Quá trình xây dựng và ban hành Bộ luật Hồng Đức

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo vệ quyền lợi các nhóm xã hội yếu thế trong Bộ Luật Hồng Đức và giá trị kế thừa (Trang 32)

1.2. Hoạt động xây dựng pháp luật thời Lê Sơ; Tư tưởng và sự thể hiện các tư tưởng về

1.2.3. Quá trình xây dựng và ban hành Bộ luật Hồng Đức

1.2.3.1. Thời điểm ban hành của Bộ luật Hồng Đức

Có nhiều công trình nghiên cứu khá công phu về Bộ luật Hồng Đức với nhiều khía cạnh khác nhau nhưng chưa có sự thống nhất về thời điểm ban hành của Bộ Luật Hồng Đức bởi vì “Việc xác định thời điểm khởi thảo Bộ Luật này cũng như thời điểm tiêu biểu nhất cho sự hoàn chỉnh của Bộ Luật vẫn đang là một vấn đề chưa

được khẳng định”[41]. Trong cả ba bản in ván khắc của Bộ Luật này còn giữ lại

hoặc in khắc, các chú dẫn khác và người soạn thảo. Do đó chưa thể khảo cứu chính xác thời điểm hoàn thiện và ban hành Bộ Luật này. Tuy nhiên, hầu hết các tác giả đều khẳng định Bộ luật Hồng Đức không phải là công trình của một đời vua, cũng không phải nó đã hoàn chỉnh ngay từ đầu mà được hoàn thiện qua từng thời kỳ. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Bộ luật Hồng Đức được ban hành dưới triều vua Lê Thánh Tông với niên hiệu Hồng Đức vì thế mới có tên gọi là Bộ luật Hồng Đức như Đinh Gia Trinh, Vũ Văn Mẫu, Nguyễn Quang Quýnh. Nhiều nhà nghiên cứu lại cho rằng Bộ luật được ban hành dưới triều vua Lê Thái Tổ và được bổ sung, hoàn thiện dưới triều vua Lê Thánh Tông như Nguyễn Ngọc Huy, Yamamoto Tatsuro, Insun Yu…Mỗi tác giả đều có lý lẽ riêng để chứng minh nhận định của mình. Nhưng hiện nay, hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng Bộ luật Hồng Đức được khởi thảo ngay từ năm đầu tiên của triều vua Lê Thái Tổ, được hoàn thiện dần và gần như hoàn chỉnh dưới triều vua Lê Thánh Tông.

1.2.3.2 Quá trình xây dựng và ban hành Bộ luật Hồng Đức

Ngay từ khi còn chưa lên ngôi, Lê Lợi đã đề cập đến việc “bàn định pháp

lệnh cai trị quân dân” và khẳng định “từ xưa đến nay, trị nước phải có pháp luật,

không có pháp luật thì sẽ loạn”[11, tr.291]. Vì vậy sau khi lên ngôi ông đã rất chú ý

đến việc xây dựng một nhà nước mạnh với một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh. Nhiều ghi chép trong sử sách đã chứng minh nhận định Bộ luật Hồng Đức đã được khởi thảo ngay từ năm đầu tiên dưới thời Lê Thái Tổ trị vì.

Năm Đại Bảo, dưới triều vua Lê Thái Tông, vua sai Nguyễn Trãi “sửa định” Luật thư gồm 6 quyển. Bộ Luật thư do Nguyễn Trãi sửa định hiện nay không còn nữa và cũng chưa tìm thấy căn cứ để xác định nó có được đưa vào Bộ luật Hồng Đức hay không?[20, tr.29].

Năm 1449 vua Lê Nhân Tông bổ sung 14 điều vào chương Điền sản.

Sang đến thời vua Lê Thánh Tông, tiếp tục bổ sung những điều luật về hương hỏa, bảo vệ an ninh xã hội, tố tụng, quan chế…Các cuốn như Hồng Đức thiện chính thư hay Thiên Nam dự hạ tập cũng có nêu ra nhiều luật, lệ được ban hành dưới triều Lê Thánh Tông với hai niên hiệu Quang Thuận và Hồng Đức.

Trên cơ sở tổng hợp và hệ thống hóa toàn bộ các điều luật đã được ban hành, Lê Thánh Tông đã xây dựng thành Bộ luật hoàn chỉnh với tên gọi là Quốc triều hình

luật (Bộ luật Hồng Đức). Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng năm hoàn thành Bộ luật này là năm 1483, cùng thời với bộ Thiên Nam dư hạ tập. Tuy chưa có căn cứ trực tiếp để chứng minh nhưng có thể xác định: Bộ luật Hồng Đức được khởi thảo dưới triều Lê Thái Tổ, không ngừng được bổ sung, xây dựng và hoàn thành trong niên hiệu Hồng Đức dưới thời Lê Thánh Tông[31, tr.30-31].

1.2.4.Tƣ tƣởng và sự thể hiện các tƣ tƣởng về bảo vệ quyền lợi các nhóm xã hội yếu thế trong Bộ luật Hồng Đức

1.2.4.1.Tƣ tƣởng của Nguyễn Trãi và Lê Thánh Tông về quyền lợi của các nhóm xã hội yếu thế trong xã hội

1.2.4.1.1.Tƣ tƣởng của Nguyễn Trãi về quyền lợi của nhóm xã hội yếu thế

Nguyễn Trãi (1380 – 1442) là công thần khai quốc của nhà Hậu Lê đồng thời cũng là một người học rộng, tài cao, là nhà tư tưởng có ảnh hưởng lớn dưới thời Lê sơ. Dưới triều vua Lê Thái Tông, ông đã từng được vua sai “sửa địnhLuật thư, tuy

bộ Luật thư do Nguyễn Trãi sửa định hiện nay không còn và cũng chưa tìm thấy căn

cứ để xác định nó có được đưa vào Bộ luật Hồng Đức hay không?[31, tr.29] Nhưng tư tưởng nhân nghĩa của ông chắc chắn cũng có ảnh hưởng đến nhiều nội dung trong

bộ Luật thư do ông sửa định.

Tư tưởng của ông không được trình bày dưới dạng một học thuyết hoàn chỉnh mà được thể hiện qua nhiều tác phẩm. Mặc dù rất nhiều tác phẩm đã bị mất sau khi cả gia đình Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc nhưng vẫn còn nhiều tác phẩm mang nhiều giá trị lịch sử, tư tưởng và nghệ thuật như Bình Ngô đại cáo, Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập, Dư địa chí…Các tác phẩm của ông đều hướng đến giải quyết những vấn đề bức xúc đang được đặt ra với đất nước như đường lối trị nước, đạo làm người, nguyên nhân hưng vong của các triều đại và giải pháp giải quyết các vấn đề đặt ra[26, tr.51]. Nội dung cốt lõi trong tư tưởng của ông là tư tưởng nhân nghĩa, nó đã trở thành nền tảng, cơ sở của đường lối và chuẩn mực của quan hệ chính trị, là nguyên tắc trong việc quản lý, lãnh đạo quốc gia. Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi bắt nguồn từ chủ nghĩa yêu nước truyền thống của Việt Nam, gắn liền với tinh thần yêu nước, ý thức về một đất nước độc lập, tự cường…

Trong bối cảnh nhà Trần suy vi, nhà Hồ hà hiếp dân, giặc Minh thì tàn sát, vơ vét của dân, tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi đã trở thành nguồn sinh lực mạnh

mẽ thu phục nhân tâm, đánh giặc và giữ nước. Sau khi triều Hậu Lê được thành lập thì tư tưởng này lại góp phần làm cho đất nước ngày càng phồn thịnh, người dân có cuộc sống bình yên, ấm no, tự do. Ông tin ở tình người, lòng thương người, sự chân thành, khoan dung, độ lượng có thể cảm hóa được con người dù là những người lầm đường lạc lối, trộm cắp hay kẻ địch đã đầu hàng[26, tr.56].

Theo ông, nhân nghĩa trước hết là thương dân, vì dân, an dân bởi “việc nhân

nghĩa cốt ở an dân”. Đời sống vật chất của nhân dân có được bảo đảm thì trật tự xã

hội mới được giữ gìn. Cuộc sống có no đủ thì đạo đức con người mới được tôn trọng. Ông cho rằng khi đời sống của dân không được đảm bảo, không được tôn trọng thì các yếu tố khác đều bị tác động “đói rét thiết thân thì không đoái gì đến lễ

nghĩa”(Tấu cầu phong) và “một buổi không có ăn, cha con hết tình nghĩa” (Lại thư

cho Vương Thông). Quan điểm này cũng rất gần với quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin, cho rằng tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội. Con người trước khi làm chính trị, văn hóa, nghệ thuật phải đảm bảo những nhu cầu tối thiểu của cuộc sống như cái ăn, cái mặc, nơi ở. Nếu những điều kiện tối thiểu để sống cũng không thể đảm bảo thì các giá trị về tinh thần đều bị coi nhẹ và xã hội không thể ổn định được. Do đó trước hết phải làm sao cho nhân dân được no đủ, hòa bình, an cư lạc nghiệp, để cho “khắp thôn cùng xóm vắng không còn tiếng hờn giận oán sầu”. Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi còn được thể hiện ở ước mơ xây dựng xã hội lý tưởng cho nền thái bình muôn thuở tuy rằng đó chỉ là ước mơ xa vời[5, tr.58-61].

Ông quan niệm, quan lại phải trung thành với vua, vua phải là một vị minh quân, phải có trách nhiệm chăm lo đến cuộc sống của nhân dân, an dân là điều kiện để an xã hội, là biện pháp để ổn định, củng cố triều đại được vững bền muôn thủa. Phải lấy dân làm gốc, biết dựa vào sức dân là đường lối chính trị đúng đắn để bảo vệ đất nước trước mọi cơn nguy biến, là yếu tố cốt tử để giữ nước “Mến người có nhân là dân, mà chở thuyền và lật thuyền cũng là dân, giúp người có đức là trời, mà khó

tin và không thường cũng là trời” (Chiếu răn bảo thái tử). Quan điểm này không

phải chỉ có giá trị trong thời Lê sơ mà ở bất kỳ thời đại nào cũng có giá trị. Trong quan điểm của Nguyễn Trãi thì “phép nước phải thuận lòng dân, không lấy điều

muốn của một người mà cưỡng ép nghìn muôn người phải theo”. Mọi đường lối,

chủ trương, chính sách của triều đình phải căn cứ vào lòng dân, thuận theo lòng dân. Lòng dân ủng hộ thì làm mà chống đối thì phải bỏ. Có như vậy mới giữ quốc gia

được yên vững, lâu dài[21, tr.287]. Đây là quan niệm mới mẻ, mang tính dân chủ cao và dưới chế độ phong kiến ở Việt Nam, kể cả ở những thời điểm sau này, cũng chưa có nhiều người đề cập đến.

Nhƣ vậy, có thể nói đặc trưng quan trọng nhất trong tư tưởng của Nguyễn

Trãi là tư tưởng nhân nghĩa. Tuy được kế thừa từ Nho giáo Trung Hoa nhưng ông đã đưa nó phát triển lên một tầm cao mới trở thành tư tưởng trị quốc. Ông đã có ý thức rất rõ ràng về vai trò của nhân dân đối với lịch sử, trách nhiệm của vua và quan lại đối với nhân dân. Ông cho rằng, việc đảm bảo đời sống cho nhân dân, bảo vệ quyền lợi chính đáng của dân nghèo là nhiệm vụ quan trọng đối với triều đình đồng thời cũng rất chú trọng tới việc bảo vệ quyền lợi những đối tượng yếu thế trong xã hội như những người phạm tội hay tù binh đã đầu hàng…Tuy ông chưa đề cập đến các nhóm đối tượng cụ thể khác như phụ nữ, trẻ em hay người già, người dân tộc thiểu số…nhưng tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi đã có sức ảnh hưởng, lan tỏa rất lớn trong thời Lê sơ. Nhiều nội dung mang tính nhân đạo, khoan hồng của Bộ luật Hồng Đức có tính gần gũi với tư tưởng nhân nghĩa và đạo trị quốc, an dân của Nguyễn Trãi [34]. Chính tư tưởng này của ông đã đặt cơ sở cho sự phát triển chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam và trở thành truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta [26, tr.58].

1.2.4.2.Tƣ tƣởng của Lê Thánh Tông về quyền lợi của nhóm xã hội yếu thế

Lê Thánh Tông là một trong những nhân vật kiệt xuất của lịch sử Việt Nam. Ông lên ngôi trong hoàn cảnh đất nước đang gặp phải rất nhiều khó khăn. Ở bên trong triều đình, mâu thuẫn nội bộ đã đến mức độ hết sức gay gắt. Trong nhân dân thì tham quan, nhũng lại đục khoét nhân dân đến tận xương tủy, cường hào ác bá mặc sức chèn ép dân lành, trộm cướp nổi lên như ong, lòng dân ly tán…Giặc ngoại xâm cũng đang mưu tính xâu xé nước ta lần nữa. Trong bối cảnh đó, ông đã sáng tạo và thực hiện bền bỉ nhiều cuộc cải cách trên nhiều lĩnh vực cả về hành chính, kinh tế, quốc phòng và pháp luật, dẫn dắt Đại Việt từ chỗ là một quốc gia suy yếu trở thành quốc gia cường thịnh trong khu vực, mở ra một thời kỳ phát triển mới cho dân tộc ta. Sinh ra và trưởng thành trong bối cảnh khó khăn, chịu ảnh hưởng sâu sắc của hệ tư tưởng Nho giáo nhưng bản thân Lê Thánh Tông cũng là một tài năng xuất sắc ở nhiều lĩnh vực, ông cũng là một nhà thơ, nhà văn hóa lớn, tri thức uyên bác, hiểu

biết sâu rộng. Sống lưu lạc cùng mẹ trong những người dân nghèo từ nhỏ, chịu ơn cứu mạng và lại chịu ảnh hưởng mạnh từ đường lối chính trị nhân nghĩa của Nguyễn Trãi và mẹ là bà Ngô Thị Ngọc Dao, người mà đương thời ngợi ca là “trong cung

đình, kẻ sang người hèn đều gọi bà là Phật sống”[3] nên Lê Thánh Tông cũng là

một ông vua rất gần gũi, quan tâm đến đời sống của nhân dân đặc biệt là các đối tượng yếu thế trong xã hội. Ông cho rằng vua phải có “nhân”. Để thể hiện cái “nhân” của bậc đế vương ông đã giảm nghĩa vụ tô thuế với nhân dân “để dân được

no ấm cần bớt sự trưng thuế và cung ứng”; gắn với việc làm cho quan hà đẹp đẽ

đấng thiên tử thời bình phải làm cho quan hà đẹp đẽ”. Cái nhân của bậc đế vương

còn gắn liền với việc trừ khử những kẻ tàn bạo, hà hiếp dân lành “trừ khử kẻ tàn bạo

là tấm lòng nhân của đế vương”…Chính những quan điểm tiến bộ đó đã được thể

hiện trong pháp luật, làm cho Bộ luật Hồng Đức được xây dựng dưới thời Lê Thánh Tông lại chứa đựng những giá trị tích cực hơn các Bộ luật được xây dựng dưới các triều đại khác[21, tr.304].

Cách trị quốc của Lê Thánh Tông là sự kết hợp hài hòa mối quan hệ giữa pháp trị và đức trị. Đối với dân chúng, ông chủ trương “kính thiên, ái dân”,[32, tr.80] đây là hai yếu tố luôn luôn đi song hành với nhau, sự tồn tại của nó đã hạn chế được sự chuyên quyền, độc đoán của nhà vua, thúc đẩy vua thường xuyên đưa ra những chính sách tích cực, đáp ứng được yêu cầu chính đáng của nhân dân. Ông luôn quan niệm thương yêu dân là trách nhiệm của quan lại, phải thường xuyên làm lợi cho dân, mọi mối hại cho dân, luôn cố gắng để mọi người dân đều được giàu đủ, yên vui tiến tới thịnh trị, dân có của thừa, không còn đói rét, lưu vong… Trong quan niệm của Lê Thánh Tông, đế vương phải được nuôi dưỡng bằng lòng dân, để đức trùm khắp tám phương[31, tr.49]…Chính vì vậy, trong các sắc chỉ, đạo luật vua ban có nhiều quy định về quyền lợi của người dân đặc biệt là những đối tượng phải chịu nhiều thiệt thòi, những đối tượng yếu thế trong xã hội như: ngăn chặn việc nô tỳ hóa dân đinh, chăm sóc, bảo vệ quyền lợi của những người già cả, neo đơn, người tàn tật, ốm đau, người phạm tội, phụ nữ, trẻ em, người dân tộc thiểu số.

Ông quan niệm pháp luật có vai trò quan trọng trong việc trị nước. Pháp luật phải nghiêm minh nhưng pháp luật cũng là phép công của nhà nước vì thế trước pháp luật cả vua, quan lại và thứ dân đều phải cùng tuân thủ, không phân biệt sang,

hèn, cao, thấp vì vậy pháp luật là công cụ quan trọng để bảo vệ quyền lợi của người dân, nhất là các đối tượng yếu thế. Mặc dù vẫn còn nhiều điểm hạn chế do sự quy định của hoàn cảnh, điều kiện kinh tế - xã hội nhưng tư tưởng của Lê Thánh Tông đặc biệt là tư tưởng bảo vệ quyền lợi của phụ nữ đã thể hiện rõ sự tiến bộ, nhân văn, vượt trước thời đại, phù hợp với xu hướng phát triển của lịch sử.

1.2.4.2 Sự thể hiện tƣ tƣởng bảo vệ quyền lợi của các nhóm xã hội yếu thế trong Bộ luật Hồng Đức

Pháp luật là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng. Vì vậy nó luôn chịu sự quy định của cơ sở hạ tầng, chịu ảnh hưởng của các điều kiện kinh tế - xã hội. Thời Lê sơ, mặc dù Việt Nam cũng được đánh giá là một nước tương đối cường thịnh trong khu vực nhưng về thực chất vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu với năng suất lao động thấp, dựa vào các công cụ lao động thô sơ và kinh nghiệm truyền đời là chính. Mặc dù văn hóa bản địa, các phong tục tập quán vẫn còn dấu ấn nhưng qua hơn 1000 năm Bắc thuộc, những ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa đối với nước ta đã tương đối sâu đậm không những trong đời sống mà còn trong pháp luật của các triều đại. Hệ tư tưởng Nho giáo cũng đã từng bước ảnh hưởng đến văn hóa và pháp luật nước ta và được nhà nước Lê sơ coi là hệ tư tưởng chính thống, ra sức củng cố, xây dựng, bảo vệ. Trong bối cảnh đó thì những giá trị tiến bộ của pháp luật thời Lê

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo vệ quyền lợi các nhóm xã hội yếu thế trong Bộ Luật Hồng Đức và giá trị kế thừa (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)