Kiểm sát việc kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án là nhà ở phát sinh giao dịch sau thời điểm, bản án, quyết định của Tịa án có

Một phần của tài liệu Kiểm sát việc kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án là nhà ở (Trang 38 - 46)

13 Khoản 2 Điều 4 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

2.3. Kiểm sát việc kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án là nhà ở phát sinh giao dịch sau thời điểm, bản án, quyết định của Tịa án có

nhà ở phát sinh giao dịch sau thời điểm, bản án, quyết định của Tịa án có hiệu lực pháp luật

Theo Điều 24 Nghị định số 33/2020/NĐ-CP, tài sản đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án mà phát sinh các giao dịch liên quan đến tài sản đó thì tài sản đó bị kê biên, xử lý để thi hành án. CHV có văn bản u cầu Tịa án tun bố giao dịch đối với tài sản đó vơ hiệu hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hủy giấy tờ liên quan đến giao dịch đối với tài sản đó.

Trường hợp có giao dịch về tài sản mà người phải thi hành án khơng sử dụng tồn bộ khoản tiền thu được từ giao dịch đó để thi hành án và khơng cịn tài sản khác hoặc có tài sản khác nhưng khơng đủ để bảo đảm nghĩa vụ thi hành án, chưa hoàn thành việc chuyển quyền sở hữu, sử dụng thì CHV kê biên, xử lý tài sản. Nếu giao dịch đã hoàn thành việc chuyển quyền sở hữu, CHV thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 75 LTHADS và có văn bản thơng báo cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để phối hợp tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản.

Qua thực tiễn kiểm sát và thi hành án về việc kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án là nhà ở phát sinh giao dịch sau thời điểm, bản án, quyết định của Tịa án có hiệu lực pháp luật, tác giả nhận thấy cơ quan thi hành án, CHV chưa làm tốt một số công việc như sau:

Một, trong một số vụ việc, cơ quan thi hành án dân sự, CHV xác minh không đầy đủ, cụ thể tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án dẫn đến quá trình tổ chức thi hành án đã cưỡng chế kê biên tài sản của người khác, không đúng quy định.

Hai, một số trường hợp, CHV không xác minh kỹ về thông tin về tài sản của người phải thi hành án là nhà ở nên không nắm được thông tin đầy đủ, do đó, khơng kịp thời hướng dẫn đương sự thực hiện quyền theo Điều 74 LTHADS.

Ba, khi kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án là nhà ở mới phát hiện tài sản này đã chuyển quyền sở hữu cho người khác.

Bốn, việc thông báo về thi hành án chưa đúng, chưa đầy đủ nên người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án khơng biết quyền của mình đối với tài sản bị kê biên, xử lý.

Năm, CHV chỉ tiến hành kê biên tài sản của người phải thi hành án là nhà ở theo giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, không tiến hành đo đạc, kiểm tra thực tế về vị trí, diện tích, ranh giới, nên phát sinh tranh chấp hoặc không thể làm thủ tục đăng ký chuyển quyền sở hữu, sử dụng cho người khác khi xử lý tài sản.

Sáu, không tổ chức việc kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án là nhà ở phát sinh giao dịch sau thời điểm, bản án, quyết định của Tịa án có hiệu lực pháp luật.

Với những sơ sót, vi phạm trên, làm cho việc thi hành án kéo dài, đương sự khiếu nại nhiều lần hoặc sự việc phải giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.

Bên cạnh tồn tại nêu trên của cơ quan thi hành án dân sự, CHV về việc kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án là nhà ở, việc kê biên, xử lý tài sản này vẫn còn một số bất cập từ quy định của pháp luật như sau:

Thứ nhất, việc kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án là nhà ở phát sinh giao dịch sau thời điểm, bản án, quyết định của Tịa án có hiệu lực pháp luật theo Điều 24 Nghị định số 33/2020/NĐ-CP, không đảm bảo quyền của người thứ ba ngay tình. Đây là nguyên nhân của việc khiếu nại kéo dài, vượt cấp. Do người tham gia mua tài sản ngay tình, giao dịch được cơng chứng và thủ tục chuyển quyền sở hữu đã hoàn tất nhưng quyền của chủ sở hữu không được bảo đảm. Trong khi đó, khoản 2 Điều 133 BLDS năm 2015 quy định: “Trường hợp

giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có

thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện

giao dịch thì giao dịch đó khơng bị vơ hiệu”.

Ví dụ: Bản án 76/2019/DS-PT ngày 07/11/2019 về tranh chấp liên quan đến tài sản cưỡng chế thi hành án14.

Trong Bản án này, Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận định: “Hợp đồng chuyển nhượng nhà đất ngày 27/3/2013 đối với thửa đất số 24-1, tờ bản đồ số 20

14 https://thuvienphapluat.vn/banan/ban-an/ban-an-762019dspt-ngay-07112019-ve-tranh-chap-lien-quan-den-tai-san-cuong-che-thi-hanh-an-121874, truy cập lúc 20h ngày 11.4.2022. tai-san-cuong-che-thi-hanh-an-121874, truy cập lúc 20h ngày 11.4.2022.

tại khu 10, Thị trấn H, huyện H, tỉnh Phú Thọ và ngôi nhà trên đất giữa bà L và

anh Đ, chị T được lập ngày 27/3/2013. Hợp đồng có xác nhận của UBND thị trấn H. Ông Nguyễn Đức N - nguyên Chủ tịch UBND thị trấn H thời điểm này

xác nhận đã ký xác nhận hợp đồng tại trụ sở UBND thị trấn. Tuy chưa đăng ký,

chưa làm thủ tục theo quy định của pháp luật nhưng các bên đã bàn giao tài sản,

bên chuyển nhượng không phản đối và cũng khơng bị cơ quan nhà nước có thẩm

quyền xử phạt vi phạm hành chính theo các quy định của Nhà nước về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, nên hợp đồng được Tịa án cơng nhận

theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao”.

Trong vụ án này, người quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là Chi cục Thi hành án dân sự huyện H, tỉnh Phú Thọ do ơng Hồng Văn O, CHV làm đại diện theo ủy quyền. Căn cứ nguyên đơn khởi kiện là do Chi cục Thi hành án dân sự huyện H tiến hành kê biên thửa đất và ngôi nhà anh Đ, chị T đã chuyển nhượng cho nguyên đơn và nguyên đơn đã trả tiền đầy đủ và được chứng thực hợp đồng, đã nhận bàn giao tài sản.

Hội đồng xét xử phúc thẩm quyết định: “Xác định diện tích đất 56m2 tại thửa số 24-1, tờ bản đồ số 20 - Khu 10 Thị trấn H, huyện H, tỉnh Phú Thọ (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số: BL853510 do UBND huyện H cấp ngày

09/8/2012 đứng tên chủ hộ Nguyễn Đức Đ) và 01 ngôi nhà xây cấp 4 hai tầng

cùng cơng trình phụ tọa lạc trên đất thuộc quyền sử dụng và sở hữu của bà

Hoàng Thị L”.

Khi thi hành vụ án này, CHV đã không tiến hành xác minh kỹ lưỡng về nguồn gốc, tình trạng nhà, đất, đã kê biên, xử lý không đúng quy định pháp LTHADS và Bộ luật dân sự. Việc nguyên đơn khởi kiện là có căn cứ và được Tịa án chấp nhận như nhận định và quyết định của Hội đồng xét xử phúc thẩm.

Thứ hai, việc xác định người phải thi hành án khơng sử dụng tồn bộ khoản tiền thu được từ giao dịch về tài sản là nhà ở để thi hành án sau thời điểm, bản án, quyết định của Tịa án có hiệu lực pháp luật.

Theo khoản 1 Điều 24 Nghị định số 33/2020/NĐ-CP, trường hợp có giao dịch về tài sản mà người phải thi hành án khơng sử dụng tồn bộ khoản tiền thu

được từ giao dịch đó để thi hành án và khơng cịn tài sản khác hoặc có tài sản khác nhưng khơng đủ để bảo đảm nghĩa vụ thi hành án thì xử lý theo quy định này.

Theo quy định này, có một số bất cập:

Một, sau thời điểm, bản án, quyết định của Tịa án có hiệu lực pháp luật, người phải thi hành án có giao dịch về tài sản mà người phải thi hành án khơng sử dụng tồn bộ khoản tiền thu được từ giao dịch đó để thi hành án có sự khác biệt với quy định tại khoản 5 Điều 115 LTHADS.

Hai, quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định số 33/2020/NĐ-CP chưa tương thích với quy định tại khoản 2 Điều 95 LTHADS.

Ba, một số trường hợp Tòa án các cấp xác định các giao dịch này theo các hướng khác nhau và cơ quan thi hành án đã thi hành xong bản án.

Ví dụ: Ai bồi thường thiệt hại khi bản án tuyên sai đã thi hành án ?15

Ngày 12.6.2014, vợ chồng ông Hùng bán căn nhà khoảng 225m2 tại TX. La Gi cho bà Ly, nhằm giải chấp căn nhà tại ngân hàng theo thỏa thuận giữa các bên. Tuy nhiên, căn nhà sau đó bị Chi cục Thi hành án dân sự TX. La Gi kê biên, đấu giá do vợ chồng ông Hùng đang phải thi hành một quyết định công nhận sự thỏa thuận tại Tịa án trước đó, buộc trả một khoản nợ hơn 1,5 tỉ đồng cho người khác. Quá trình kê biên, đấu giá, phải tạm dừng với lý do còn tồn tại hợp đồng chuyển nhượng giữa vợ chồng ông Hùng với bà Ly. Chi cục Thi hành án dân sự TX. La Gi yêu cầu các bên khởi kiện ra Tòa án để hủy hợp đồng chuyển nhượng. Xử sơ thẩm vào tháng 2/2016 và phúc thẩm tháng 7/2016, TAND TX. La Gi và TAND tỉnh Bình Thuận đều tuyên hủy hợp đồng chuyển nhượng nhà đất giữa ông Hùng và bà Ly. Theo Hội đồng xét xử hai cấp, việc chuyển nhượng tài sản của vợ chồng ơng Hùng có dấu hiệu tẩu tán tài sản; tiền bán được tài sản, ông Hùng không thực hiện nghĩa vụ thi hành án cho bà P.D.T nên giao dịch vô hiệu.

Tháng 3/2018, TAND cấp cao tại TP.HCM xét xử giám đốc thẩm nhận định: việc chuyển nhượng tài sản giữa ông Hùng và bà Ly xảy ra trước khi nhà đất này bị cưỡng chế, kê biên để thi hành án, và thực tế là để thanh toán khoản

15 https://thanhnien.vn/ai-boi-thuong-thiet-hai-khi-ban-an-tuyen-sai-da-thi-hanh-an-post1440445.html, truy cập lúc 21h ngày 15.4.2022. cập lúc 21h ngày 15.4.2022.

nợ trước đó của vợ chồng ơng Hùng với ngân hàng mà căn nhà là tài sản thế chấp, chứ không phải là hành vi tẩu tán tài sản, trốn tránh nghĩa vụ; hợp đồng được các bên tự nguyện thỏa nguyện, công chứng đúng theo quy định pháp luật, giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật.

Vì vậy, Tịa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm tuyên vô hiệu hợp đồng chuyển nhượng giữa vợ chồng ông Hùng và bà Ly là khơng đúng. Do đó, Ủy ban Thẩm phán TAND cấp cao tại TP. HCM hủy bản án sơ thẩm và phúc thẩm, đề nghị xét xử lại từ đầu (Bản án sơ thẩm số 16/2016/DSST, ngày 24/02/2016 của TAND TX. La Gi; và bản án dân sự phúc thẩm số 89/2016/DSPT ngày 20/7/2016 của TAND tỉnh Bình Thuận và Viện KSND tỉnh Bình Thuận ban hành văn bản số 369/VKS-P9 của Viện KSND tỉnh Bình Thuận gửi Viện KSND Cấp cao tại TP. HCM đề nghị Viện KSND Cấp cao 3 tại TP. HCM kháng nghị giám đốc thẩm, hủy các bản án trên).

Khi Tòa án TX. La Gi xét xử sơ thẩm lần hai, thì tài sản trên đã xử lý để thi hành án theo bản án phúc thẩm. Tại bản án sơ thẩm lần hai ngày 26/1/2022, HĐXX nhận định nội dung quyết định giám đốc thẩm là đúng. Tuy nhiên, khi bản án phúc thẩm của TAND tỉnh Bình Thuận có hiệu lực, các cơ quan thi hành án đã bán đấu giá tài sản hợp pháp, giao tài sản cho người thứ ba. Do đó, HĐXX cần căn cứ vào quy định pháp luật, bảo vệ quyền lợi cho người thứ ba ngay tình. Vì vậy, Tòa án cấp sơ thẩm xét xử lần hai vẫn tuyên không chấp nhận yêu cầu của bà Ly, về việc công nhận hợp đồng chuyển nhượng tài sản giữa vợ chồng ông Hùng và bà Ly.

Trong vụ này, các cấp Tòa án xác định khác nhau về tính có hiệu lực của hợp đồng và bảo vệ người thứ ba ngay tình. Theo tác giả, việc Chi cục Thi hành án dân sự TX. La Gi tổ chức thi hành án như vậy là đúng. Đối với quyết định giám đốc thẩm, việc thi hành căn cứ vào quy định tại Điều 136 LTHADS.

Đối với việc xét xử của Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm lần thứ nhất là chưa đúng với quy định tại Điều 90 LTHADS. Quyết định giám đốc thẩm là có căn cứ. Đối với việc xét xử của Tòa án cấp sơ thẩm lần thứ hai đã không giải quyết quyền lợi của bà Ly trong vụ án này.

Từ bất cập trên, tác giả kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về kiểm sát việc kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án là nhà ở phát sinh

giao dịch sau thời điểm, bản án, quyết định của Tịa án có hiệu lực pháp luật quy định tại Nghị định số 33/2020/NĐ-CP, Thông tư liên tịch 11/2016/TTLT-BTP- TANDTC-VKSNDTC.

Một, sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 24 Nghị định số 33/2020/NĐ-CP, Điều 4 Thông tư liên tịch 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC, theo hướng như sau:

“Trường hợp có giao dịch về tài sản mà người phải thi hành án không sử dụng toàn bộ khoản tiền thu được từ giao dịch đó để thi hành án trừ quy định tại khoản 5 Điều 115, khoản 2 Điều 95 Luật thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014, 2022 và khơng cịn tài sản khác hoặc có tài sản khác nhưng

khơng đủ để bảo đảm nghĩa vụ thi hành án thì xử lý như sau:….”

Hai, bổ sung khoản 3 Điều 14 Thông tư liên tịch 11/2016/TTLT-BTP- TANDTC-VKSNDTC, về công tác phối hợp theo hướng như sau:

“Theo đề xuất của Lãnh đạo cơ quan thi hành án dân sự hoặc Tòa án

nhân dân hoặc Viện kiểm sát nhân dân tại các địa phương, cơ quan thi hành án dân sự, Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân, tổ chức việc trao đổi, phối

hợp đối với việc giải quyết các vụ án dân sự và thi hành án dân sự khi giữa các cơ quan tư pháp tại địa phương có đường lối giải quyết khác nhau về các vụ án

dân sự nhằm bảo đảm việc giải quyết các vụ án dân sự triệt để và việc thi hành

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Thực tiễn hoạt động kiểm sát việc kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án là nhà ở trong những năm qua cho thấy, công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong thi hành án dân sự đã đạt được những kết quả khả quan góp phần đảm bảo cho bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật được thi hành đúng theo quy định, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật và củng cố lòng tin của nhân dân đối với pháp luật. Bên cạnh đó, cơng tác này cũng tồn tại một số thiếu sót do những nguyên nhân khách quan, chủ quan làm hạn chế đến hiệu quả công tác kiểm sát nói chung và hiệu quả hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong kiểm sát việc kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án là nhà ở nói riêng.

Trong chương 2 của luận văn, tác giả đã tập trung làm rõ những tồn tại, hạn chế và những vướng mắc trong hoạt động kiểm sát thủ tục việc kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án là nhà ở, đồng thời làm rõ nguyên nhân dẫn đến tồn tại, hạn chế. Trên cơ sở đó, tác giả mạnh dạng đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần hồn thiện quy định của pháp luật thi hành án dân sự và kiểm sát

Một phần của tài liệu Kiểm sát việc kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án là nhà ở (Trang 38 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)