau khi cụ Lư chết (vào ngày 22/11/2002), còn cụ Đồng vẫn đang sống cùng con cháu tại căn nhà trên thì vào ngày 17/11/2005 bà Hịa đã làm “văn bản khai nhận di sản” phần sở hữu của cụ Lư trong căn nhà số 03 Phó Đức Chính là khơng đúng với nội dung di chúc của hai cụ và là trái pháp luật”. Từ đó, Hội đồng thẩm phán TAND tối cao cho rằng “Việc bà Hòa kê khai di sản thừa kế phần của cụ Lư trong khi cụ Đồng còn sống là không đúng nội dung di chúc và trái pháp luật; do đó, ngày 22/11/2010, cơ quan có thẩm quyền lại căn cứ vào văn bản khai nhận di sản và Hợp đồng tặng cho để cấp “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất” toàn bộ nhà đất số 03 Phó Đức Chính cho bà Hịa là sai” [3].

Trong hai ví dụ trên, việc lập di chúc chung của vợ chồng cụ thể là của ông A và bà B, cụ Đồng và cụ Lư đã giúp giữ căn nhà vẫn thành một khốivà người còn sống được an tâm sinh sống trong căn nhà đó cho tới khi họ qua

đời, tạo ra sự ổn định cho họ. Người cịn sống khơng phải lo sợ những người thừa kế có thể bán hoặc thực hiện các giao dịch khác đối với căn nhà mà họ đang sinh sống bất cứ lúc nào hoặc dù người thừa kế kê khai di sản mà đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu thì cũng sẽ khơng có giá trị.

Như vậy, chúng ta thấy được quy định về di chúc chung của vợ chồng chính là để bảo vệ người vợ hoặc người chồng còn sống. Sự bảo vệ này là cần thiết vì chính sách “bình đằng” trong pháp luật thừa kế của Việt Nam đã có hậu quả “cào bằng” giữa người vợ hoặc người chồng còn sống với những người thừa kế còn lại của người vợ hoặc người chống chết trước.

Di chúc chung của vợ chồng có một số nhược điểm nhưng cũng có những ưu điểm của nó. Việc duy trì việc thừa nhận di chúc chung của vợ chồng là một giải pháp không thiếu phần thuyết phục [4].

Pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành đã khơng cịn quy định về di chúc chung của vợ chồng, như vậy hướng xử lý như thế nào khi có tranh chấp về loại di chúc này hoặc khi vợ chồng muốn lập di chúc chung trong khi luật đã khơng cịn quy định.

Trong trường hợp, di chúc chung của vợ chồng đã được lập trước khi BLDS năm 2015 có hiệu lực (trước ngày 01/01/2017) mà xảy ra tranh chấp thì căn cứ vào khoản 1 Điều 688 BLDS năm 2015 như sau: “Đối với giao dịch dân sự được xác lập trước ngày Bộ luật này có hiệu lực thì việc áp dụng pháp luật được quy định như sau: giao dịch dân sự chưa được thực hiện mà có nội dung, hình thức khác với quy định của Bộ luật này thì chủ thể giao dịch tiếp tục thực hiện theo quy định của BLDS năm 2005 và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết BLDS năm 2005”.

Như đã phân tích ở trên thì di chúc hay di chúc chung của vợ chồng là một dạng giao dịch dân sự, cụ thể là hành vi pháp lý đơn phương, do vậy quy định trên được áp dụng cho di chúc chung của vợ chồng. Những di chúc

chung được lập trước ngày 01/01/2017 được điều chỉnh bởi các quy định của BLDS năm 2005. Do đó, nếu những cặp vợ chồng muốn được hưởng những ưu việt của di chúc chung thì nên lập di chúc chung trước ngày 01/01/2017 để được pháp luật công nhận.

Đối với những di chúc được lập trước khi BLDS năm 2015 có hiệu lực pháp luật mà vợ, chồng đã lập di chúc định đoạt tài sản chung thì giải quyết thế nào nếu họ không lập các di chúc khác. Theo Nguyên Thẩm phán TAND tối cao Nguyễn Quang Lộc đã đưa ra hướng giải quyết đối với trường hợp này như sau:

- Nếu di chúc vợ, chồng được lập trước ngày 01/01/2017 và thời điểm mở thừa kế đều vào trước ngày 01/01/2017 thì di chúc vợ, chồng vẫn có hiệu lực pháp luật.

- Nếu di chúc vợ, chồng được lập trước ngày 01/01/2017 và thời điểm mở thừa kế của người chết (vợ hoặc chồng) trước ngày 01/01/2017 thì di chúc vẫn có hiệu lực đối với phần tài sản chung mà vợ chồng định đoạt.

- Nếu thời điểm mở thừa kế sau ngày 01/01/2017 mà khơng có sự thay đổi, bổ sung di chúc chung thành di ch úc cá nhân cho phù hợp với sự thay đổi của pháp luật thì bản di chúc chung vợ, chồng khơng có hiệu lực pháp luật [30].

Theo quan điểm của người viết thì hướng giải quyết này là phù hợp với quy định tại Điều 688 BLDS năm 2015. Tuy nhiên, việc xác định thời điểm mở thừa kế sau ngày 01/01/2017 mà khơng có sự thay đổi, bổ sung di chúc chung thành di chúc cá nhân cho phù hợp với sự thay đổi của pháp luật thì bản di chúc chung vợ, chồng khơng có hiệu lực pháp luật chưa thực sự hợp lý. Vậy, đối với trường hợp những cặp vợ chồng vẫn muốn lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung sau ngày BLDS năm 2015 có hiệu lực thì có được khơng vì đây là một nét văn hóa tốt đẹp của người Việt Nam và đã tồn

tại từ bao đời nay. Vấn đề này, có hai luồng quan điểm trái ngược giữa “pháp luật hiện hành không thừa nhận di chúc chung của vợ chồng” và “pháp luật không cấm đồng nghĩa với việc vẫn chấp nhận giá trị của di chúc chung của vợ chồng”.

Theo luồng quan điểm thứ nhất trong đó có Nguyên Thẩm phán TAND tối cao Nguyễn Quang Lộc cho rằng: Điều 663 BLDS năm 2005 quy định về di chúc chung của vợ, chồng: “Vợ, chồng có thể lập di chúc chung để định

đoạt tài sản chung”. BLDS năm 2015 đã bỏ quy định này, do vậy về nguyên

tắc thì di chúc chung của vợ, chồng khơng có hiệu lực vì pháp luật khơng cịn thừa nhận [30]. Như vậy, quan điểm này cho rằng do BLDS năm 2015 đã bỏ quy định về di chúc chung của vợ chồng nên về nguyên tắc thì di chúc chung của vợ chồng khơng có hiệu lực vì pháp luật khơng cịn thừa nhận.

Tuy nhiên, theo luồng quan điểm thứ hai lại cho rằng BLDS năm 2015 khơng cịn quy định về di chúc chung của vợ chồng với những thay đổi trong BLDS năm 2015 so với BLDS năm 2005, nhưng khơng tồn tại một quy định có giá trị pháp lý cấm di chúc chung của vợ chồng khi họ định đoạt tài sản chung của họ [3], khác với BLDS Cộng hoà Pháp nêu trên là có hẳn một điều luật quy định không cho phép, cấm lập di chúc chung.

Trước hết, đi từ bản chất vấn đề, di chúc được định nghĩa là “là sự thể

hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết” (Điều 646 BLDS năm 2005, nay là Điều 624 BLDS năm 2015). Khi

BLDS năm 2005 có hiệu lực vẫn luôn tồn tại song song quy định về di chúc của cá nhân và quy định về di chúc chung của vợ chồng, như vậy sẽ dẫn tới cách hiểu là điều luật trên chỉ chấp nhận di chúc của một cá nhân. Tuy nhiên, nếu phân tích kỹ quy định tại Điều 624 BLDS năm 2015 đã khơng cịn quy định về di chúc chung của vợ chồng thì việc hiểu theo hướng chỉ chấp nhận di chúc của một cá nhân và cấm di chúc chung của vợ chồng không thực sự

thuyết phục. Bởi lẽ, điều luật trên chỉ nói di chúc là “ý chí của cá nhân” chứ khơng nói di chúc là “ý chí của một cá nhân” trong khi đó vợ, chồng đều là cá nhân do vậy hồn tồn có thể hiểu vợ chồng được lập di chúc chung. Theo Điều 624 nêu trên thì chủ thể được lập di chúc ở đây là “cá nhân”, như vậy chỉ cá nhân mới được lập di chúc còn những chủ thể khác cá nhân như pháp nhân, hộ gia đình… khơng được lập di chúc, ngoài ra điều luật cũng không nêu một cách rõ ràng là di chúc chỉ có thể do một cá nhân lập. Do vậy, không đủ cơ sở để cho rằng, quy định tại Điều 624 nêu trên cấm di chúc chung của vợ chồng khi họ định đoạt tài sản chung.

Nếu đi theo hướng suy luận của Điều 624 BLDS năm 2015 là cấm di chúc chung của vợ chồng thì quy định đó có phù hợp với quy định pháp luật trong đó có Hiến pháp, văn bản có giá trị pháp lý cao nhất khơng?

Theo khoản 1 Điều 119 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Hiến pháp là

luật cơ bản của nước Cộng hồ XHCN Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp”. Quy định

này cho thấy mọi văn bản pháp luật khác Hiến pháp phải phù hợp với Hiến pháp. Như vậy, quy định theo hướng suy luận cấm di chúc chung của vợ chồng trong BLDS như đã nêu trên phải phù hợp với Hiến pháp hiện hành thì mới có giá trị pháp lý. Theo Chương 2 Hiến pháp năm 2013 quy định về Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của cơng dân. Trong chương này có quy định: “Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải

để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác” (khoản 1 Điều 32 Hiến pháp năm

2013). Như vậy, có thể hiểu quyền sở hữu tài sản của mọi người được nêu ởtrên là một quyền con người. Đối với quyền con người, đây là một trong hai quyền ngồi quyền cơng dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được cơng nhận, tơn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật với

cơ chế tương ứng, trong đó có cơ chế được nêu tại khoản 2 Điều 14 Hiến pháp năm 2013 với nội dung:“Quyền con người, quyền cơng dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phịng, an ninh quốc gia, trật tự, an tồn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”. Như vậy, chỉ có Luật (văn bản do Quốc hội ban hành) mới có thể

“hạn chế” quyền con người hay quyền sở hữu tài sản của mọi người. Tuy nhiên, dù có Luật được ban hành để hạn chế quyền con người hay quyền sở hữu tài sản của mọi người nhưng không phải trường hợp nào cũng được chấp nhận, chỉ khi “trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phịng, an ninh quốc

gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”. Việc vợ

chồng lập di chúc chung của vợ chồng không làm ảnh hưởng tới “quốc phòng,

an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng” trong quy định vừa nêu. Do đó, quy định trong BLDS hay trong luật

khác không thể cấm việc lập di chúc chung của vợ chồng. Vì thế, quy định tại Điều 624 BLDS năm 2015 theo hướng suy luận cấm di chúc chung của vợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) di chúc chung của vợ chồng (Trang 73 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)