Kết quả đạt được và những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong việc giải quyết các vụ án xâm phạm trật tự quản lý hành chính

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính trong Luật hình sự Việt Nam (Trên cơ sở thực tiễn tỉnh Thái Nguyên) (Trang 50 - 65)

trong việc giải quyết các vụ án xâm phạm trật tự quản lý hành chính

Toà án nhân dân hai cấp tỉnh Thái Nguyên với chức năng là xét xử và giải quyết các vụ, việc theo quy định của pháp luật. Tổng biên chế hiện có 206 cán bộ, công chức và lao động hợp đồng,

Trong nhiệm kỳ qua, yêu cầu cải cách tư pháp đặt ra cho công tác Tòa án nói chung và Tòa án nhân dân hai cấp của tỉnh nói riêng với nhiệm vụ rất nặng nề, Hiến pháp (sửa đổi) có hiệu lực thi hành, theo đó Tòa án được xác định là cơ quan thực hiện quyền tư pháp. Thẩm quyền của Tòa án được mở rộng trong một số lĩnh vực. Số lượng các loại vụ án phải giải quyết, xét xử nhiều, tình hình tội phạm diễn biến phức tạp, các tranh chấp dân sự và khiếu kiện hành chính tính chất ngày càng phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định xã hội, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Tuy nhiên, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Tòa án nhân dân tối cao, của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh và cấp ủy Đảng, Hội đồng nhân dân các cấp trong tỉnh, cùng với sự phối hợp, giúp đỡ, tạo điều kiện về nhiều mặt của các cấp chính quyền địa phương. Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo Tòa án nhân dân tỉnh đã quán triệt, triển khai xây dựng kế hoạch cụ thể, xác định nhiệm vụ trọng tâm công tác hằng năm, sâu sát trong việc chỉ đạo, điều hành, chủ động đề ra các chương trình, kế hoạch công tác với các biện pháp tổ chức thực hiện cụ thể; đồng thời cùng với sự cố gắng nỗ lực của cán bộ, công chức Tòa án nhân dân hai cấp trong tỉnh, nên trong giai đoạn qua công tác của Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Thái Nguyên có nhiều chuyển biến tích cực, hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị của mình, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Án hình sự sơ thẩm:

- Tổng thụ lý 6.604 vụ - 11.204 bị cáo; đã giải quyết 6.473 vụ - 10.956 bị cáo, đạt tỷ lệ 98%. Trong đó:

+ Tòa án tỉnh: Thụ lý 302 vụ - 503 bị cáo; giải quyết 289 vụ - 470 bị cáo, đạt tỷ lệ 96%.

+ Tòa án cấp huyện: Thụ lý: 6.302 vụ - 10.701 bị cáo; giải quyết 6.184 vụ - 10.486 bị cáo, đạt tỷ lệ 98%.

- Các vụ án hình sự thụ lý, xét xử tập trung chủ yếu ở các loại tội phạm sau: + Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt ma túy 1.911 vụ - 2.197 bị cáo;

+ Tội trộm cắp tài sản, 1.316 vụ án hình sự sơ thẩm với 1.924 bị cáo; + Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác 509 vụ - 797 bị cáo;

+ Tội đánh bạc 446 vụ - 2.301 bị cáo.

+ Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ 470 vụ - 470 bị cáo.

+ Tội giết người 77 vụ - 115 bị cáo + Tội tham ô tài sản 06 vụ - 09 bị cáo.

- Hình phạt áp dụng đối với các bị cáo như sau: + Tuyên không tội 03 bị cáo;

+ Cho hưởng án treo 3258 bị cáo; + Tù từ 3 năm trở xuống 4206 bị cáo; + Tù từ trên 3 năm đến 7 năm 1088 bị cáo; + Tù từ trên 7 năm đến 15 năm 871 bị cáo; + Tù từ trên 15 năm đến 20 năm 108 bị cáo; + Tù chung thân 28 bị cáo;

+ và Tử hình 12 bị cáo; [35, tr. 2].

Riêng đối với các tội xâm phạm TTQLHC, trong thời gian 5 năm 2011- 2015, đã có 102 vụ án hình sự sơ thẩm với 193 bị cáo, chiếm 2,09% số vụ và 2,33% số bị cáo.

các vụ án hình sự sơ thẩm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong 5 năm qua có thể biểu đạt dưới biểu đồ sau:

Các tội khác

Các tội xâm phạm TTQLHC

Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt ma túy

Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ số vụ án sơ thẩm về các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính trong tổng số các vụ án hình sự sơ thẩm trên địa bàn

tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011- 2015

(Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên)

Bảng 2.1. Tổng số vụ án và tổng số bị cáo bị đưa ra xét xử về các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính từ 2011-2015 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Năm Số vụ Số bị cáo 2011 3 4 2012 27 43 2013 31 55 2014 22 56 2015 19 35 Tổng số 102 193

(Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên)

Nhìn vào bảng thống kê số vụ án và số bị cáo bị đưa ra xét xử về các tội xâm phạm TTQLHC trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên từ năm 2011 đến năm 2015

Thứ nhất, số vụ án sơ thẩm về các tội xâm phạm TTQLHC xảy ra và bị

đưa ra xét xử chiếm tỷ lệ tương đối thấp trong tổng số các tội phạm hình sự nói chung bị Tòa án đưa ra xét xử. Tính trung bình mỗi năm số vụ là 12 vụ, số bị cáo là 38 bị cáo. Năm có vụ án phải xét xử cao nhất là năm 2013 với 31 vụ án, năm thấp nhất là năm 2011 với 3 vụ án. Năm có số bị cáo xét xử cao nhất là năm 2014 với 56 bị cáo, năm thấp nhất là năm 2011 với 4 bị cáo.

Thứ hai, trong tổng số các vụ án về các tội xâm phạm TTQLHC bị đưa

ra xét xử, tội chống người thi hành công vụ chiếm tỷ lệ cao nhất với số bị cáo đông nhất, có một số tội danh hầu như là không xảy ra. Cụ thể có thể xem ở bảng thống kê dưới đây:

Bảng 2.2. Số lượng các vụ án về các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính bị đưa ra xét xử trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Điều luật 2011 2012 2013 2014 2015 Điều 257 2vụ/2bc 16vụ/18bc 23vụ/27bc 15vụ/21bc 10vụ/14bc Điều 265 0 0 0 1vụ/2bc 0 Điều 266 0 0 0 0 1vụ/4bc Điều 267 1vụ/2bc 4vụ/13bc 7vụ/27bc 6vụ/33bc 8vụ/17bc Điều 268 0 1vụ/1bc 1vụ/1bc 0 0 Điều 269 0 0 0 0 0 Điều 270 0 0 0 0 0 Điều 275 0 5vụ/9bc 0 0 0 Điều 276 0 1vụ/2bc 0 0 0 Tổng số 3v/4bc 27v/43bc 31v/55bc 22v/56bc 19v/35bc

Bảng 2.3. Cơ cấu từng loại tội phạm về các tội xâm phạm TTQLHC từ năm 2011-2015 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Điều luật Số vụ đã xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm TTQLHC % trong tổng số vụ xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm TTQLHC Số bị cáo đã xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm TTQLHC % trong tổng số bị cáo xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm TTQLHC Điều 257 66 64,7% 82 42,4% Điều 260 0 0 0 0 Điều 265 1 0,98% 2 1,04% Điều 266 1 0,98% 4 2,07% Điều 267 26 25,5% 92 47,7% Điều 268 2 1,96% 2 1,03% Điều 269 0 0 0 0 Điều 270 0 0 0 0 Điều 275 5 4,9% 9 4,66% Điều 276 1 0,98% 2 1,03% Tổng số 102 100% 193 100%

(Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên)

Bảng số liệu thống kê trên cho thấy, các tội xâm phạm TTQLHC bị xét xử nhiều là: Tội chống người thi hành công vụ; tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội tổ chức, cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép. Trong đó, tội chống người thi hành công vụ xảy ra nhiều nhất. Các tội xâm phạm TTQLHC bị đưa ra xét xử ít là: Tội không chấp hành lệnh gọi quân nhân dự bị nhập ngũ; tội làm trái việc thực hiện nghĩa vụ quân sự; tội cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự; tội vô ý làm lộ bí mật Nhà nước, tội làm mất tài liệu bí mật Nhà nước và tội vi phạm quy chế về biên giới.

lệ đa số với 66 vụ/102 vụ (chiếm 64,7%) tổng số vụ án về các tội xâm phạm TTQLHC mà Tòa án đã đưa ra xét xử và với 82 bị cáo/193 bị cáo (chiếm 42,4%). Nguyên nhân phạm tội chống người thi hành công vụ ngày một gia tăng là do một bộ phận người dân thiếu hiểu biết pháp luật, bị các đối tượng xấu kích động, lôi kéo tham gia; nhiều thanh, thiếu niên do không được gia đình, nhà trường và xã hội quản lý, giáo dục tốt, thiếu hiểu biết pháp luật… nên khi có hành vi vi phạm bị bắt giữ, xử lý thì chống đối, khiêu khích hoặc dùng vũ lực tấn công lại. Hơn nữa, quy định về TNHS và hình phạt đối với tội phạm này nói chung chưa nghiêm nên chưa đủ sức răn đe, phòng ngừa tội phạm. Các đối tượng vi phạm không chỉ chống người thi hành công vụ để ngăn cản việc bị xử lý, chạy trốn khi bị bắt giữ mà còn ngang nhiên khiêu khích, đe dọa người thi hành công vụ đang làm nhiệm vụ.

Thứ ba, phân tích hình phạt đối với các tội xâm phạm TTQLHC thì các

cấp Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên chủ yếu áp dụng hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo. Cụ thể có thể xem ở bảng thống kê dưới đây:

Bảng 2.4. Phân tích kết quả giải quyết 102 vụ án hình sự sơ thẩm về các tội xâm phạm TTQLHC trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên từ 2011-2015

Stt Nội dung Số liệu (người)

Phân tích số bị cáo đã xét xử

1 Phạt tiền 23

2 Cải tạo không giam giữ 14

3 Cho hưởng án treo 92

4 Tù từ 3 năm trở xuống 57

5 Tù từ trên 3 năm đến 7 năm 7

6 Tù từ trên 7 năm đến dưới 15 năm 0

Stt Nội dung Số liệu (người)

Đặc điểm nhân thân của các bị cáo

8 Đảng viên 15

9 Tái phạm, tái phạm nguy hiểm 3

10 Nghiện ma tuý 3

11 Dân tộc thiểu số 26

12 Nữ 27

13 Từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi 1

14 Từ 18 đến 30 tuổi 72

15 Người nước ngoài 0

(Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên)

Bảng 2.5: Chế tài hình sự được áp dụng đối với các bị cáo phạm tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Năm Cảnh cáo Phạt tiền

Cải tạo không giam giữ Tù giam Án treo Tù 3 năm trở xuống Tù trên 3 năm đến 7 năm 2011 0 2 7 0 0 1 2012 0 2 4 24 12 1 2013 0 3 6 31 14 1 2014 0 12 0 18 26 0 2015 0 4 3 19 5 4

Tổng số 0 23 bị cáo 20 bị cáo 92 bị cáo 57 bị cáo 7 bị cáo

(Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên)

Như vậy, theo thống kê của Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên, từ năm 2011 đến năm 2015 số bị cáo phạm tội ít nghiêm trọng chiếm 99,5% số bị cáo về tội xâm phạm TTQLHC được xét xử sơ thẩm, trong đó, các cấp tòa án nhân dân

20 bị cáo chiếm 3,86%, tù giam nhưng cho hưởng án treo 92 bị cáo chiếm 47,67%; phạt tù từ 3 năm trở xuống 57 bị cáo chiếm 29,5%. Như vậy, các vụ án về các tội xâm phạm TTQLHC chủ yếu là các vụ án có tính chất ít nghiêm trọng.

Thứ tư, nghiên cứu số bị cáo phạm các tội xâm phạm TTQLHC bị đưa ra

xét xử có những đặc điểm thể hiện theo bảng thống kê dưới đây:

Bảng 2.6: Những đặc điểm của người phạm tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính bị đưa ra xét xử từ 2011-2015 tại tỉnh Thái Nguyên

Năm Số bị cáo

xét xử Tái phạm

Dân tộc thiểu số

Độ tuổi

Dưới 18 tuổi Trên 18 tuổi

2011 4 0 0 0 1 2012 43 0 14 1 23 2013 55 1 5 0 26 2014 56 2 3 0 19 2015 35 0 4 0 3 Tổng 193 3 26 1 72

(Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên)

Theo bảng thống kê này của Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên, thì số người bị xét xử về các tội xâm phạm TTQLHC trong 5 năm trở lại đây là 193 bị cáo, trong đó người chưa thành niên 2 người, chiếm tỷ lệ 1,03%, tiếp đó là độ tuổi thành niên là 72 người, chiếm tỷ lệ cao nhất là 37,3%. Về dân tộc, trong số người phạm các tội xâm phạm TTQLHC có 26 người là dân tộc ít người, chiếm tỷ lệ 13,47%. Chỉ có 3 người tái phạm trong số 193 người phạm các tội xâm phạm TTQLHC, chiếm tỷ lệ 1,55% và họ chỉ phạm tội vào năm 2013, 2014. Các năm còn lại không có bị cáo nào thuộc loại tái phạm.

Qua nghiên cứu các bản án xét xử các tội xâm phạm TTQLHC, ta có thể thấy, việc áp dụng pháp luật hình sự với các tội xâm phạm TTQLHC có những

Thứ nhất, vấn đề định tội danh đối với các tội xâm phạm TTQLHC,

Trên thực tế tại tỉnh Thái Nguyên đã xảy ra trường hợp xác định tội danh chưa chính xác.

Ví dụ về Vụ án thứ nhất: Thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác quản lý lâm sản trên địa bàn và sự phân công nhiệm vụ của lãnh đạo Hạt kiểm lâm huyện Phú Lương, khoảng 16 giờ 30 phút ngày 05/02/2015, ông Khổng Văn Mạnh- Cán bộ của Hạt kiểm lâm huyện Phú Lương quản lý địa bàn xã Yên Ninh, kết hợp với cán bộ của Ủy ban nhân dân xã Yên Ninh gồm có ông Hứa Đức Thành- Phó Trưởng Ban công an; ông Đinh Văn Hưng- Phó trưởng ban Lâm nghiệp xã cùng với ông Hà Ngọc Long- là trưởng xóm Đồng Đình, xã Yên Ninh, Phú Lương, tiến hành kiểm tra xưởng xẻ gỗ của Nguyễn Văn Sỹ được đặt tại nhà riêng ở xóm Đồng Đình, xã Yên Ninh. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ ông Khổng Văn Mạnh mặc đầy đủ trang phục, phù hiệu của ngành Kiểm lâm theo đúng quy định. Khi đến nơi, ông Mạnh đã giới thiệu thành phần tổ công tác, mục đích cuộc kiểm tra và tiến hành kiểm tra xưởng xẻ trước sự chứng kiến của Sỹ. Khi kiểm tra tổ công tác đã phát hiện thấy trong xưởng xẻ có 17 lóng gỗ xác định là loại gỗ Nghiến thuộc nhóm II A, dạng hình tròn đường kính là từ 35 đến 40 cm, độ dầy mỗi lóng là 4,5 cm, tổ công tác yêu cầu Sỹ xuất trình hồ sơ lý lịch chứng minh nguồn gốc của số gỗ trên nhưng Sỹ không xuất trình được. Tổ công tác đã tiến hành lập biên bản thu giữ toàn bộ số gỗ trên để xử lý theo quy định, Sỹ liền bỏ đi và không ký biên bản thu giữ.

Trong khi tổ công tác đang vận chuyển gỗ từ trong xưởng xẻ ra ngoài thì Sỹ đi đến dùng tay trái đấm thẳng một nhát vào vị trí cằm bên phải của ông Mạnh. Do bị đánh bất ngờ nên ông Mạnh bỏ gỗ xuống và lùi lại phía sau. Liền đó Sỹ chạy vào trong nhà lấy 01 đoạn gậy gỗ hình tròn dài 24 cm, đường kính 03 cm chạy ra nơi tập kết gỗ dọa nạt và giữ lại không cho vận chuyển,

đồng thời có lời lẽ xúc phạm ông Mạnh. Ngay sau đó Sỹ được mọi người can ngăn nên không đánh ai nữa mà bỏ vào trong nhà uống nước, tổ công tác đã báo công an huyện Phú Lương đến giải quyết vụ việc, lập biên bản phạm tội quả tang đồng thời thu giữ toàn bộ số gỗ vi phạm, đưa Sỹ về Ủy ban nhân dân xã Yên Ninh để điều tra làm rõ. Về phía ông Mạnh sau khi bị Sỹ đánh đã được đưa đi khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Phú Lương, qua thăm khám không phát hiện thương tích gì, không bị tổn thương xương hàm, ông Mạnh không yêu cầu Sỹ phải bồi thường gì về thương tích. Viện kiểm sát nhân dân huyện Phú Lương đã truy tố Nguyễn Văn Sỹ về tội “Chống người thi hành công vụ” theo quy định tại khoản 1 Điều 257 BLHS.

Ví dụ về Vụ án thứ hai: Chiều ngày 10/8/2016, Công an phường Ba Hàng nhận được tin báo của quần chúng nhân dân về việc Nguyễn Phúc Anh (Sinh năm 1984; Hộ khẩu thường trú: Tdp.Yên Ninh, phường Ba Hàng, Phổ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính trong Luật hình sự Việt Nam (Trên cơ sở thực tiễn tỉnh Thái Nguyên) (Trang 50 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)