Các chủ thể tiến hành tố tụng trong Luật Tố tụng hình sự một số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các chủ thể tiến hành tố tụng trong luật tố tụng hình sự việt nam trước yêu cầu cải cách tư pháp luận án TS luật 62 38 40 01 (Trang 58 - 170)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận án

2.3. Các chủ thể tiến hành tố tụng trong Luật Tố tụng hình sự một số nước

2.3.1. Các chủ thể tiến hành tố tụng trong Luật Tố tụng hình sự một số

một số nước theo truyền thống án lệ

Hoa Kỳ: Hoa Kỳ được coi là một nước theo truyền thống án lệ

(commonlaw), có mô hình tố tụng tranh tụng điển hình. Hoa Kỳ không có Bộ luật TTHS như Việt Nam mà có Bộ quy tắc TTHS Liên Bang, bao gồm 61 quy tắc thủ tục, quy định về các thủ tục giải quyết một vụ án. Quy định về các chủ thể tiến hành tố tụng cấp liên bang ở Hoa Kỳ như sau:

Các cơ quan điều tra: Các CQĐT Liên bang nằm tại các bộ khác

nhau của phân nhánh hành pháp, chẳng hạn Bộ Tư pháp, Bộ An ninh nội địa và Bộ Tài chính. Cơ quan điều tra Liên bang lớn nhất và quan trọng nhất ở Hoa Kỳ là Cục Điều tra Liên bang (gọi tắt là FBI) trực thuộc Bộ Tư pháp. Giai đoạn điều tra không chính thức của CQĐT, vai trò tố tụng chính là nhân viên điều tra do CQĐT phân công, với sự tư vấn pháp lý của các công tố viên (nếu cần). Bên cạnh các CQĐT, hoạt động điều tra hình sự còn có thể được thực hiện bởi một đại bồi thẩm đoàn Liên bang gồm 23 người được lựa chọn.

Cơ quan công tố: Nhiệm vụ chính của cơ quan công tố/công tố viên là

tiếp nhận và nghiên cứu kết quả điều tra từ CQĐT và trình bày chứng cứ buộc tội trước đại bồi thẩm đoàn. Công tố viên (thực chất là các luật sư công được giao nhiệm vụ làm công tố viên) có các quyền và nghĩa vụ: đại diện cho Hoa Kỳ trong mọi vụ tố tụng hình sự của Tòa án Liên bang, phải có mặt tại tòa và tham gia tích cực vì quyền lợi của Hoa Kỳ trong mỗi giai đoạn tố tụng; ra quyết định về các vấn đề: có truy tố không, truy tố về tội danh gì đối với các

đoàn phải đồng ý. Công tố viên phải đảm bảo thực thi công l ý ngay cả khi

điều này đỏi hỏi phải hủy bỏ lời buộc tội (nghĩa là phải đảm bảo sự khách quan, vô tư). Công tố viên có quyền đề xuất cho tòa về việc có tạm giữ bị cáo trong khi chờ tòa xét xử vụ việc hay không, đề xuất hình phạt áp dụng đối với bị can sau khi bị kết tội [130]. Công tố viên cũng có vai trò quan trọng trong việc các thủ tục không cần tới xét xử - thủ tục thương lượng để nhận tội.

Tòa án: Tòa án có vai trò hạn chế nhưng rất quan trọng trong giai đoạn

điều tra (giai đoạn tiền xét xử) vì tòa án có thẩm quyền phê chuẩn các lệnh khám xét, bắt giữ và giám sát điện tử của CQĐT. Theo yêu cầu của công tố viên, tòa chấp nhận miễn trừ truy tố cho một nhân chứng theo quy định của

pháp luật để đổi lại việc người này đứng ra khai báo. Trong giai đoạn truy tố,

tác động chính của tòa án là bảo vệ để bị đơn không bị ảnh hưởng bởi các sai sót trong tố tụng chẳng hạn như việc sử dụng các chứng cứ được thu thập trái phép. Hồ sơ vụ án (kể cả hồ sơ của cơ quan điều tra hay hồ sơ của công tố

viên) không bao giờ được chuyển sang tòa. Trước khi xét xử tòa án chỉ giải

quyết các vấn đề pháp lý mà một trong các bên đưa ra . Việc bỏ qua quyền được xét xử bởi bồi thẩm đoàn có thể được tòa án thực hiện với điều kiện bị cáo phải đồng ý. Trong giai đoạn xét xử tòa án là người ra quyết định trung lập giữa hai bên tranh tụng (công tố viên và luật sư bào chữa). Khác với TTHS của Việt Nam ở Hoa Kỳ các bên, chứ không phải thẩm phán, sẽ là

người quyết định nhân chứng nào sẽ được triệu tập tới tòa [130]. Các bên

đóng vai trò chính trong giai đoạn xét xử là công tố viên, luật sư bào chữa, bị can và thẩm phán duy nhất được chỉ định của tòa án hạt và bồi thẩm đoàn gồm 12 cá nhân được chọn ngẫu nhiên trong số danh sách công dân.

Vương Quốc Anh: Vương Quốc Anh cũng là một nước theo truyền

thống án lệ (commonlaw), có mô hình tố tụng tranh tụng điển hình, có nhiều nét tương đồng với Hoa Kỳ về TTHS.

Cảnh sát của Vương Quốc Anh thực hiện nhiệm vụ điều tra. Theo luật,

quyền pháp lý và thực thi nghĩa vụ pháp lý đó trên thực tế. Hầu hết các vụ việc hình sự do cảnh sát tiến hành. Trong trường hợp cảnh sát quyết định buộc tội thì họ chuyển hồ sơ cho công tố viên để quyết định có truy tố hay không.

Cơ quan công tố Hoàng gia Anh tiến hành các thủ tục tố tụng do cảnh

sát và các cơ quan có thẩm quyền khác khởi tố, chỉ dẫn cho cảnh sát những vấn đề liên quan đến tội phạm hình sự mà sau đó có thể truy tố. Chức năng chính của các công tố viên ở giai đoạn này là tư vấn, chỉ dẫn cho cảnh sát các vấn đề về pháp lý trong điều tra… Theo Bộ luật về công tố viên, trong TTHS, công tố viên Hoàng gia có quyền tự quyết định những vấn đề: Có khởi tố hay không, nếu đã khởi tố thì có thể tiến hành tiếp tục tố tụng không, quyết định việc truy tố người bị cáo buộc ra tòa (trừ các vụ án không quan trọng), chuẩn bị hồ sơ truy tố ra tòa án, trình bày, bảo vệ cáo trạng tại tòa, đưa ra yêu cầu về cách thức xét xử. Công tố viên phải chịu trách nhiệm cá nhân về thẩm tra chứng cứ cũng như việc tiến hành tố tụng tại phiên toà (nhưng không có nghĩa vụ pháp lý đề xuất mức án). Công tố viên cũng phải thực hiện chức trách của mình một cách khách quan và không thiên vị, nếu công tố viên phát hiện qua việc kiểm tra chứng cứ rằng một nhân chứng đã khai sai sẽ gây ra tổn hại cho bị cáo thì phải thông báo cho luật sư biết để có cách làm sáng tỏ hoặc khi công tố viên biết một nhân chứng có thể làm lợi cho bị cáo với chứng cứ của mình thì phải thông báo với luật sư để luật sư có thể gọi nhân chứng đó ra tòa làm chứng. Trong TTHS Anh, sự hợp tác giữa công tố viên và luật sư được yêu cầu và trên thực tế họ hợp tác khá chặt chẽ với nhau. Đây là một cách thức làm việc chuyên nghiệp.

Tòa án nước Anh trong giai đoạn tiền xét xử có quyền quyết định việc

tạm giam nghi can hay không. Tại phiên tòa, bên buộc tội và bên gỡ tội có vai trò khởi xướng và kiểm soát đối với các vấn đề sẽ đưa ra tòa, lựa chọn, gọi nhân chứng, công tố viên có trách nhiệm chứng minh, thẩm phán giữ vai trò trung lập, chịu trách nhiệm về tố tụng và áp dụng pháp luật, quyết định hình phạt. Thẩm phán tại nước Anh cũng như các nước theo mô hình tranh tụng

khác phải thể hiện được tính không thiên vị để bảo đảm cho việc “tranh tụng” giữa hai bên diễn ra công bằng, đúng luật [129].

Nghiên cứu pháp luật TTHS của Hoa Kỳ và Vương Quốc Anh có thể rút ra một số kinh nghiệm cần xem xét tham khảo như sau:

* Các chủ thể tố tụng hình sự trong các nước này thực hiện vai trò, nhiệm vụ của mình theo chức năng tố tụng rất rạch ròi: cảnh sát, công tố thực hiện chức năng buộc tội; người bị tình nghi, bị cáo, người bào chữa thực hiện chức năng gỡ tội và tòa án thực hiện chức năng xét xử. Tuy nhiên quá trình giải quyết vụ án sự phối hợp giữa bên buộc tội và bên gỡ tội là khá chặt chẽ và thường xuyên, tòa án giữ vai trò trung lập; tính công khai, công bằng trong tố tụng hình sự được đề cao.

* Chủ thể tố tụng không có sự phân biệt giữa bên “tiến hành tố tụng” và bên “tham gia tố tụng” mà quy định trực tiếp cho từng chủ thể dựa trên chức năng, vai trò của từng chủ thể trong hoạt động tố tụng. Thẩm quyền tố tụng của các chủ thể đại diện cho phía nhà nước được trao theo chức trách, chức danh như nhân viên điều tra, công tố viên, thẩm phán, bồi thẩm chứ không quy định chung theo “cơ quan” như ở nước ta hiện nay.

* Ở một số nước như Hoa Kỳ, quá trình giải quyết các vụ án hình sự được thông qua một quy trình “lọc” chặt chẽ để giảm thiểu những vụ án phải đưa ra xét xử với thủ tục đầy đủ có bồi thẩm đoàn, qua đó tăng tốc độ và giảm chi phí giải quyết án. Lý do là khi bị cáo nhận tội, bên bị buộc tội và bên buộc tội đã đồng ý, không còn tranh chấp (sự nhận tội của bị cáo đã được kiểm tra chéo về chứng cứ nên không còn có sự nghi ngờ) thì không cần tòa án phải làm trọng tài xét xử nữa mà chỉ ghi nhận và quyết định một mức hình phạt phù hợp (không đưa ra phiên tòa đầy đủ).

* Các nước này theo mô hình tố tụng tranh tụng và thủ tục tranh tụng được tiến hành ngay từ đầu, thẩm phán tham gia từ khi kiểm tra căn cứ để áp dụng biện pháp tạm giam với sự có mặt của nhân viên điều tra, công tố và luật sư. Trước khi quyết định truy tố, chứng cứ được trao đổi, kiểm tra chéo giữa

bên buộc tội và bên gỡ tội, chịu sự giám sát của đại bồi thẩm đoàn (ở Hoa Kỳ); thẩm phán có phiên sơ bộ để nghe hai bên trình bày chứng cứ và loại trừ những chứng cứ không hợp pháp, những vấn đề đã được thống nhất thì không cần phải đưa ra tranh luận tại phiên tòa.

2.3.2. Các chủ thể tiến hành tố tụng trong Luật Tố tụng hình sự một số nước theo truyền thống luật dân sự Châu Âu lục địa

Cộng hoà Italy: Cộng hòa Italy là đất nước theo truyền thống luật dân

sự Châu Âu lục địa, tuy nhiên, việc thực hiện Luật Tố tụng hình sự bắt đầu từ năm 1988 đã dẫn đến sự bổ sung nhiều yếu tố tranh tụng vào mô hình tố tụng hình sự thẩm vấn truyền thống.

Cơ quan cảnh sát, lực lượng cảnh sát được tổ chức ở nhiều bộ ngành

khác nhau, bao gồm lực lượng cảnh sát quốc gia thuộc Bộ Nội vụ, cảnh sát cơ động thuộc Bộ Quốc phòng, cảnh sát kinh tế thuộc Bộ Tài chính, cảnh sát kiểm lâm, môi trường thuộc Bộ Nông Lâm và cảnh sát tư pháp thuộc Bộ Tư pháp. Các lực lượng cảnh sát này có nhiệm vụ giữ gìn trật tự xã hội, phát hiện bắt giữ tội phạm và thực thi các nhiệm vụ điều tra theo sự chỉ đạo của công tố viên. Sau khi nhận được thông báo, công tố viên điều hành việc điều tra cùng với sự giúp đỡ của cảnh sát bằng cách tham gia cùng nhóm với cảnh sát để điều hành những hoạt động điều tra nhất định mà cảnh sát không thể thực hiện nếu không có nhóm điều tra này.

Cơ quan Công tố: Italy không tổ chức cơ quan công tố độc lập theo cấp

hành chính mà cơ quan này nằm ngay trong toà án các cấp và cơ quan công tố chịu trách nhiệm chính trong hoạt động điều tra và chỉ đạo điều tra. Các văn phòng công tố nhà nước được tổ chức tại toà án các cấp. Tại Toà án tối cao có Tổng công tố viên trưởng, tại toà án cấp phúc thẩm và sơ thẩm có các văn phòng công tố nhà nước. Công tố viên là người chỉ đạo toàn bộ hoạt động điều tra, chỉ đạo lực lượng cảnh sát tư pháp trong hoạt động điều tra. Hoạt động của công tố viên mang tính độc lập cao và chịu trách nhiệm về các quyết định của mình. Công tố viên là người quyết định truy tố người phạm tội ra toà

và có trách nhiệm đưa các chứng cứ tài liệu chứng minh hành vi phạm tội, người phạm tội tại phiên toà. Mặc dù công tố viên điều hành hoạt động điều tra ngay từ ban đầu và pháp luật quy định công tố viên là một bên tại phiên toà xét xử, công tố viên Italy vẫn phải có trách nhiệm điều tra các điều kiện và hoàn cảnh mà có thể gỡ tội hoặc có lợi cho bị cáo.

Hệ thống toà án của Italy gồm có Toà án Hiến pháp và hệ thống toà án

tư pháp. Hệ thống toà án tư pháp chia thành 5 lĩnh vực: hình sự, dân sự, thuế, hành chính và kiểm toán. Hệ thống toà án về hình sự có cả các toà án do thẩm phán không chuyên đảm nhiệm (xét xử những vụ việc tranh chấp đơn giản và những vụ án vi cảnh nhằm mục đích bảo đảm trật tự ở địa phương), toà án sơ thẩm, toà án khu vực (phúc thẩm) và Toà phá án tối cao. Đối với những vụ án xét xử sơ thẩm thì do một thẩm phán chủ trì (những vụ án nhỏ) hoặc một hội đồng thẩm phán chủ trì (đối với những vụ án phức tạp hơn). Tổng số có 26 toà án phúc thẩm và 165 toà án sơ thẩm trên toàn lãnh thổ Italy. Theo Luật Tố tụng hình sự năm 1988, thẩm phán được đề cao vai trò giữ gìn công lý và sự công bằng qua việc tăng thẩm quyền trong các giai đoạn tố tụng, kể cả các quyền trong giai đoạn điều tra, thu thập chứng cứ, cũng như trong giai đoạn xét xử vụ án. Chỉ thẩm phán mới có quyền áp dụng biện pháp giam giữ có tính ngăn ngừa, trên cơ sở đề nghị của công tố viên, thẩm phán ban hành quyết định cho phép giải quyết vụ án bằng một phiên toà rút gọn hoặc giải quyết án bằng thoả thuận của các bên [128].

Cộng hoà Liên bang Đức: Là nước theo truyền thống luật dân sự

Châu Âu lục địa điển hình

Cơ quan cảnh sát đóng vai trò chính trong quá trình điều tra. Họ có

quyền và nghĩa vụ “khởi động” tố tụng hình sự, hành động thay mặt công tố viên và luôn được coi là “cánh tay nối dài” của cơ quan công tố. Về nguyên tắc, công tố viên là người chỉ đạo hoạt động điều tra và đưa ra các mệnh lệnh cho cảnh sát nhưng trên thực tế cảnh sát thường chủ động tiến hành các hoạt động điều tra. Chỉ trong những trường hợp phức tạp và nghiêm trọng thì cảnh

sát điều tra mới chịu sự chỉ đạo trực tiếp của công tố viên. Khi cảnh sát hoàn thành việc điều tra, hồ sơ sẽ được chuyển cho viện công tố để quyết định việc truy tố. Tuy nhiên, trách nhiệm pháp lý đối với tất cả các hoạt động điều tra vẫn thuộc về viện công tố. Khi tiến hành điều tra, các nhân viên cảnh sát có một số thẩm quyền như: bắt người bị tình nghi, chụp ảnh, lấy dấu vân tay và nhận dạng, không có đầy đủ các thẩm quyền cưỡng chế tố tụng như khám xét, thu giữ…

Viện công tố: Cả cơ quan công tố Liên bang và cơ quan công tố cấp

bang đều được tổ chức theo ngành dọc, song song với hệ thống tòa án. Ở từng bang, cơ quan công tố được đặt song song tại tất cả các cấp tòa án và thuộc quyền quản lý của Bộ Tư pháp, mỗi cấp tòa án đều có các cơ quan công tố hoạt động độc lập (Điều 141, 147 Luật Tổ chức Tòa án Liên bang Đức). Bộ trưởng Bộ Tư pháp có quyền ra các mệnh lệnh bắt buộc cho cơ quan công tố, lãnh đạo, chỉ đạo cơ quan công tố nhưng ít khi Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện quyền này mà chỉ trong một số trường hợp ngoại lệ. Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Tư pháp có thể bị chất vấn tại Quốc hội liên quan cả về chính sách công tố và các vụ án cụ thể.

Trong giai đoạn tiền xét xử (giai đoạn điều tra và truy tố), cơ quan công tố đóng vai trò trung tâm của quá trình tố tụng và được coi là cơ quan có trách nhiệm trong lĩnh vực tư pháp hình sự, chịu trách nhiệm đối với tất cả các hoạt động điều tra trong giai đoạn tiền xét xử. Các cơ quan cảnh sát điều tra hình sự có trách nhiệm thực hiện theo yêu cầu hay mệnh lệnh của cơ quan công tố (Điều 161 BLTTHS Đức). Theo quy định của luật tố tụng Cộng hòa Liên bang Đức thì viện công tố có thẩm quyền điều tra cả các loại tội phạm nhưng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các chủ thể tiến hành tố tụng trong luật tố tụng hình sự việt nam trước yêu cầu cải cách tư pháp luận án TS luật 62 38 40 01 (Trang 58 - 170)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)