thực hiện nghĩa vụ thanh toán không có quyền này.
2.2. Nguyên tắc phân chia bất động sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân kỳ hôn nhân
2.2.1. Quy định pháp luật
Chia bất động sản chung trong thời kỳ hôn nhân là một giao dịch dân sự. Vì vậy, việc phân chia tuân theo nguyên tắc khi xác lập giao dịch dân sự là ưu tiên và
tôn trọng thoả thuận giữa các bên. Các quy định hướng dẫn chia tài sản chung của vợ chồng trong Luật HNGĐ 2014 chỉ áp dụng trong trường hợp vợ chồng không thoả thuận được. Lúc này, khi vợ chồng có yêu cầu thì Toà án sẽđứng ra vận dụng
quy định pháp luật để chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân cho vợ chồng. Không phải lúc nào vợ chồng cũng thống nhất được tất cả nội dung trong việc phân chia tài sản chung khi hôn nhân đang tồn tại. Pháp luật giải quyết tình huống vợ chồng không thoả thuận được bằng cách trao cho Toà án quyền phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân khi có yêu cầu, đồng thời quy định nguyên tắc
phân chia. Theo đó, Luật HNGĐ 2014 hướng dẫn Toà án áp dụng nguyên tắc chia tài sản như khi ly hôn để chia tài sản chung khi hôn nhân đang tồn tại. Quy định này
đã bổ khuyết thiếu sót trong Luật HNGĐ 2000. Cụ thể, Luật HNGĐ 2000 cũng cho
phép vợ chồng yêu cầu Toà án giải quyết việc phân chia tài sản chung trong thời kỳ
hôn nhân khi không thoả thuận được nhưng không ràng buộc Toà án phải phân chia
như thế nào. Từđó, Toà án có thể tự do lựa chọn cách thức chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, hoặc chia đôi, hoặc chia theo công sức đóng góp,... dẫn đến tình trạng áp dụng pháp luật không thống nhất, xâm phạm quyền lợi của các bên.
Điều này có nghĩa là việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân luôn đặt
dưới sự kiểm soát của Tòa án. Dù hai bên thỏa thuận được tất cả nội dung phân chia
nhưng vẫn phải được Tòa án công nhận thì việc phân chia mới có hiệu lực pháp luật. Từđó cho thấy, pháp luật HNGĐ giai đoạn này can thiệp khá sâu vào quan hệ
nội bộ giữa vợ và chồng, quyền tự quyết của chủ sở hữu không được bảo đảm hoàn
toàn khi còn đặt ra vấn đề công nhận của chủ thể thứ ba. Qua các lần sửa đổi, bổ
sung, pháp luật HNGĐ hiện hành đã tổng hợp ưu điểm trong những văn bản pháp luật trước đây.
2.2.2. Bất cập và kiến nghị
Luật HNGĐ 2014 vừa tôn trọng và bảo vệ quyền tựđịnh đoạt của chủ sở hữu tài sản chung, vừa đặt ra biện pháp giải quyết trong trường hợp các đồng sở hữu không tự thỏa thuận được. Tuy nhiên, điều luật này vẫn tồn tại hạn chế xuất phát từ
sự khác biệt giữa khối lượng tài sản phân chia khi ly hôn và khi hôn nhân đang tồn tại. Trong trường hợp ly hôn, vợ chồng thường hướng đến chia toàn bộ tài sản chung, còn việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân có thể xảy ra đối với một phần hoặc toàn bộ tài sản. Sẽ không có gì tranh cãi nếu vợ chồng đã thống nhất
được khối lượng tài sản cần phân chia, công việc của Thẩm phán chỉ còn là áp dụng nguyên tắc luật định để tiến hành chia khối tài sản đó. Ngược lại, nếu vợ chồng chỉ
mới thống nhất tiến hành chia tài sản chung, Thẩm phán phải xác định cần chia những tài sản nào trước khi bắt đầu phân chia, bởi vì sẽ rất vô lý nếu chia toàn bộ
tài sản chung chỉ để vợ hoặc chồng thực hiện một mục đích tài chính nhỏ. Nghĩa là,
khối lượng tài sản chung cần phân chia nên phụ thuộc vào mục đích chia tài sản và
đặt trong sự so sánh với tình hình tài chính gia đình. Rõ ràng, Thẩm phán phải đánh
giá mối tương quan giữa tổng tài sản chung của vợ chồng với lượng tài sản cần thiết
để phục vụ dựđịnh của mỗi bên, đồng thời lựa chọn tài sản thích hợp để phân chia. Những tác động đến lợi ích gia đình và con chung sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân cũng là căn cứđể Toà án quyết định khối lượng tài sản phân chia phù hợp.
Khoản 2 Điều 59 Luật HNGĐ 2014 đưa ra nguyên tắc chia tài sản của vợ chồng trong đó có nêu nguyên tắc chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố khác như hoàn cảnh gia đình vợ, chồng công sức đóng góp, lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng… Dựa trên các yếu tố và các nguyên tắc này, Tòa án tiến hành chia tài sản chung của vợ chồng. Nhiều trường hợp toà án chia tỉ lệ phần quyền với tài sản của vợ và chồng có sự chênh lệch nhau dựa trên những đánh giá nhận định đối với từng vụ việc. Đối với quyền sử dụng đất nói riêng hay bất động sản nói chung đều là các tài sản có giá trị rất lớn, vì vậy kể cả khi Toà án chia tỉ lệ có chênh lệch thường khiến cho các bên tranh chấp không đồng thuận. Tuy nhiên, hiện nay chưa có một quy định cụ thể và cũng rất khó xác định chính xác các yếu tố như công sức đóng góp của vợ chồng vào khối tài sản chung của vợ chồng, khó nhận diện và phân định rõ ràng vợ hay chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân, vi phạm quyền, nghĩa vụ về tài sản và không thể cân đối lỗi giữa vợ và chồng trong cuộc sống khi xét xử, giải quyết vụ án ly hôn vì trên thực tế nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn trong gia đình dẫn đến ly hôn khá đa dạng và hầu hết xuất phát từ cả hai phía người vợ chồng. Bởi vậy mà toà án rất khó áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp triệt để và làm hài lòng các bên đương sự.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị quyết số 326/2016/NQ-UBTVQH14
của Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành ngày 30/12/2016 quy định về mức thu, miễn giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí là lệ phí toà án. Trên thực tế chưa có cách hiểu chính xác về xác định mức tạm ứng án phí đã nêu, có thể hiểu quy định theo 02 quan điểm: thứ nhất, tạm ứng án phí không tính trên giá trị mà đương sự yêu cầu hưởng mà tính trên tổng giá trị tài sản có tranh chấp. Thứ hai, tạm ứng án phí chỉ tính trên giá trị mà họ yêu cầu được hưởng tức là xác định “giá trị tài sản có tranh chấp do đương sự yêu cầu giải quyết” tương ứng với tỷ lệ tài sản mà người khởi kiện (người yêu cầu) xin được hưởng. Trong trường hợp các vụ việc chia tài sản có giá trị lớn như quyền sử dụng đất thì việc xác định đúng tạm ứng án phí có
thể dẫn tới những ảnh hưởng lớn tới quyền lợi đối với tài sản cũng như nghĩa vụ thực hiện đóng tạm ứng án phí của các bên, trong khi khoản tạm ứng án phí lớn có thể vượt khả năng chi trả của họ. Nếu xác định tạm ứng án phí theo quan điểm thứ nhất thì ưu điểm là nguồn thu ngân sách nhà nước sẽ được nhiều hơn, thời hạn để chuẩn bị xét xử một vụ án hôn nhân hay dân sự theo điểm a khoản 1 Điều 203 BLTTDS 2015 là 04 tháng (hoặc 06 tháng nếu có quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử còn kéo dài hơn, như vậy nếu vụ án có tình tiết phức tạp, thời gian giải
quyết kéo dài thì khoản thu này sẽ sinh lãi. Tuy nhiên nếu xác định giá trị tài sản tranh chấp để tính tạm ứng án phí theo quan điểm thứ nhất thì sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của người khởi kiện, người yêu cầu. Bởi lẽ để được chia tài sản, họ phải nộp khoản tiền khá lớn, nếu họ thuộc vào những người ít tài sản đôi khi khoản tạm ứng án phí vượt quá khả năng của họ, gây khó khăn cho việc họ yêu cầu toà án bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.
Việc định giá tài sản đối với quyền sử dụng đất được toà án xác định theo giá thị trường. Tuy nhiên việc xác định giá thị trường đối với tài sản là quyền sử dụng đất trên thực tế gặp những khó khăn nhất định. Nhiều trường hợp giá trị quyền sử dụng đất bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như vị trí, diện tích, hình dạng, công năng sử dụng…Có thể các thửa đất nằm cạnh nhau nhưng do các yếu tố khác tác động mà giá trị thực tế có sự chênh lệch lớn.
Đối với tài sản là quyền sử dụng đất, khi tiến hành phân chia tài sản chung của vợ chồng, đa số có mong muốn có sự phân định rõ ràng phần tài sản của mỗi người theo hiện vật. Để phân chia, toà án cần phải xét đến nhiều yếu tố ví dụ như đáp ứng được nhu cầu sử dụng của vợ, chồng. Bên cạnh đó, cần xét đến các quy định liên quan đến diện tích tối thiểu được các cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trên thực tế diện tích quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ, chồng không phải lúc nào cũng đủ để thực hiện chia bằng hiện vật, trong những trường hợp như vậy Toà án áp dụng nguyên tắc bên nào nhận tài sản bằng hiện vật thì thanh toán cho bên kia phần chênh lệch so với giá trị mà mình được hưởng (khoản 3 Điều 59 Luật HNGĐ 2014). Tuy nhiên nguyên tắc như vậy cũng rất khó áp dụng khi các bên đương sự đều mong muốn nhận tài sản bằng hiện vật mà không thể thoả thuận được với nhau bên nào được hưởng theo hiện vật. Việc toà án ra quyết định cho một bên hưởng giá trị tài sản theo hiện vật mang tính cưỡng chế thực hiện có thể mang lại một số bất cập trong trường hợp bên nhận hiện vật không có đủ điều kiện để thanh toán cho bên được hưởng giá trị tài sản bằng tiền, ảnh hưởng tới quá trình thi hành bản án trên thực tế.
Trường hợp được giải quyết theo bản án dân sự sơ thẩm số 10/2017/HNGĐ-
ST ngày 06/10/2017 về chia tài sản khi ly hôn của bà Bùi Thị P và ông Phùng Văn N là một ví dụ minh hoạ. Nội dung vụ án có đề cập đến phần đất ở nguồn gốc do các cụ để lại, việc chia diện tích đất này có ảnh hưởng trực tiếp tới quyền sử dụng của cha mẹ ông N nhưng Toà án chưa đưa 2 người này vào danh sách người có quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan trong vụ án dân sự là sai về mặt tố tụng.
Căn cứ theo khoản 4 Điều 68 Bộ luật TTDS 2015 cha mẹ ông N là những người có quyền sử dụng đất liên quan đến việc xác định tài sản chung của vợ chồng ông N, bà P do một phần diện tích đất ở được bà P đưa vào khối tài sản chung theo đơn khởi kiện có nguồn gốc là của cha mẹ ruột ông N. Việc chia diện tích đất ở này ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt và quyền sử dụng định đoạt của cha mẹ ông N, vì vậy cần xác định hai ngừoi này là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan của vụ án. Việc xác định thiếu người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có thể làm thay đổi cơ bản những tình tiết xác định tài sản chung của vợ, chồng theo bản án.
Về đất ở: quá trình giải quyết ở cấp sơ thẩm có lời khai của ông Phùng Văn N và ông Đức N1 về nguồn gốc đất ở, tuy nhiên toà án quận Thanh Xuân chưa xác minh tại cơ quan quản lý đất đai của địa phương để xác định nguồn gốc đất mà chỉ dựa vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cuối cùng cấp cho ông Phùng Văn N là không chính xác. Xét về nguồn gốc đất, diện tích 264m2 đất có nguồn gốc do ông N thực hiện trả tiền mua đất mà có, vì vậy có căn cứ để xét 264m2 đất thuộc quyền sở hữu của riêng ông N, không thuộc tài sản chung của hộ gia đình. Bên cạnh đó, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với toàn bộ 404m2, bao gồm cả 264m2 không được sự đồng ý của ông N là sai và việc ông N có yêu cầu toà án tuyên huỷ giấy chứng nhận sử dụng đất được cấp năm 2012 là có cơ sở. Như vậy, chỉ có 140m2 đất được xác định là tài sản chung của hộ gia đình, việc toà án xem 404m2 đất là tài sản chung của hộ gia đình và chia theo phần cho bà P
80m2 là sai.
* Quy định về người đứng tên quyền sở hữu trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là tài sản chung hiện nay không bắt buộc cả vợ, chồng đứng tên mà trao quyền cho vợ, chồng được phép đứng tên một người trong trường hợp có thoả thuận (Điều 98 Luật Đất đai 2013 và Điều 34 Luật HNGĐ 2014). Việc quy định một bên được đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gây khó khăn cho các cơ quan nhà nước trong xác định quyền sử dụng đất là tài sản chung hay tài sản riêng. Trên thực tế, rất nhiều trường hợp mặc dù quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ, chồng nhưng chỉ đứng tên một người trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, vợ chồng trong lúc đó thể hiện sự tự nguyện thông qua lời nói mà không có sự thoả thuận cụ thể bằng văn bản, dẫn tới việc đăng ký tại các cơ quan hành chính hay việc xác lập các giao dịch như chuyển nhượng tặng cho quyền sử dụng đất không có thông tin về tài sản là sở hữu chung hay sở hữu riêng của vợ, chồng. Những trường hợp như vậy khi xảy ra tranh chấp rất khó xác định chứng cứ chứng minh tài sản
chung của vợ chồng, bởi khi tranh chấp tại toà án, Thẩm phán tiến hành xác minh cũng dựa trên những văn bản có giá trị pháp lý do các bên đưa ra.
Kiến nghị:
Thứ nhất, hoàn thiện một số quy định của Luật HNGĐ 2014, cụ thể:
Quy định về công sức đóng góp của vợ chồng trong nguyên tắc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn đã được quy định tại Điều 59 Luật HNGĐ 2014 cũng như
giải thích rõ hơn tại Điều 7 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BTP, tuy nhiên việc giải thích pháp luật tại Thông tư này chỉ dừng lại ở mức độ để hiểu rõ hơn thế nào là công sức đóng góp của vợ, chồng mà không đưa ra được hướng áp dụng nguyên tắc một cách cụ thể để các toà án có thể thống nhất áp dụng pháp luật khi giải quyết. Trên thực tế, nguyên tắc này được toà án dụng khác nhau và phần nhiều mang tính chất định tính. Cần có quy định rõ ràng nguyên tắc được đánh giá dựa trên nguồn gốc hình thành tài sản, xem xét công sức quản lý giữ gìn đối với giá trị tài sản để từ đó đánh giá công sức đóng góp, giữ gìn của vợ, chồng đối với khối tài sản chung.
Bên cạnh đó, đối với trường hợp quyền sử dụng đất được cấp cho hộ gia đình cần có quy định cụ thể hơn về công sức đóng góp của vợ chồng trong tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung của gia đình. Điều 61 Luật HNGĐ 2014 quy định việc chia tài sản chung của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ theo công sức đóng góp trong tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung, tuy nhiên một phần là bao nhiêu chưa có quy định cụ thể, chi tiết. Việc đánh giá công sức đóng góp trên thực tế cũng rất khó khăn.
Khoản 5 Điều 59 Luật HNGĐ 2014 có đề cập đến việc bảo vệ quyền lợi của vợ và con chưa thành niên, con là người mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có