sản của người phải thi hành án là nhà ở
Theo khoản 2 Điều 14 Quy chế, khi kiểm sát việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án có thể thông qua biện pháp cử KSV trực tiếp tham gia và kiểm sát việc cưỡng chế hoặc kiểm sát hồ sơ, tài liệu việc thi hành án có cưỡng chế.
Khi tham gia và trực tiếp kiểm sát việc cưỡng chế, KSV nghiên cứu trước các tài liệu thi hành án có liên quan đến việc cưỡng chế, nếu phát hiện có vi phạm trong việc tổ chức cưỡng chế thể hiện trong tài liệu thi hành án thì báo cáo lãnh đạo để yêu cầu hoặc kiến nghị, kháng nghị khắc phục; nếu phát hiện vi phạm tại nơi tổ chức cưỡng chế thì có quan điểm yêu cầu cơ quan thi hành án khắc phục, sau đó báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát.
Khi kiểm sát việc áp dụng biện pháp kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án là nhà ở, KSV phải kiểm sát thủ tục kê biên, xử lý tài sản nói chung theo quy định tại Điều 87, 88, 89, Điều 115 LTHADS, Điều 24 Nghị định số 33/2020/NĐ-CP.
Theo Điều 39 LTHADS, thông báo về thi hành án dân sự bao gồm: quyết định về việc thi hành án; thông báo về việc tự thỏa thuận hoặc yêu cầu Tòa án xác định phần sở hữu của người phải thi hành án trong khối tài sản chung; thông báo về việc phân chia tài sản của vợ, chồng hoặc của hộ gia đình mà có một bên là người phải thi hành án do CHV thực hiện và các thông báo khác.
Qua thực tiễn kiểm sát và thi hành án, tác giả nhận thấy bất cập về việc thông báo thi hành án đối với việc kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án là nhà ở. Tình trạng của bất cập này là CHV thực hiện chưa đúng quy định của pháp luật về thông báo thi hành án và trách nhiệm của KSV trong việc kiểm sát việc thông báo thi hành án. Điều này làm cho việc THA kéo dài, hậu quả của việc không thông báo về thi hành án phải khắc phục về nhiều vấn đề.
Ví dụ: Vụ án ông Nguyễn Quang S mua lại tài sản kê biên THA của bà Bùi Thị Châu L tại Cục THADS tỉnh T11.
Tại biên bản thỏa thuận THA ngày 09/7/2013 ông Nguyễn Quang S mua lại tài sản kê biên, xử lý thi hành án của bà Bùi Thị Châu L tại Cục thi hành án dân sự tỉnh T gồm: nhà gắn với quyền sử dụng đất diện tích 117m2 thuộc thửa đất số 2970, tờ bản đồ số 2 tọa lạc tại ấp P, xã P, thành phố M. Ông S đã nộp đủ tiền mua nhà đất theo thỏa thuận; Cục thi hành án dân sự tỉnh T cũng ban hành quyết định bán tài sản số 147/QĐ-CTHA ngày 16/7/2013 về việc ưu tiên để ơng S mua phần diện tích 148,7m2 nằm trong diện tích 990m2 cấp giấy chứng nhận cho hộ gia đình bà L, ơng S cũng đã nộp đủ tiền.
Tuy nhiên, ngày 17/4/2017, Chi cục thi hành án dân sự thành phố M ban hành Quyết định số 16/QĐ-CCTHADS về việc kê biên các tài sản nêu trên để thi hành đối với khoản nợ của bà L tại ngân hàng TMCP B theo Quyết định số 44/2016/QĐST-DS ngày 24/6/2016 của TAND thành phố M. Bà Võ Thị Hồng T là người mua trúng đấu giá tài sản.
Ông S cho rằng mình đã thực hiện việc mua nhà, đất hồn tồn hợp pháp, khi biết sự việc, ơng có liên hệ nhiều lần nhưng Cục thi hành án dân sự tỉnh T không cung cấp các giấy tờ để ông chuyển tên quyền sở hữu, quyền sử dụng đất. Sau đó, vợ chồng bà L đem tài sản này đi thế chấp vay tại ngân hàng TMCP B. Ông S khẳng định ông là chủ sở hữu các tài sản đang bị kê biên, xử lý khoản nợ tại ngân hàng TMCP B. Q trình thi hành án, ơng khơng được tống đạt thơng báo có liên quan; khơng có quyền có ý kiến và khiếu nại. Ơng S u cầu Tòa án xác định các tài sản trên thuộc quyền sở hữu của ông; hủy kết quả bán đấu giá tài sản mà Chi cục thi hành án dân sự thành phố M đã thực hiện.
Tòa án cấp phúc thẩm nhận định: “Theo quy định của Luật Nhà ở, Luật
Thi hành án dân sự, tài sản đã thuộc quyền sở hữu cho người mua nhà kể từ
khi cơ quan Thi hành án bán tài sản người mua trả đủ tiền và đã nhận tài sản.
Tất cả mọi sự định đoạt về tài sản nêu trên phải có ý chí của người sở hữu. Như vậy, thủ tục kê biên, bán đấu giá tài sản phải được thông báo cho anh S. Ở đây theo anh S, anh không được nhận bất cứ giấy tờ có liên quan gì đến việc kê
biên, bán đấu giá đến tài sản mà anh đã mua tại cơ quan Thi hành án mà theo
luật định tài sản trên đã thuộc quyền sở hữu, sử dụng của anh, làm mất đi quyền có ý kiến hoặc khiếu nại của anh S.” Tòa án cấp phúc thẩm còn nhận định bản án cấp sơ thẩm có nhiều vi phạm, chưa xem xét tồn diện vụ án nên hủy án để giải quyết lại.
Trong vụ án trên, việc thông báo, tống đạt các văn bản liên quan đến hoạt động thi hành án, quyết định kê biên, xử lý tài sản, CHV phải xác minh, làm rõ những ai là người có liên quan đến tài sản thi hành án để thông báo và tống đạt các văn bản về thi hành án. Mặc dù vợ chồng bà L và ơng H cịn đứng tên trong các giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất nhưng nhà và một phần diện tích đất thuộc quyền sử dụng của bà L đã được chuyển nhượng cho ơng S. Ơng S là người có liên quan đến tài sản thi hành án. Khi thực hiện việc kê biên, xử lý tài sản, đáng lẽ ông S phải được cơ quan thi hành án dân sự thông báo để thực hiện các quyền, nghĩa vụ theo quy định.
Chi cục thi hành án dân sự thành phố M đã không thực hiện việc thông báo cho ông S. Từ đó, việc kê biên, xử lý và đấu giá tài sản chưa đảm bảo trình tự, thủ tục luật định. Hậu quả là phát sinh tranh chấp về tài sản đấu giá, người trúng đấu giá tài sản không được nhận tài sản đã mua trong 02 năm kể từ thời điểm trúng đấu giá.
Việc không thực hiện đầy đủ việc thông báo thi hành án đối với việc kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án là nhà ở, phát sinh trách nhiệm bồi thường nhà nước, khiếu nại kéo dài, tranh chấp phải giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
Trong trường hợp này, lẽ ra, khi ban hành quyết định, văn bản liên quan đến cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án là nhà ở, cơ quan thi hành án dân sự phải gửi ngay quyết định cho cơ quan có đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Việc vi phạm về thông báo đối với việc kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án là nhà ở trong vụ án này lỗi không chỉ của cơ quan thi hành án, CHV mà còn của KSV phân công phụ trách việc kiểm sát.
Một, Điều 12 Nghị định số 33/2020/NĐ-CP, hướng dẫn Điều 39 LTHADS, cần bổ sung theo hướng như sau: Người được thông báo về thi hành án bao gồm
đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014.
Hai, Điều 2 Thông tư liên tịch 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 11/8/2016 quy định một số vấn đề về thủ tục thi hành án dân sự và phối hợp liên ngành trong thi hành án dân sự về thông báo về thi hành án, sửa đổi, bổ sung như sau:
Đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, phải được nhận thông
báo về thi hành án theo Điều 39 Luật Thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014. Khi có đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khiếu nại theo quy định tại Điều 140 Luật thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án phải giải quyết khiếu nại theo quy định tại Điều 152 Luật Thi hành án dân sự.
Khi Viện kiểm sát yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định tại Điều 159, Điều 160 Luật Thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án, Chấp hành viên phải giải quyết yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị của Viện Kiểm sát. Trường hợp cơ
quan thi hành án, Chấp hành viên không thực hiện, tùy theo tính chất, mức độ vi
phạm, bị xử lý theo quy định và bồi thường thiệt hại.