CHUNG VÀ BỊ ẢNH HƢỞNG BỞI HIV/AIDS
Hệ thống các quyền con ngƣời đã đƣợc ghi nhận rộng rãi trong các điều ƣớc quốc tế về quyền con ngƣời của Liên Hợp Quốc.Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền (1948) là văn kiện pháp lý quốc tế đầu tiên xác lập một tập hợp những quyền và tự do cụ thể, cơ bản của con ngƣời trên tất cả các phƣơng diện chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Tiếp đó với sự hỗ trợ của Liên Hợp Quốc, nhiều điều ƣớc quốc tế về quyền con ngƣời đã lần lƣợt ra đời nhằm khẳng định và mở rộng việc ghi nhận các quyền trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội, quyền của các nhóm yếu thế, dễ bị tổn thƣơng. Trẻ em nói chung, trẻ em bị nhiễm và bị ảnh hƣởng bởi HIV/AIDS cũng dần đƣợc quan tâm trong các văn kiện pháp luật quốc tế về nhân
quyền. Công ước quốc tế về các quyền dân sự chính trị (ICCPR, 1966) gồm 6 phần
và 53 Điều. Nội dung của công ƣớc ghi nhận tất cả các quyền dân sự, chính trị mà bất kỳ ai trên thế giới đều đƣợc thụ hƣởng, đồng thời quy định nghĩa vụ của quốc gia thành viên trong việc thực thi nghiêm túc các điều khoản nhằm đảm bảo các
quyền và lợi ích hợp pháp cho công dân của mình. Công ước quốc tế về các quyền
kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR,1966) gồm 5 phần và 31 Điều. Công ƣớc đã thừa nhận các quyền con ngƣời về kinh tế, xã hội và văn hóa tồn tại song song, liên quan mật thiết với các quyền về dân sự, chính trị.
Tuy nhiên, đó là các văn kiện quốc tế về quyền con ngƣời đƣợc xây dựng từ trƣớc khi có sự lây lan của đại dịch HIV/AIDS, do vậy trong những năm gần đây, LHQ và các cơ quan chuyên môn đã tổ chức nhiều hội nghị, thông qua các Nghị
quyết, Tuyên bố, Hƣớng dẫn để hỗ trợ các quốc gia trong việc thúc đẩy, tôn trọng, bảo vệ và thực thi quyền con ngƣời trong bối cảnh HIV/AIDS. HIV/AIDS đƣợc coi là chủ đề trọng tâm của nhiều diễn đàn quốc tế nhƣ Khóa họp đặc biệt của Đại hội đồng liên hợp quốc về HIV năm 2001, Hội nghị kêu gọi hành động chống lại HIV/AIDS ở Châu Á thái Bình Dƣơng năm 2001, Khóa họp đặc biệt của Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 2002.
- Các Hướng dẫn quốc tế về HIV/AIDS và quyền con người là văn kiện nổi, bật chứa đựng những nguyên tắc, tiêu chuẩn và đề ra những mục tiêu cơ bản về bảo vệ quyền con ngƣời của những ngƣời sống chung với HIV/AIDS. Các hƣớng dẫn này là công cụ quan trọng để hỗ trợ cả quyền con ngƣời và y tế công, trong đó nhấn mạnh đến sự phối hợp giữa hai lĩnh vực trên.
-Dù không phải là một Điều ƣớc quốc tế có tính chất ràng buộc về mặt pháp lý,
tuy nhiên các Hƣớng dẫn quốc tế về HIV/AIDS và quyền con ngƣời rất hữu ích cho các tổ chức quốc tế, các cơ quan Nhà nƣớc, tổ chức xã hội và các chủ thể khác có liên quan và tham gia vào quá trình phòng chống đại dịch HIV/AIDS cũng nhƣ cho bản thân những ngƣời sống chung và bị ảnh hƣởng bởi HIV/AIDS, trong việc bảo vệ, thúc đẩy các quyền con ngƣời và tự do cơ bản của họ. Các Hƣớng dẫn này gắn liền với các chuẩn mực quốc tế hiện hành về quyền con ngƣời đƣợc đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn thu thập đƣợc trong các hoạt động trên lĩnh vực này trong nhiều năm.
- Các hƣớng dẫn hành động cho các quốc gia; văn kiện đƣa ra hƣớng dẫn về
12 vấn đề nhằm giúp các quốc gia thúc đẩy và bảo vệ các quyền con ngƣời trong bối cảnh HIV/AIDS. Các hƣớng dẫn này gắn liền với các chuẩn mực quốc tế hiện hành về quyền con ngƣời và đƣợc đúc kết từ những kinh nghiệm thực tế thu thập đƣợc trong các lĩnh vực này trong nhiều năm, trên cơ sở đó giúp các quốc gia xây dựng những chuẩn mực trong công tác phòng chống HIV/AIDS. [25, tr.281-283]
- Tuyên bố Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc năm (2000)
Tuyên bố Thiên niên kỷ và các MDGs là lộ trình tiến tới xây dựng một thế giới mà ở đó không còn nghèo đói, tất cả trẻ em đƣợc học hành, sức khoẻ của ngƣời dân đƣợc nâng cao, môi trƣờng đƣợc duy trì bền vững và mọi ngƣời đƣợc hƣởng tự do, công bằng và bình đẳng. Mục tiêu Thiên niên kỷ đƣợc 189 quốc gia thành viên
Liên hợp quốc (LHQ) nhất trí phấn đấu đạt đƣợc vào năm 2015 và đƣợc ghi trong bản Tuyên ngôn Thiên niên kỷ của LHQ tại Hội nghị thƣợng đỉnh Thiên niên kỷ diễn ra từ ngày 6 đến ngày 8 tháng 9 năm 2000 ở Mỹ. Trong số 8 mục tiêu có mục tiêu thứ 6 là: "Phòng chống HIV/AIDS, sốt rét và các bệnh dịch khác". Phải thực hiện công tác này vì các điều kiện và bệnh tật liên quan tới HIV là những nguyên nhân chính gây ra tử vong trong đó con số trẻ em dƣới 15 tuổi tử vong là rất cao. Cần phải tập trung vào công tác phòng chống HIV/AIDS cũng là bởi vì có rất nhiều ngƣời tham gia vào chiến dịch phòng chống HIV/AIDS; có điều kiện tƣơng đối dễ dàng tiếp cận các thông tin kiểm soát tiến độ thực hiện; tác động về mặt kinh tế xã hội của công tác này chủ yếu dành cho phụ nữ và trẻ em.
- Tuyênbố chính trị về phòng chống HIV/AIDS (2011).
Trƣớc thực trạng tác động sâu sắc của đại dịch HIV/AIDS tới đời sống của cộng đồng quốc tế. Từ ngày 8 đến 10 tháng 6/ 2011 các nguyên thủ quốc gia, những ngƣời đứng đầu Chính phủ và đại diện cho các quốc gia đã tập hợp tại Liên Hợp Quốc để xem xét tiến độ thực hiện Tuyên bố cam kết năm 2011 và Tuyên bố Cam kết năm 2006 về phòng chống HIV/AIDS, để chỉ đạo và tăng cƣờng mạnh mẽ ứng phó toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS bằng cách thúc đẩy việc tiếp tục cam kết chính trị và sự tham gia của các nhà lãnh đạo vào một ứng phó toàn diện tại cấp độ cộng đồng, địa phƣơng quốc gia, khu vực và quốc tế nhằm ngăn chặn và đẩy lùi dịch HIV và giảm thiểu tác động của dịch. [37]
Đối với trẻ em sống chung và bị ảnh hƣởng bởi HIV/AIDS, Hội nghị đã đƣa ra cam kết nhằm đảm bảo rằng ứng phó quốc gia phòng chống HIV và AIDS đáp ứng đƣợc các nhu cầu cụ thể của phụ nữ và trẻ em gái, kể cả những ngƣời bị ảnh hƣởng và sống với HIV, ở mọi lứa tuổi, thông qua việc tăng cƣờng các biện pháp về pháp lý, chính sách và hành chính cùng các biện pháp khác nhằm phát huy và bảo vệ quyền của phụ nữ và hƣởng thụ đầy đủ các quyền con ngƣời và giảm nguy cơ lây nhiễm HIV bằng cách xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử, cũng nhƣ tất cả các dạng bóc lột tình dục đối với phụ nữ, em gái và các em trai bao gồm tất cả các lý do về thƣơng mại và tất cả các hình thức bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái...