Các chủ thể trong tố tụng hình sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các chủ thể tiến hành tố tụng trong luật tố tụng hình sự việt nam trước yêu cầu cải cách tư pháp luận án TS luật 62 38 40 01 (Trang 35 - 42)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận án

2.1. Các chủ thể trong tố tụng hình sự

Từ khi xuất hiện loài người thì cũng phát sinh những tranh chấp, xung đột, mâu thuẫn trong xã hội với tính chất, mức độ khác nhau cần được giải quyết. Xã hội phát triển đến một trình độ nhất định, nhà nước ra đời với bản chất là bộ máy của giai cấp thống trị để quản lý xã hội, bảo vệ lợi ích của giai cấp và chống lại những hành vi xâm phạm đến các quy định (pháp luật) do nhà nước đặt ra. Trong chế độ chiếm hữu nô lệ và chế độ phong kiến, nhà vua ban hành luật lệ, chỉ đạo việc thực hiện và có quyền xét xử tối cao. Về cơ bản, trong các chế độ này hành vi nào bị coi là tội phạm và phải chịu hình phạt là do nhà vua quy định. Khi có hành vi phạm tội xảy ra, nhà vua có thể giao cho các chức quan điều tra, xét xử nhưng vua là người có quyền phán quyết cao nhất. Nhà vua nắm trọn các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp và ngay trong lĩnh vực tư pháp hình sự thì nhà vua cũng có thể nắm trọn cả quyền điều tra, truy tố, xét xử. Montesquie, một nhà tư tưởng vĩ đại người Pháp đã viết:

“Mọi thứ sẽ bị biến mất cả nếu chính một người, hay chính một tập đoàn các

thân hào hay các quí tộc hay bình dân hành sự cả ba quyền: quyền làm luật, quyền thi hành các quyết nghị chung và quyền xét xử các tội phạm hay các tranh chấp giữa các tư nhân” [17, tr 85]. Các nhà kinh điển của Chủ nghĩa

Mác- Lê nin cũng nhận xét “Cơ quan cầm quyền vừa là kẻ thi hành luật, vừa

cho mình là kẻ lập pháp. Họ có thể tàn phá quốc gia bằng ý chí chung sai lầm của họ. Mà họ còn nắm cả quyền xét xử nữa thì họ có thể đè nát mỗi công dân theo ý muốn của họ”[13, tr 87].

Các cuộc cách mạng tư sản vào các thế kỷ thứ 17, 18, với những tư tưởng dân chủ tư sản tiến bộ (tiêu biểu như Montesquie, Jean-Jacques Rousseau, Immanuil Kant…) ở các nước phương Tây đã từng bước xoá bỏ chế độ phong kiến, lập nên các nhà nước tư sản theo thuyết “tam quyền phân

lập” là một bước tiến lớn trong tổ chức bộ máy nhà nước, tiêu biểu như Pháp, Anh, Mỹ, Hà Lan…Nhà nước tư sản đã tổ chức các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp thành ba nhánh quyền lực khác nhau, do các cơ quan khác nhau đảm nhận bao gồm cơ quan lập pháp (quốc hội), cơ quan hành pháp (chính phủ) và cơ quan tư pháp (toà án). Cùng với các cuộc xâm chiếm thuộc địa, phân chia thị trường, tài nguyên của giai cấp tư sản ở các nước tư bản, cũng như bản thân mô hình tổ chức nhà nước của các nhà nước tư sản với sự tiến bộ của nó so với mô hình tổ chức nhà nước phong kiến đã có sức lan tỏa mạnh mẽ trên phạm vi toàn thế giới. Những nước trước đó là chế độ phong kiến điển hình như Trung Quốc, Việt Nam…sau khi thực hiện thắng lợi cách mạng dân tộc dân chủ cũng đã từ bỏ chế độ phong kiến và tổ chức nhà nước kiểu mới dựa trên sự kế thừa những giá trị dân chủ của các nhà nước dân chủ tư sản. Ngày nay, hầu như các nước trên thế giới đã tổ chức bộ máy nhà nước theo hướng xác định rõ các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp là những cơ quan khác nhau. Trong tư pháp hình sự, việc điều tra, truy tố, xét xử được giao cho các cơ quan khác nhau. Mô hình tổ chức các nhà nước xã hội chủ nghĩa như Liên Xô cũ, các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu trước đây, Trung Quốc, Việt Nam, Cu Ba… cũng là một bước phát triển trên cơ sở kế thừa những giá trị dân chủ, tiến bộ của các nhà nước tư sản. Tuy nhiên, dù trong cùng một kiểu nhà nước (nhà nước tư sản, nhà nước xã hội chủ nghĩa) thì tổ chức để thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp của mỗi nước cũng không giống nhau do truyền thống văn hoá pháp luật và các điều kiện cụ thể về chính trị, xã hội của từng nước.

Cùng với sự phát triển của tổ chức bộ máy nhà nước diễn ra trong lịch sử phát triển của từng quốc gia, các cơ quan nhà nước được giao thực hiện quyền lực về tư pháp nói chung và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ về TTHS (điều tra, truy tố, xét xử án hình sự) cũng phát triển theo những hướng không giống nhau. Trên thế giới, mỗi quốc gia có pháp luật TTHS riêng, thể

hiện quan niệm, truyền thống pháp luật, văn hoá và điều kiện kinh tế xã hội của từng nước.

Truyền thống pháp luật nói chung có ảnh hưởng đậm nét trong các mô hình tổ chức và hoạt động của các chủ thể trong quan hệ pháp luật TTHS. Chẳng hạn truyền thống luật Châu Âu lục địa với việc chia ra luật công, luật tư đã ảnh hưởng đến sự nhấn mạnh yêu cầu kiểm soát tội phạm (tố tụng thẩm vấn) của các nước Pháp, Đức…còn truyền thống án lệ, hay còn gọi là thông luật như Anh, Mỹ đã ảnh hưởng đến sự nhấn mạnh yếu tố tố tụng công bằng trong hoạt động tố tụng. TTHS cũng chịu ảnh hưởng bởi thực tiễn chính trị,

trình độ pháp luật. Barbara Huber viết “Criminal procedure reflects more

than any other field of law, the polictical situation in a state and the basic ideas of law and order which dominate it. It has thus rightly been described as the “seismograph” of the constitution of the state”[152,p.113]. Tạm dịch:

“Không một ngành luật nào phản ánh chính xác và thể hiện rõ nhất tình hình

chính trị, tư tưởng cơ bản của pháp luật cũng như quyền lực chi phối trong một nhà nước như tố tụng hình sự. Tố tụng hình sự được so sánh như máy đo địa chấn - seismograph đối với Hiến pháp của quốc gia”.

Việc nghiên cứu về chủ thể tiến hành tố tụng trong Luật TTHS có thể tiếp cận theo nhiều góc độ khác nhau: tiếp cận theo truyền thống pháp luật, theo quan hệ pháp luật hoặc tiếp cận theo chức năng tố tụng, tuy nhiên tiếp cận theo chức năng tố tụng có lẽ sẽ hợp lý hơn vì mỗi chức năng tố tụng sẽ do một hoặc một số chủ thể tố tụng đảm nhiệm và chức năng của mỗi chủ thể sẽ quy định nhiệm vụ, quyền hạn của chủ thể đó. Trên cơ sở giải quyết mối quan hệ giữa các chức năng của TTHS đã hình thành nên các mô hình tố tụng khác nhau trên thế giới.

Khái niệm về chức năng TTHS hiện vẫn còn những quan điểm khác nhau. Có người cho rằng chức năng của tố tụng hình sự là những định hướng các hoạt động của các chủ thể có các quyền tố tụng và là nghĩa vụ tố tụng. Chức năng TTHS là chức năng của từng chủ thể cụ thể khi tham gia vào quan

hệ pháp luật TTHS. Đồng tình với quan điểm này có ý kiến cho rằng: “Chức

năng tố tụng là nghĩa vụ tố tụng chủ yếu của các chủ thể mà thông qua đó thể hiện bản chất tố tụng và quyết định vai trò của các chủ thể đó trong hoạt động

tố tụng. Mỗi chủ thể chỉ thực hiện một chức năng vốn có của mình” [74, 44]. Theo GSTS Võ Khánh Vinh thì:“chức năng TTHS được hiểu là những

phương hướng hoạt động được tiến hành trong phạm vi, giới hạn của việc giải quyết vụ án hình sự. Đó là chức năng điều tra, truy tố, bào chữa, xét xử. Ở dạng chung nhất, chức năng thứ nhất thuộc các CQĐT; chức năng thứ hai thuộc VKS; chức năng thứ ba thuộc bị can, bị cáo; chức năng thứ tư thuộc tòa

án” [110,17]. M.A.Chenxốp cho rằng “chức năng TTHS đó là định hướng

các hoạt động được các nhà làm luật đề ra buộc các cơ quan chức năng hay

các cá nhân có thẩm quyền và có nghĩa vụ thực hiện”, còn theo M.X.Xtrôgôvích thì: “chức năng tố tụng được hiểu là những định hướng đặc

biệt phân định các hoạt động tố tụng của các chủ thể tố tụng khác nhau trong

những phạm vi nhất định”[12, 12 -13]. Tác giả Nguyễn Tiến Châu cho rằng:

“chức năng TTHS là những định hướng lớn, cơ bản nhằm phân định các hoạt động trong lĩnh vực TTHS của các chủ thể khác nhau, trong những phạm vi nhất định trên cơ sở phù hợp với nội dung, mục đích, quyền và nghĩa vụ tố

tụng của các bên tố tụng” [12, 13].

Như vậy, có thể hiểu chức năng TTHS là những định hướng cơ bản phân định các hoạt động tố tụng của các chủ thể khác nhau, có những mục đích khác nhau, có quyền và nghĩa vụ khác nhau trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Tố tụng hình sự là một lĩnh vực hoạt động mang tính quyền lực nhà nước, để thực hiện một phương diện chức năng của nhà nước là chức năng bảo vệ, duy trì trật tự pháp luật chung, qua đó bảo vệ quyền và lợi ích của người dân cũng như của nhà nước. Mục tiêu chung của TTHS là giải quyết vụ án hình sự một cách đúng đắn, khách quan, công bằng. Để đạt tới mục tiêu chung đó, TTHS được phân chia theo các phương diện hoạt động cơ bản, chủ yếu mang tính hệ thống, thống nhất nhằm thực hiện các chức năng chung của

TTHS. Mỗi chức năng cơ bản của TTHS được giao cho một hoặc một số chủ thể thực hiện.

Mặc dù còn có ý kiến khác nhau về các chức năng cụ thể của TTHS (chẳng hạn hoạt động điều tra của CQĐT, hoạt động kiểm sát việc điều tra vụ án của VKS có được coi là những chức năng của TTHS hay không), nhưng đã có sự thống nhất chung là TTHS có ba chức năng cơ bản là chức năng buộc tội, chức năng bào chữa (gỡ tội) và chức năng xét xử [12,19]. Mỗi chức năng đảm nhận một phương diện hoạt động cơ bản của TTHS, có vị trí, vai trò khác nhau, có chủ thể thực hiện khác nhau và có sự độc lập với nhau. Tuy vậy, giữa các chức năng này lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, ràng buộc nhau trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Mỗi chức năng tồn tại, vận động vì sự tồn tại và vận động của hai chức năng còn lại. Có chức năng buộc tội mà không có chức năng bào chữa (gỡ tội) thì hoạt động tố tụng là hoạt động áp đặt quyền lực, ý chí và rất dễ dẫn đến oan sai. Chức năng bào chữa chỉ xuất hiện, tồn khi có sự tồn tại, hoạt động của chức năng buộc tội. Chức năng xét xử sẽ không còn khi không có chức năng buộc tội và sẽ không thể thực hiện được tốt khi chỉ có chức năng buộc tội mà không có chức năng bào chữa cùng hoạt động. Để hoạt động TTHS vận hành hiệu quả, giải quyết các vụ án hình sự kịp thời, đúng pháp luật, không xảy ra oan sai thì các chức năng của TTHS đều phải được coi trọng, không nên quá nhấn mạnh chức năng này mà xem

nhẹ chức năng khác. V.Xavitxki khẳng định rằng: “cả ba chức năng mà

chúng ta nói tới (buộc tội, bào chữa và xét xử) đều là chức năng cơ bản, cả ba chức năng này có mối liên hệ hài hòa và nhất quán, mỗi một chức năng mang tính tất yếu, tính quy luật và đều có sự hiện diện của hai chức năng kia, mỗi một chức năng được tồn tại và phát triển khi và chỉ khi hai chức năng còn lại tồn tại và phát triển” [12, 21].

Hiện nay, trong quá trình nghiên cứu sửa đổi BLTTHS năm 2003 cũng như trong thực tiễn áp dụng pháp luật hiện đang tồn tại những xu hướng quan điểm trái ngược nhau. Xu hướng thứ nhất quá đề cao vai trò và vị trí của chức

năng buộc tội, quan tâm đến nhiệm vụ “kiểm soát tội phạm” của TTHS, chưa

nhận thức đầy đủ vai trò của chức năng bào chữa trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Xu hướng ngược lại là quá đề cao vai trò và vị trí của chức năng bào chữa, xem việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân có ý nghĩa tuyệt đối, trong khi các lợi ích của xã hội chưa được quan

tâm đúng mức, việc xử lý vụ án chỉ chú trọng đến việc “không làm oan người

vô tội”. Giới nghiên cứu tư pháp hình sự so sánh đã khái quát lại từ việc

nghiên cứu pháp luật TTHS của nhiều nước khác nhau và thấy rằng có các mô hình TTHS phổ biến là mô hình kiểm soát tội phạm (mô hình tố tụng thẩm vấn), mô hình tố tụng công bằng (mô hình tố tụng tranh tụng) và có một mô hình nữa có nhiều nét giao thoa giữa hai mô hình nói trên gọi là mô hình tố tụng kiểu pha trộn hay hỗn hợp. Cách phân chia trên cũng chỉ mang tính tương đối, ước lệ, chủ yếu dựa trên việc xử lý mối quan hệ giữa các chức năng của TTHS.

Có quan điểm cho rằng “Mô hình TTHS là cách thức tổ chức và phương thức hoạt động của TTHS, cách thức tổ chức và phương thức hoạt động này sẽ quy định địa vị pháp lý của các chủ thể thực hiện chức năng tố tụng cũng như động lực của các chủ thể ấy khi thực hiện chức năng tố tụng được giao” [12, 37]. Tuy nhiên, chúng tôi thấy rằng khái niệm “mô hình TTHS” là sản phẩm của quá trình tư duy trìu tượng mà các nhà nghiên cứu khái quát được từ nghiên cứu pháp luật TTHS của một quốc gia hoặc nhóm quốc gia có cùng những đặc trưng cơ bản, từ đó phân loại mô hình TTHS của quốc gia được nghiên cứu thuộc mô hình nào (mô hình tố tụng thẩm vấn, mô hình tố tụng tranh tụng hay mô hình tố tụng pha trộn). Chính việc giải quyết mối quan hệ giữa các chức năng của TTHS khác nhau sẽ quy định địa vị pháp lý của các chủ thể thực hiện chức năng tố tụng khác nhau và theo đó đã tạo nên những mô hình/kiểu tố tụng khác nhau đang tồn tại rất đa dạng trên thế giới hiện nay. Việc xác định rõ nội dung các chức năng và mối quan hệ giữa các chức năng cơ bản nêu trên của TTHS là cơ sở để hoàn thiện quy định về chức năng,

nhiệm vụ, quyền hạn của từng chủ thể tố tụng khi tham gia vào quan hệ pháp luật TTHS; khắc phục tình trạng một chủ thể thực hiện nhiều chức năng hoặc quá đề cao chức năng này, xem nhẹ chức năng khác làm ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động TTHS.

Đặc điểm của quan hệ pháp luật TTHS là tính phức tạp, đa chiều về lợi ích của các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật. Các chủ thể thuộc nhóm buộc tội thường có xu hướng cố gắng tìm cách thức chứng minh người bị tình nghi, bị can, bị cáo đã phạm tội, phạm tội nặng hơn, phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng và phải chịu hình phạt; những thiệt hại của người bị hại phải được khôi phục, đền bù thỏa đáng. Ngược lại, nhóm chủ thể bị buộc tội thường có xu hướng tìm cách gỡ tội như chứng minh không phạm tội hoặc phạm tội nhẹ hơn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ... Các chủ thể khác có tính chất bổ trợ như người giám định, người làm chứng, người chứng kiến, người phiên dịch có xu hướng chung là hành động vô tư, khách quan; tuy nhiên sự vô tư, khách quan này bị phụ thuộc vào kiến thức, trình độ chuyên môn, trách nhiệm của từng cá nhân. Kết quả hoạt động của nhóm này có thể được cả bên buộc tội và bên bị buộc tội sử dụng làm chứng cứ. Chủ thể xét xử (tòa án) là đại diện cho công lý, trên cơ sở đã xem xét đầy đủ chứng cứ, lý lẽ của bên buộc tội, bên bị buộc tội để ra phán quyết công bằng, tuy nhiên việc ra được phán quyết (bản án) công bằng không phải lúc nào cũng dễ dàng vì bị phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Toàn bộ hoạt động của các nhóm chủ thể nói trên có tạo ra “công lý” cho người dân hay không phụ thuộc vào như sự đúng đắn, hợp lý trong các quy định của luật pháp hình sự và TTHS; năng lực, trình độ, tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật TTHS trong quá trình giải quyết vụ án. Do vậy, pháp luật TTHS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các chủ thể tiến hành tố tụng trong luật tố tụng hình sự việt nam trước yêu cầu cải cách tư pháp luận án TS luật 62 38 40 01 (Trang 35 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)