Lấy lời khai của đương sự thông qua hoạt động ủy thác thu thập

Một phần của tài liệu Biện pháp lấy lời khai của đương sự trong tố tụng dân sự (Trang 28 - 33)

chứng cứ

Khoản 1 Điều 105 BLTTDS quy định:“Trong quá trình giảiquyếtvụ việc

dân sự, Tòa án có thể ra quyết định ủy thác để Tòa án khác hoặc cơ quan có

thẩmquyền quy định tại khoản 4 Điều này lấy lời khai của đương sự,người làm

chứng,thẩmđịnh tạichỗ, tiến hành định giá tài sảnhoặc các biện pháp khác để

thu thậpchứng cứ, xác minh các tình tiếtcủavụ việc dân sự”.

Khoản 4 Điều 105 BLTTDS quy định: “Trường hợp việc thu thập chứng

cứ phải tiến hành ở nước ngoài thì Tòa án làm thủ tục ủy thác thông qua cơ

quan có thẩmquyền của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài

mà nướcđó và Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam cùng là thành viên của điều

ướcquốctế có quy địnhvềvấnđề này”.

Theo Điều 10 LuậtTương trợtư pháp năm 2007 quy định:“Phạm vi tương

trợtư pháp về dân sựgiữaViệt Nam và nước ngoài bao gồm: 1. Tốngđạtgiấytờ,

hồ sơ, tài liệu liên quan đến tương trợ tư pháp về dân sự; 2. Triệu tậpngười làm

chứng,người giám định; 3. Thu thập, cung cấp chứng cứ; 4. Các yêu cầutương

trợtư pháp khác về dân sự”.

Khoản 1 Điều 6 Luật Tương trợtư pháp năm 2007 quy định: “Uỷ thác tư

pháp là yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc cơ

quan có thẩm quyền của nước ngoài về việc thực hiện một hoặc một số hoạt

động tương trợtư pháp theo quy định của pháp luật nước có liên quan hoặc điều

ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên”. Theo quy định này, ủy thác tư pháp là

hoạt động mà chủ thể có thẩm quyền của quốc gia này yêu cầu chủ thể có thẩm quyền của quốc gia khác, thực hiện một hoặc một số hoạt động tư pháp, dựa vào các thỏa thuận trong các điều ước quốc tế mà giữa các nước đã ký kết hoặc là thành viên.

Ủy thác tư pháp trong tố tụng dân sự gồm hai loại: Ủy thác giữa các Tòa án Việt Nam với nhau và giữa Tòa án Việt Nam với Tòa án nước ngoài. Theo

luật tố tụng dân sự Việt Nam, thẩm quyền của Tòa án được xây dựng theo đơn vị

hành chính - lãnh thổ nên quyền hạn của Tòa án được xác định theo địa hạt quản lý. Các hoạt động tố tụng nằm ngoài địa hạt của mình, Tòa án phải thực hiện hoạt động ủy thác12.

Trong tố tụng dân sự, ủy thác tư pháp là hoạt động tố tụng có tính thường xuyên, phổ biến của Tòa án nhân dân đối với việc giải quyết các vụ việc dân sự

có yếu tố nước ngoài. Việc ủy thác tư pháp ra nước ngoài được áp dụng khi việc

thu thậpchứngcứphảitiến hành ởnước ngoài.

Qua thực tiễn lấy lời khai thông qua hoạt động ủy thác tư pháp, tác giả

nhận thấy có một số bất cập như sau:

Thứ nhất, thời hạn nhận kết quả của ủy thác tư pháp về lấy lời khai của đương sự, người làm chứng ảnh hưởng đến thời hạn chuẩn bị xét xử và việc áp

dụng các biện pháp tốtụng.

Theo Điều 203 BLTTDS, thông thường thời hạn chuẩn bị xét xử là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án. Đối với các vụ án quy định tại Điều 30 và Điều

32 của Bộ luật này thì thời hạn là 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án. Trong khi

đó, kết quả của ủy thác tư pháp để lấy lời khai của đương sự, người làm chứng,

có nhữngvụ án dài hơnthờihạn chuẩnbị xét xử.

Ví dụ: Tranh chấphợpđồng vay tài sản13.

Vào ngày 30/6/2017 anh Đệ cho bà Nhu vay sốtiền 100.000.000 đồng, lãi

suấtthỏathuận 5%/01 tháng. Quá trình vay bà Nhu đãtrả được 05 tháng tiền lãi,

đến tháng 01 năm 2018 thì bà Nhu không trả nữa nên anh Đệ yêu cầu Tòa án

buộc bà Nhu có trách nhiệmtrảsố tiềnvốn 100.000.000 đồng và tiền lãi.

Tòa án không tiến hành hòa giải được, do bà Nhu đang bị tạm giam về tội phạm khác, nên Tòa án nhân dân huyện Cờ Đỏ đã ban hành Quyết định ủy thác thu thập chứng cứ số: 47/2020/QĐ-UTTA ngày 22 tháng 6 năm 2020 về việc

yêu cầu Tòa án nhân dân quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ tiến hành lấy lời

khai của đương sự cụ thể là bà Nhu. Tại quyết định ủy thác thu thập chứng cứ của Tòa án nhân dân huyện Cờ Đỏ yêu cầu Tòa án nhân dân quận Ninh Kiều

12Điều 105 BLTTDS.

thực hiện công việcđược ủy thác trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày nhận được quyết định ủy thác. Và yêu cầu Tòa án nhân dân quận Ninh Kiều gửi kết quả thực hiện được hoặc không thực hiện được công việc ủy thác bằng văn bản cho Tòa án nhân dân huyện CờĐỏbiết.

TạiBản án Dân sựsơthẩmsố: 98/2020/DS-ST ngày 08 tháng 9 năm 2020

của Tòa án nhân dân huyện Cờ Đỏ, Thành phố Cần Thơ, xét xử vắng mặt bà Nhu, quyết định: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của anh Đệ, buộc bà Nhu trả số tiền đã vay 100.000.000 đồng và tiền lãi cho anh Đệ.

Trong vụ án này, Quyết định ủy thác thu thập chứng cứ của Tòa án nhân dân huyện Cờ Đỏ ban hành ngày 22 tháng 6 năm 2020, căn cứ vào phiếu báo phát thì Tòa án nhân dân quận Ninh Kiều nhận quyết định ủy thác và hồ sơ liên quan là ngày 23 tháng 6 năm 2020, tức là một ngày sau đó. Tuy nhiên, đến ngày 17 tháng 8 năm 2020 Tòa án nhân dân quận Ninh Kiều mới thựchiện công việc ủy thác lấylời khai của đương sự tạitrụ sở Tòa án. Tức là 01 tháng 26 ngày sau thì Tòa án nhân dân quận Ninh Kiều mới thực hiện xong kết quả ủy thác, quá

thờihạn 01 tháng mà Tòa án nhân dân huyện CờĐỏđã yêu cầu. Từvụ án này, việc áp dụng có bấtcập sau:

Một, khi Tòa án nhân dân quận Ninh Kiều quên hoặc thực hiện công

việc ủy thác quá thời hạn 06 tháng thì Tòa án ủy thác sẽ tiến hành giải quyết vụ án theo hướng tạm đình chỉ chờ kết quả ủy thác hay gia hạn cho Tòa án

nhận ủy thác.

Hai, do lượng án mà Tòa án nhân dân quận Ninh Kiều thụ lý quá nhiều so

với các quận, huyện khác (Tòa án huyện Vĩnh Thạnh,huyệnCờ Đỏ,huyện Thới

Lai, quận Thốt Nốt, quận Cái Răng,huyện Phong Điền, quận Bình Thủy và Tòa án thành phố Cần Thơ), nên không có thời gian thực hiệnđúng việc ủy thác, xin gia hạn thêm, Tòa án ủy thác nếu chấp nhận thì khi tiến hành đưavụ án ra xét xử sẽ quá thời hạn chuẩn bị xét xử và Viện kiểm sát kiến nghị khắc phục thời hạn chuẩn bị xét xử,sẽgiải quyếtnhưthế nào?

Ba, Tòa án nhận ủy thác thông báo cho Tòa án ủy thác cung cấp thêm tài

liệu, chứng cứ liên quan đến việc ủy thác thu thập chứng cứ lấy lời khai của đương sự nhưng Tòa án ủy thác không cung cấp theo thời gian yêu cầu, Tòa án

nhận ủy thác có quyền trả toàn bộ hồ sơ, thông tin liên quan đến việc nhận ủy

thác cho Tòa án ủy thác không?

Bốn,kết quả thực hiện việc ủy thác tốn nhiều thời gian, công sức nhưng

không được tính trong việc xét thi đua, khen thưởngcuối nămcủa Thẩm phán và

Thư ký, nên Tòa án nhậnủy thác không nhiệt tình thựchiệnviệcnhậnủy thác.

Từ bất cập trên, tác giả kiến nghịnhư sau:

Một, Điều 105 BLTTDS bổ sung như sau: Trường hợp thực hiện việc ủy

thác quá 01 tháng, kể từ ngày nhận được quyết định ủy thác mà Tòa án nhận ủy

thác không thựchiện được việc ủy thác vì có sự kiện bất khả kháng, thì việc ủy

thác được gia hạn.Thời gian gia hạn là 01 tháng, kểtừ ngày gia hạn.

Hai, khi Tòa án nhận ủy thác không kịp thực hiện ủy thác về việc lấy lời khai vì có sự kiện bất khả kháng, thì phải thông báo cho Tòa án ủy thác biết, để

Tòa án ủy thác ban hành quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.

Ba, Tòa án nhân dân tối cao phải tính số lần mà Thẩm phán và Thư ký thực hiện việc nhận ủy thác bằng vụ, việc hoặc được xét thi đua, khen thưởng cuối nămnhư việc giải quyết các vụ, việc dân sự khác.

Có như vậy, việc lấy lời khai thông qua hoạtđộng ủy thác thu thập chứng cứ sẽ hiệu quả và động viên Tòa án nhận ủy thác nhiệt tình trong việc thực hiện việc nhận ủy thác thu thập chứng cứ.

KẾTLUẬN CHƯƠNG 1

Qua việc chỉ ra các bất cập trong quy định của pháp luật tố tụng dân sự;

thực tiễn áp dụng pháp luật; về các phương thức lời khai trong tố tụng dân sự,

tác giả rút ra mộtsốkếtluậnnhư sau:

Một, việc lấy lời khai trực tiếp của đương sự, tuy pháp luật điều chỉnh cụ thểhơn so vớitrướcđây nhưngvẫn còn bấtcập và chưacụthể.

Hai, việc lấy lời khai của đương sự bằng phương thức trực tuyến vẫn còn

vướngmắc về quy định và điềukiệnthựchiện.

Ba, việc lấy lời khai của đương sự thông qua hoạt động ủy thác thu thập chứng cứ, tuy đã có điều chỉnh hoàn thiệnhơn so với quy địnhtrước đây nhưng vẫn còn nhiều bất cập trong việc gia hạn ủy thác thu thập chứng cứ, các thủ tục tốtụng áp dụng khi ủy thác thu thậpchứng cứ.

Bốn, từ bất cập trên, trong chương hai, tác giả đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về các phương thức lời khai của đương sự

CHƯƠNG 2

THỦTỤCLẤYLỜI KHAI ĐƯƠNGSỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ

Một phần của tài liệu Biện pháp lấy lời khai của đương sự trong tố tụng dân sự (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)