Bất cập và kiến nghị

Một phần của tài liệu Chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân là bất động sản (Trang 41 - 43)

Có thể thấy sự kiện chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân luôn có sự hiện diện ý chí của vợ chồng hoặc ít nhất một bên vợ hoặc chồng. Tuy nhiên, theo khoản 2 Điều 219 BLDS 2015 thì “Trường hợp có người yêu cầu một

người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán và chủ sở hữu

chung đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủđể thanh toán thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung và tham gia vào việc chia tài sản chung, trừtrường hợp pháp luật có quy định khác”. Nếu áp dụng điều luật trên vào mối quan hệ tài sản giữa vợ và chồng thì không chỉ vợ, chồng được chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân mà một bên thứba cũng có quyền này. Theo một số quan điểm, “pháp luật cần quy định rõ: Trong trường hợp người có quyền có đủ

chứng cứ cho rằng, vợ chồng không có thoả thuận hoặc không yêu cầu Toà án chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ

chồng trong thời kỳhôn nhân để lấy phần tài sản của người vợ hoặc người chồng có

nghĩa vụ thực hiện thanh toán các khoản nợ”.20Song song đó cũng tồn tại những ý kiến phản đối theo hướng không nên công nhận quyền khởi kiện của bên thứ ba vì

người thứ ba khó thực hiện được nghĩa vụ chứng minh khi khởi kiện.21

Như vậy, bên thứ ba có quyền yêu cầu Toà án phân chia bất động sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân hay không vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau.

Tác giảủng hộquan điểm không công nhận bên thứ ba có quyền yêu cầu phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳhôn nhân. Khi quy định về việc người thứ ba có quyền yêu cầu chia tài sản chung và tham gia vào việc chia tài sản chung, khoản 2 Điều 219 BLDS năm 2015 còn kèm theo điều khoản loại trừ“trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Theo tác giả, Điều 38 Luật HNGĐ 2014 chỉđề cập đến những chủ thể có quyền chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là vợ và chồng mà không trao quyền này cho bên thứ ba có thể xem là “trường hợp pháp luật có quy

định khác”. Do đó, việc phủ nhận quyền yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân của bên thứ ba không mâu thuẫn với quy định chung trong pháp luật dân sự. Mặt khác, không cần thiết trao cho người thứ ba quyền khởi kiện yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân vì những lý do sau đây:

Thứ nhất, người thứba được khởi kiện yêu cầu bên vợ hoặc chồng có nghĩa

vụ thực hiện nghĩa vụ tài sản với mình. Trong quá trình thi hành án, nếu tài sản

riêng không đủ thì hoàn toàn có thể cưỡng chế đối với tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng. Chủ nợ sẽ không bị xâm phạm quyền lợi vì một bên vợ hoặc chồng cố ý không chia tài sản chung để trốn tránh nghĩa vụ trả nợ.

Thứ hai, dù người thứ ba khởi kiện yêu cầu Toà án chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân và được chấp nhận thì tài sản sau khi chia cũng không trực tiếp thuộc sở hữu của người đó. Trước hết, tài sản sẽ thuộc sở hữu riêng của bên vợ hoặc chồng có nghĩa vụ và bên có quyền vẫn phải tiếp tục khởi kiện để buộc vợ hoặc chồng thực hiện nghĩa vụ tài sản với mình, dẫn đến việc kiện tụng phức tạp và lòng

vòng. Hơn nữa, hành vi yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng không đem đến cho chủ nợ quyền ưu tiên được thanh toán hơn các chủ nợ khác. Nói cách khác, tài sản một bên nhận được sau khi chia tài sản chung sẽ có ý nghĩa bảo đảm cho tất cả

20 Nguyễn Hồng Hải (2003), “Bàn thêm về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo pháp

luật hôn nhân và gia đình hiện hành”, Tạp chí Luật học, số 5, tr. 27

21Phan Duy Đô (2009), “Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳhôn nhân: người thứ ba có quyền

nghĩa vụ của vợ hoặc chồng. Đặt trường hợp chủ nợ không kịp thực hiện các thủ tục cần thiết và tài sản được chia đã dùng để thanh toán cho các chủ nợ khác thì người

đó xem như bỏ công sức giúp người khác mà bản thân không thu được lợi ích nào.

Thứ ba, tác giảđồng ý với quan điểm cho rằng rất khó để chủ nợ chứng minh tài sản riêng của một bên vợ hoặc chồng không đủ thanh toán nợ. Bởi lẽ chỉ có bản thân vợ, chồng biết rõ phần nào trong khối tài sản của mình thuộc sở hữu riêng, còn phần nào thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng.

Bộ luật TTDS 2015 quy định: đương sự có yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứđể chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp, trừ một số ngoại lệ;22 mà trường hợp này không thuộc ngoại lệ luật định. Do đó, nếu chủ nợ không thực hiện được nghĩa vụ chứng minh thì dù có quy định cho người thứ ba quyền khởi kiện, quy định cũng chỉ tồn tại trên lý thuyết mà không có tác dụng thực tiễn.

Tác giả cho rằng, để đảm bảo tính thống nhất giữa các văn bản pháp luật,

đồng thời tránh nhiều luồng quan điểm trái chiều, các văn bản hướng dẫn Luật

HNGĐ 2014 cần khẳng định minh thị: Người có quyền yêu cầu chia tài sản chung

Một phần của tài liệu Chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân là bất động sản (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)