Những giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại hội sở ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam – techcombank (Trang 67 - 69)

Techcombank

2.2.1. Hoàn thiện về quy trình thẩm định dự án đầu tư vay vốn

Quy trình thẩm định tại Techcombank còn qua nhiều giai đoạn thủ tục, hướng dẫn vẫn còn mang tính chung chung chưa cụ thể. Quy trình này cần được hoàn thiện hơn nữa:

-Quy định rõ ràng hơn nữa trách nhiệm của từng khâu, từng cán bộ làm tăng tính chắc chắn trong quá trình thẩm định. Quy trình hiện tại của ngân hàng đã được đánh giá là tương đối hiệu quả nhưng nếu ta quy định rõ ràng trách nhiệm của từng

khâu, từng cá nhân cán bộ thẩm định thì có thế giảm bớt số công đoạn trong quá trình thẩm định như kiểm soát, phê duyệt, những công việc chỉ cần làm một lần, như vạy làm giảm bớt chi phí của quá trình thẩm định.

- Rút ngắn bớt các giai đoạn thủ tục thẩm định, các khâu trình hồ sơ. Các thủ tục ở đây tương đối gọn nhẹ nhưng vẫn có những thủ tục không cần thiết gây khó khăn cho các doanh nghiệp.

-Chuyên môn hóa cán bộ vào từng lĩnh vực, nhất là những lĩnh vực có tính chất đặc biệt làm cho việc thẩm định chuyên nghiệp hơn, chính xác hơn và có thể tạo điều kiện để giảm bớt các khâu trình duyệt hồ sơ. Mỗi cán bộ chịu trách nhiệm chính về một lĩnh vực, khi dự án vào lĩnh vực nào thì cán bộ đó sẽ chịu trách nhiệm chính về thẩm định dự án đó.

- Tiếp tục đẩy mạnh hoàn thiện các chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp. Chi tiết, đa dạng hóa các khoản mục và sự hỗ trợ của phần mềm tính toán chuyên biệt. Cần chi tiết hóa các tiêu chí xếp loại doanh nghiệp như tiêu chí tài chính, tiêu chí phi tài chính…Đánh giá mức độ tín nhiệm của ngân hàng với từng thang điểm khác nhau.

2.2.2. Hoàn thiện về phương pháp thẩm định dự án đầu tư vay vốn

Việc lựa chọn phương pháp thẩm định dự án đầu tư đóng vai trò quyết định đến chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư.Do vậy ngân hàng phải luôn có sự thay đổi, có những phương pháp thẩm định mới, hiện đại trên cơ sở tham khảo học hỏi các ngân hàng khác tiến bộ trong nước và quốc tế. Các phương phấp thẩm định có rất nhiều và đa dạng, tuy nhiên việc vận dụng vào từng dự án như thế nào còn tùy thuộc vào sự linh hoạt của từng cán bộ thẩm định và điều đó cần được ban quản trị Ngân hàng quan tâm đúng mực hơn nữa

Đa dạng hóa phương pháp thẩm định hơn nữa. Công tác thẩm định cần tiến hành thường xuyên, liên tục, toàn diện đối với tất cả dự án xin vay, trong cả quá trình cho vay từ khi xem xét dự án đến khi phát vốn và thu nợ lãi. Dự án đầu tư đa phần là các dự án mang tính dài hạn, trong quá trình dự án hoạt động có thể xảy ra nhiều biến cố. Do vậy muốn chất lượng khoản cho vay được tốt thì cán bộ thẩm định phải không ngừng đánh giá, tổ chức theo dõi dự án một cách khoa học hiệu quả, tránh tình trạng lơi là của cán bộ thẩm định. Phải có quy chế cụ thể về việc thẩm định trong quá trình cho vay của các dự án. Các cán bộ phải có báo cáo về tình hình dự án một cách thường xuyên và cụ thể. Hàng tháng tổ chức buổi họp bàn xem xét về các dự án đang trong quá trình hoạt động và đề xuất giải pháp với những dự

án có dấu hiệu không tốt. Tiến hành linh hoạt thay đổi cách thức kiểm soát theo dõi khoản vay tùy thuộc vào tình hình, ví dụ việc theo dõi thẩm định trong thời kỳ kình tế suy thoái hiện nay phải được tiến hành khác với thời kỳ nền kinh tế tăng trưởng . Trong thời kỳ hiện nay nên chú trọng đầu tư hơn đến việc thẩm định các giải pháp của các dự án khi đối mặt với suy thoái kinh tế. Tổ chức rút kinh nghiệm thường xuyên từ các dự án đã tiến hành thanh lý để tìm ra trọng tâm khi quản lý các khoản cho vay.

Đối với mỗi phương pháp, cần chi tiết hóa các bước. Mỗi bước thẩm định cần áp dụng theo phương pháp nào đạt hiệu quả nhất. Sau đó tìm ra mối quan hệ giữa các chỉ tiêu cũng như nguyên nhân gây ra sự khác biệt với những dự án tương tự hay với chuẩn của ngành, lĩnh vực.

Ví dụ: khi phân tích rủi ro của dự án ta thường dung phương pháp dự báo và phương pháp phân tích độ nhạy. Dự án đầu tư nào cũng chứa đựng rủi ro, khi phân tích nhận định được các yếu tố rủi ro giúp chủ đầu tư cũng như cán bộ thẩm định tìm ra biện pháp giảm thiểu, hạn chế rủi ro. Hoặc khi thẩm định tổng vốn đầu tư, cơ cấu nguồn vốn đầu tư thì hay áp dụng phương pháp so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu của ngành, lĩnh vực, dự án tương tự…Cần áp dụng, so sánh nhiều hơn với các chuẩn của khu vực và quốc tế.

Kết hợp các phương pháp nhiều hơn để có thể có một kết luận cho mỗi dự án mang tính thuyết phục.

2.2.3. Hoàn thiện nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại hội sở ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam – techcombank (Trang 67 - 69)