Quy định pháp luật

Một phần của tài liệu Chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân là bất động sản (Trang 40 - 41)

Luật HNGĐ năm 2014 đề cao sự thoả thuận của vợ chồng khi phân chia tài sản chung trong thời kỳhôn nhân nhưng không có nghĩa là phủ nhận quyền yêu cầu chia tài sản chung của một bên vợ hoặc chồng. Theo khoản 3 Điều 38 Luật HNGĐ năm 2014: “Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Toà án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này”. Điều này cho thấy quyền yêu cầu Toà án chia tài sản chung không chỉ được trao cho cả hai vợ

chồng mà còn trao riêng cho từng cá nhân vợ hoặc chồng.

Trong trường hợp vợ chồng không thể thoả thuận chia tài sản chung là quyền sử dụng đất hoặc thoả thuận chia tài sản bị vô hiệu thì toà án tiến hành thụ lý và giải quyết chia tài sản chung theo đơn yêu cầu của vợ, chồng (khoản 1 Điều 38, khoản 1 Điều 59 Luật HNGĐ 2014). Thẩm quyền giải quyết việc chia tài sản chung của vợ, chồng của Toà án được ghi nhận tại khoản 9 Điều 27, khoản 2 Điều 28, khoản 2 Điều 29 Bộ luật TTDS 2015, theo đó, toà án có thẩm quyền giải quyết “yêu cầu xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, phân chia tài sản chung để thi hành án và yêu cầu khác theo quy định của Luật Thi hành án dân sự”, “tranh chấp về chia tài

sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân”, “yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thoả thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn”. Đối với tài sản là quyền sử dụng đất, theo điểm c khoản 1 Điều 39 Bộ luật TTDS 2015 quy định chỉ Toà án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết yêu cầu chia tài sản chung của vợ, chồng, trường hợp vợ chồng có tài sản chung là quyền sử dụng đất ở nhiều nơi thì vợ hoặc chồng có yêu cầu chia tài sản được lựa chọn toà án nơi có một trong các bất động sản để giải quyết (điểmi khoản 1 Điều 40 BLTTDS 2015).

Khi nhận được đơn yêu cầu của vợ hoặc chồng về chia tài sản và nhận thấy đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo đầy đủ nội dung, hình thức đáp ứng theo quy định và đúng thẩm quyền giải quyết, toà án tiến hành thụ lý giải quyết yêu cầu sau khi người khởi kiện đã đóng tạm ứng án phí đầy đủ theo quy định.

Trong quá trình giải quyết vụ án và chuẩn bị xét xử về chia tài sản chung của vợ, chồng, Thẩm phán tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ thông qua các hoạt

động lấy lời khai của các đương sự, và những người có liên quan; yêu cầu các bên cung cấp tài liệu chứng cứ … (Điều 94, 95 BLTTDS 2015). Bên cạnh đó, để bảo vệ quyền lợi của mình, vợ chồng hay những người có quyền và lợi ích liên quan đến vụ án có quyền giao nộp các tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình. Thẩm phán tiến hành tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hoà giải, tạo điều kiện cho các bên vợ, chồng có điều kiện tiếp tục thoả thuận giải quyết vụ án. Đặc biệt với các vụ án hôn nhân gia đình có liên quan đến tranh chấp về tài sản, việc tiến hành hoà giải là rất cần thiết để các bên hiểu và hướng tới thoả thuận được với nhau, tránh hoặc hạn chế tối đa xung đột ảnh hưởng đến tình cảm gia đình.

Trong trường hợp công tác hoà giải không đem lại hiệu quả, vợ chồng không thể thoả thuận được với nhau về các tranh chấp đã yêu cầu toà án giải quyết, Thẩm phán tiến hành ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm. Dựa trên các tài liệu, chứng cứ đã thu thập được và được các bên cung cấp, Thẩm phán sẽ đưa ra quyết định cuối cùng để giải quyết vụ án. Trong trường hợp các bên đương sự có kháng cáo hoặc Viện kiểm sát có kháng nghị, vụ án tiếp tục được giải quyết ở cấp phúc thẩm.

Đối với trường hợp vụ án chia tài sản chung của vợ, chồng có liên quan đến ngừoi thứ ba mà ngừoi này có yêu cầu độc lập thì Toà án có thể xem xét việc xét xử trong cùng một vụ án hoặc chuyển sang vụ án khác để giải quyết nếu ngừoi này có yêu cầu (Điều 73 BLTTDS 2015).

Một phần của tài liệu Chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân là bất động sản (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)