Cải cách thủ tục hành chính giai đoạn 2006-2010 (Giai đoạn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cải cách thủ tục hành chính tại Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Bình (Trang 45 - 46)

- Kế hoạch thực hiện Đề án 30:

2.1.2. Cải cách thủ tục hành chính giai đoạn 2006-2010 (Giai đoạn

thực hiện Chƣơng trình tổng thể cải cách hành chính nhà nƣớc giai đoạn 2001 - 2010)

Quyết định số 94/2006/QĐ-TTg ngày 24/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2006 - 2010 ra đời trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc tham gia quản lý giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước. Một lần nữa, nhiệm vụ cải cách TTHC là thực hiện và nâng cao chất lượng cơ chế "một cửa" là một trong những nhiệm vụ của cải cách thể chế được đặc biệt chú trọng.

Để triển khai được nhiệm vụ trong giai đoạn này là phải đơn giản hóa được các TTHC trên các lĩnh vực quản lý nhà nước nhằm bảo đảm sự thống nhất đồng bộ, đơn giản, công khai, minh bạch các TTHC. Thủ trướng Chính phủ đã ban hành Đề án 30 và Quyết định số 07/QĐ- TTg ngày 04/01/2008 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án 30 (chia làm 3 giai đoạn thực hiện); Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thơng tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương (thay thế Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg).

Thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ, UBND tỉnh Ninh Bình đã ban hành Quyết định số 1072/QĐ-UBND ngày 14/5/2007 về việc phê duyệt Đề án cải cách hành chính của UBND thành phố Ninh Bình tham gia thực hiện nội dung Dự án cải cách hành chính tỉnh giai đoạn II; Quyết định số 2197/2007/QĐ-UBND ngày 19/9/2007 về việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 1979/QĐ-CT ngày 29/10/2008 của Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình phê duyệt Kế hoạch hoạt động của Tổ công tác Đề án 30 của tỉnh gồm 05 thành viên, đồng chí Chánh Văn Phịng UBND tỉnh kiêm nhiệm Tổ trưởng.

Đồng thời, UBND tỉnh đã xác định rõ mục tiêu cải cách TTHC trong giai đoạn này là: xóa bỏ các TTHC mang tính quan liêu, rườm rà, gây phiền hà cho tổ chức và công dân. Trên cơ sở đẩy mạnh việc rà soát TTHC sửa đổi, bổ sung hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp; hoàn thiện các TTHC mới theo hướng công khai đơn giản, thuận tiện cho tổ chức và công dân (UBND tỉnh là cơ quan chủ trì thực hiện); mở rộng và nâng cao chất lượng thực hiện cơ chế "một cửa" ở cấp tỉnh, cấp huyện; triển khai áp dụng rộng khắp cấp xã (Ban quản lý dự án thí điểm cải cách hành chính tỉnh

là cơ quan chủ trì thực hiện).

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cải cách thủ tục hành chính tại Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Bình (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)