Thẩm quyền lấy lời khai của đương sự

Một phần của tài liệu Biện pháp lấy lời khai của đương sự trong tố tụng dân sự (Trang 33 - 36)

Theo Điều 98 BLTTDS, Thẩm phán lấy lời khai của đương sự tại trụ sở

Tòa án; trường hợp cần thiết có thể lấy lời khai của đương sự ngoài trụ sở Tòa án. Theo Điều 99 BLTTDS, theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán tiến hành lấy lời khai của người làm chứng tại trụ sở Tòa án

hoặc ngoài trụ sở Tòa án.

Theo Điều 47 BLTTDS, Chánh án Tòa án có nhiệm vụ, quyền hạn quyết định phân công Thẩm phán thụ lý vụ việc dân sự, Thẩm phán giải quyếtvụ việc

dân sự, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án tiến hành tố tụng đối với vụ việc dân sự bảođảmđúng nguyên tắc quy địnhtạikhoản 2 Điều 16 của BLTTDS.

Theo khoản 3 Điều 208 BLTTDS, đối với vụ án hôn nhân và gia đình

liên quan đến người chưa thành niên, trước khi mở phiên họp kiểm tra việc

giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải giữa các đương sự thì

Thẩm phán, Thẩm tra viên được Chánh án Tòa án phân công phải thu thập tài

liệu, chứng cứ để xác định nguyên nhân củaviệc phát sinh tranh chấp. Khi xét

thấy cần thiết, Thẩm phán có thể tham khảo ý kiến của cơ quan quản lý nhà

nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em về hoàn cảnh gia đình,

nguyên nhân phát sinh tranh chấp và nguyện vọng của vợ, chồng, con có liên quan đếnvụ án.

Với quy định trên, Thẩm phán được Chánh án hoặc Phó Chánh án phân công giải quyết vụ việc dân sự, tự chịu trách nhiệm về việc lấy lời khai của đương sự, người làm chứng. Tùy vụ, việc dân sự cụ thể, Thẩm phán tiến hành

lấylời khai đươngsự hoặc hướngdẫn đương sựviết bản tự khai, Thư ký Tòa án giúp Thẩm phán ghi nhận nội dung lấylời khai vào biên bản.Nếu Thẩm phán đi

công tác, tậphuấnhoặc hộihọp, Thư ký Tòa án giúp Thẩm phán lấylời khai của đươngsựnếuđươngsựđồng ý và Thẩm phán ủy quyền.

Trường hợp đương sự có thể viết được bản tự khai thì Thẩm phán để đương sự viết nhưng những nội dung để đương sự khai và chịu trách nhiệm về

bản khai của mình. Trường hợp đương sự không thể viết tự khai hoặc che giấu việchiểubiếtcủa mình liên quan đếnvụ án, Thẩm phán sẽtiến hành lấylời khai.

Qua thực tiễn về thẩm quyềnlấy lời khai của đương sự, tác giả nhận thấy một sốbấtcậpnhư sau:

Thứ nhất, hiện nay hầu hết các vụ, việc dân sự, người tiến hành lấy lời

khai là Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án. Lý do của tình trạng trên là do lượng án hàng năm thụ lý theo chiều hướng tăng lên, năm sau nhiều hơn năm trước, nên

Thẩm phán, bên cạnh việc tham gia xét xử nhiều hơn, các công tác khác cũng đòi hỏi Thẩm phán phải tham dự (hội họp, học tập), nên việc tham gia lấy lời

khai ít đi. Thông thường,Thư ký Tòa án lấylời khai củađươngsự, sau đó Thẩm

phán ký vào biên bản.

Ví dụ: Hội đồng Thẩm phán giữ nguyên quyết định công nhận sự thỏa thuậncủa các đươngsự14.

“Tại Thông báo số 89/TB-VKS-DS ngày 04 tháng 01 năm 2019, Thông báo số 543/TB-TA ngày 04/6/2019, Thông báo số 81/TB-TA ngày 26 tháng 3

năm 2020, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh, TAND

cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh và TAND tối cao đều trả lời cho ông

Nguyễn Quốc Hoàng biết là không có căn cứ để kháng nghị giám đốc thẩm đối với Quyết định công nhận sự thỏa thuận số 14/2017/QĐST-DS ngày 27 tháng 6

năm 2017 của TAND huyện Ninh Phước.

Tại Văn bản số 541/VKSTC-C1(P 5) ngày 26 tháng 5 năm 2020, Cơ

quan điều tra VKSND tối cao kiến nghị VKSND cấp cao tại Thành phốHồ Chí Minh xem xét kháng nghị đối với Quyết định công nhậnsự thỏa thuận trên đây với lý do: Thư ký Tòa án lập các Biên bản họp kiểm tra việc giao nộp chứng cứ, Biên bản hòa giải, Biên bản hòa giải thành cùng ngày 19 tháng 6 năm 2017 không có mặt các đương sự và Thẩm phán, cho đương sự ký khống vào các biên bản này. Tự ý ghi thêm một đoạn vào biên bản lấy lời khai của ông Hoàng ngày 19 tháng 6 năm 2017; không sao gửi Biên bản hòa giải thành và Quyết định công nhậnsự thỏa thuận cho các đương sự. Thời gian này Thẩm phán giải

14 https://tapchitoaan.vn/bai-viet/xet-xu-cua-hoi-dong-tham-phan/hoi-dong-tham-phan-giu-nguyen-quyet-dinh - cong-nhan-su-thoa-thuan-cua-cac-duong-su-do-tham-phan-han-van-nhuan-giai-quyet6079.html, truy cập lúc

quyết vụ án đang ở Hà Nội để thi Thẩm phán trung cấp, không có mặt tại thời điểm họp công khai chứng cứ và hòa giải, nhưng Thư ký Bình vẫn tiến hành

lập Biên bản về việc kiểm tra giao nộp chứng cứ, Biên bản hòa giải, Biên bản

hòa giải thành ngày 19 tháng 6 năm 2017 với nội dung Thẩm phán Hứa Văn Nhuận là chủ trì cuộc họp là không đúng quy định tạiĐiều 209, 210 BLTTDS

năm 2015. Khi về,Thẩm phán Hán Văn Nhuận ký hoàn tấtthủ tục để ban hành

Quyết định công nhận sựthỏa thuận của các đương sự. Hành vi của Thẩm phán

HứaVăn Nhuận và Thư ký Quảng Thị Thái Bình có dấu hiệu của tội“Raquyết định trái pháp luật”. Hậu quả thi hành án đã bán đấu giá căn nhà của ông Hoàng, bà Oanh hơn 1,6 tỷđồng”.

Trong vụ án này, Thẩm phán không tiến hành chủ trì việc lấy lời khai của đương sự do hoàn cảnh khách quan và ký biên bản hoàn tất việc lấylời khai của đương sự. Theo quy định tại Điều 98 BLTTDS là không đúng nhưng phù hợp với thựctếgiảiquyết các vụ án dân sựtại TAND.

Thứ hai, rất ít Thẩm phán ủy quyền bằng văn bản cho Thư ký Tòa án lấy lời khai của đươngsự. Nhiều trường hợpThẩm phán chỉ nói miệng hoặc Thư ký Tòa án ngầmhiểuđó là sựủyquyền.

Thứ ba, mộtsố trường hợp, Thẩm phán lấy lời khai xong, đươngsự có yêu

cầu xin sao chụp biên bảnlấylời khai, nhưng Thẩm phán có công tác độtxuất, nên không thể giải quyết yêu cầu của đương sự. Do Thẩm phán chưa ký tên, TAND

chưađóngdấu, nên không thểcấp cho đươngsự theo yêu cầu ngay và liềnđược. Từ những bất cập nêu trên, tác giả kiến nghị, sửa đổi Điều 98, Điều 99 BLTTDS theo hướng như sau:

Thư ký Tòa án được lấy lời khai của đương sự trong một số vụ án nhất định. Những vụ án mà Thư ký Tòa án có thẩm quyền lấy lời khai, gồm: Những vụ án có tính phổ biến (hợp đồng vay tài sản có giá trị nhỏ, ly hôn không có tranh chấp về tài sản, giải quyết nuôi con), chứng cứ rõ ràng, tình tiết đơn giản

và có hướng xử lý cụ thể.

Lý do củađềxuất:

- Hoạt động lấy lời khai của đương sự trong tố tụng dân sự là một trong các hoạt động thu thập thông tin nhưng chưa chắc kết quả của việc lấy lời khai

của đương sự là chứng cứ để giải quyết vụ án. Nghĩa vụ chứng minh thuộc về đương sự. Tại phiên tòa, đương sự có quyền tranh luận,người làm chứng có thể

xác nhận lại thông tin đã cung cấphoặc làm sáng tỏhơn thông tin mà họ biết.

- Theo khoản 1 Điều 92 Luật Tổ chức Tòa án ngày 24/ tháng 11 năm

2014, Thư ký Tòa án là người có trình độ cử nhân luật trở lên, được Tòa án

tuyển dụng, đào tạo nghiệp vụ Thư ký và bổ nhiệm vào ngạch Thư ký Tòa án.

Thư ký Tòa án là chức danh tư pháp nên đốivới một số vụ, việc dân sự, Thư ký Toà án có thể nắm được và thực hiện tốt việc lấy lời khai của đương sự, người

làm chứng.

- Người ký xác nhận trong các biên bản lấy lời khai là Thẩm phán, với

trách nhiệmcủa mình, Thẩm phán nắmđượcnội dung, tình tiết,diễnbiếncủa vụ

án nên Thẩm phán xác định được vụ án nào mình phải trực tiếp lấylời khai của đươngsự và vụ án nào giao cho Thư ký Tòa án tiến hành lấylời khai.

Một phần của tài liệu Biện pháp lấy lời khai của đương sự trong tố tụng dân sự (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)