1.3.1. Điều kiện về mục đích và nội dung
Như đã phân tích ở trên, việc lập di chúc chung của vợ chồng là hành vi pháp lý đơn phương trong giao dịch dân sự. Tuy nhiên, pháp luật không quy định riêng các điều kiện có hiệu lực đối với loại di chúc này mà sẽ được áp dụng như các điều kiện có hiệu lựccủa giao dịch dân sự và của di chúc thông thường.
Theo Điều 122 BLDS năm 2005 quy định:
“1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;
b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;
c) Người tham gia giao dịch hồn tồn tự nguyện.
2. Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định”.
Như vậy, điều kiện đầu tiên để di chúc chung của vợ chồng có hiệu lực là điều kiện về chủ thể, cụ thể chủ thể lập di chúc chung phải là vợ chồng và người vợ, người chồng lập di chúc chung phải có năng lực hành vi dân sự, nghĩa là phải có khả năng bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Ngoài ra, theo Điều 647 BLDS năm 2005 quy định:
“1. Người đã thành niên có quyền lập di chúc, trừ trường hợp người đó bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.
2. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý”.
Tuy nhiên, do quan hệ hôn nhân phải chịu sự điều chỉnh của LHNGĐ nên độ tuổi của người lập di chúc chung của vợ chồng, ở đây là người vợ và người chồng phải đáp ứng độ tuổi kết hôn theo LHNGĐ. Tại Điều 9
LHNGĐ năm 2000 quy định: “Nam nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các
điều kiện sau đây: 1. Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên...” và tại Điều 8 LHNGĐ năm 2014 quy định: “1. Nam, nữ kết hôn với
nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây: a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên...”.
Điều kiện tiếp theo để di chúc chung của vợ chồng có hiệu lực là điều kiện mục đích và nội dung của di chúc. Theo Điều 652 BLDS năm 2005 quy định: “Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di
chúc không trái quy định của pháp luật”. Như vậy, điều kiện về mục đích và
nội dung của di chúc thông thường hay di chúc chung của vợ chồng là “không trái pháp luật, đạo đức xã hội” đã thu hẹp hơn so với điều kiện về mục đích và nội dung của giao dịch dân sự đó là “khơng vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội”.
Theo Điều 123 BLDS năm 2005 quy định: “Mục đích của giao dịch
dân sự là lợi ích hợp pháp mà các bên mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch đó”, trong trường hợp đối với di chúc chung của vợ chồng thì mục đích
của di chúc là sự chuyển tài sản chung của vợ chồng cho người khác theo ý chí chung của vợ chồng, như vậy những người mà được chỉ định trong di chúc chung sẽ được hưởng di sản là tài sản chung của vợ chồng đã định đoạt,
trừ trường hợp những người thừa kế đó từ chối hoặc khơng được quyền hưởng di sản theo Điều 642 và Điều 643 BLDS năm 2005. Đối với những di chúc chung của vợ chồng lập ra khơng nhằm mục đích định đoạt tài sản chung của vợ chồng cho người khác, mà chỉ là căn dặn con cháu cách sống, phải yêu thương lẫn nhau, giao nghĩa vụ đạo đức… thì những di chúc chung này khơng thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự, khi có tranh chấp xảy ra liên quan đến di chúc loại này pháp luật cũng không can thiệp, việc giải quyết tranh chấp này chủ yếu là sự phê phán, lên án của xã hội của dòng họ hay của gia đình.
Nội dung di chúc chung của vợ chồng là những vấn đề cụ thể được vợ chồng thể hiện trong bản di chúc chung đó và nội dung này không trái pháp luật, đạo đức xã hội. Đối với nội dung của di chúc hay di chúc chung của vợ chồng được lập bằng văn bản thì tại Điều 653 BLDS năm 2005 quy định:
“1. Di chúc phải ghi rõ:
a) Ngày, tháng, năm lập di chúc;
b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
d) Di sản để lại và nơi có di sản;
đ) Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ. 2. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chú”.
Trong nội dung của di chúc chung dù dưới hình thức nào cũng phải thể hiện đối tượng được hưởng di sản và giá trị phần di sản được hưởng. Tuy nhiên, một vấn đề được đặt ra là khi lập di chúc chung, vợ và chồng không loại trừ khả năng chỉ định lẫn nhau làm người thừa kế được hưởng toàn bộ tài
sản chung của vợ chồng hoặc một phần tài sản chung của vợ chồng, phần còn lại định đoạt cho người khác. Như vậy, trong trường hợp này pháp luật có cơng nhận nội dung trong di chúc chung này không? Điều 646 BLDS năm 2005 quy định: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”. Mặc dù, pháp luật tôn trọng quyền tự định đoạt tài sản của cá nhân nhưng trong trường hợp này, di chúc chung của vợ chồng không phải của một cá nhân thông thường mà là của vợ chồng, một chủ thể đặc biệt, do vậy việc vợ chồng lập di chúc chung phải định đoạt tài sản chung cho “người khác” mà không thể là một trong hai người là người vợ hoặc người chồng. Đối với trường hợp, vợ và chồng chỉ định lẫn nhau làm người thừa kế được hưởng một phần tài sản chung của vợ chồng, phần còn lại định đoạt cho người khác thì sẽ phải giải quyết như thế nào? Trong trường hợp này, khi người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết và di chúc chung của vợ chồng có hiệu lực thì phần di chúc chung định đoạt di sản là tài sản chung của vợ chồng cho những người thừa kế khác vẫn có hiệu lực, phần di chúc chung định đoạt di sản là tài sản chung của vợ chồng cho nhau sẽ khơng có hiệu lực và sẽ được chia theo pháp luật.
Nói tóm lại, việc có tài sản chung và thỏa thuận thống nhất nội dung chuyển tài sản chung cho người khác là điều kiện cần để vợ chồng có thể lập di chúc chung.
Cũng theo quy định tại Điều 122 BLDS năm 2005 thì “Người tham gia
giao dịch hoàn toàn tự nguyện”. Đối với di chúc chung của vợ chồng thể hiện
ý chí đơn phương của vợ chồng, là hai cá nhân nhưng cùng chung một ý chí và việc thể hiện ý chí này là tự nguyện. Di chúc chung của vợ chồng là sự thể hiện ý chí chủ quan của vợ, chồng nhưng đã được thống nhất và không bị chi phối bởi ý kiến của bất kỳ ai. Vợ chồng khi lập di chúc chung tự quyết định việc để lại di sản cho bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào và người được hưởng
thừa kế khơng bắt buộc phải có quan hệ huyết thống hay quan hệ nuôi dưỡng đối với họ.
1.3.2. Điều kiện về hình thức
Về hình thức của di chúc chung của vợ chồng được áp dụng tương tự như đối với di chúc cá nhân thơng thường. Theo đó, “Di chúc phải được lập
thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng. Người thuộc dân tộc thiểu số có quyền lập di chúc bằng chữ viết hoặc tiếng nói của dân tộc mình” (Điều 649 BLDS năm 2005). Như vậy, có
hai hình thức để thể hiện di chúc chung của vợ chồng, di chúc bằng văn bản hoặc di chúc miệng. Đối với di chúc được lập bằng văn bản phải thể hiện những nội dung đã được nêu ở phần trên. Đối với di chúc được lập bằng miệng thì chỉ được áp dụng khi: “Trong trường hợp tính mạng một người bị
cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng. Sau ba tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ” (Điều 651 BLDS năm 2005). Tuy nhiên để di chúc miệng này hợp pháp thì phải thoả mãn điều kiện:“người di chúc miệng
thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được cơng chứng hoặc chứng thực” (Khoản 5 Điều 652
BLDS năm 2005).
Như vậy, việc lập di chúc chung của vợ chồng bằng miệng là hình thức bất đắc dĩ và trên thực tế rất hiếm trường hợp này, bởi phải tuân theo những điều kiện rất khó thực hiện của pháp luật.