Nội dung hoạt động lấy lời khai của đương sự

Một phần của tài liệu Biện pháp lấy lời khai của đương sự trong tố tụng dân sự (Trang 36 - 93)

Theo Điều 98 BLTTDS, trường hợp đương sự không thể tự viết được thì

Thẩm phán lấy lời khai của đương sự. Việc lấy lời khai của đương sự chỉ tập

trung vào những tình tiết mà đương sự khai chưađầy đủ, rõ ràng. Thẩm phán tự

mình hoặcThư ký Tòa án ghi lại lời khai củađươngsự vào biên bản. Thẩm phán

lấy lời khai của đương sự tại trụ sở Tòa án; trường hợp cần thiết có thể lấy lời

khai củađươngsự ngoài trụ sở Tòa án.

Biên bản ghi lời khai của đương sự phải được người khai tự đọc lại hay nghe đọclại và ký tên hoặc điểmchỉ. Đương sự có quyền yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản ghi lời khai và ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận. Biên

bản phải có chữ ký của người lấy lời khai, người ghi biên bản và đóng dấu của

Tòa án; nếu biên bản được ghi thành nhiều trang rời nhau thì phải ký vào từng

trang và đóngdấu giáp lai. Trường hợp biên bản ghi lời khai củađương sựđược lập ngoài trụ sở Tòa án thì phải có người làm chứng hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an xã, phường, thị trấnhoặc cơ quan, tổchức nơilập

biên bản.

Việc lấy lời khai của đương sự là người chưa đủ sáu tuổi, từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi hoặc người mất năng lực hành vi dân sự thì phải có

ngườiđạidiện hợp pháp của họ thựchiệnphải đượctiến hành với sự có mặt của người đại diện hợp pháp của đương sự đó. Việc lấy lời khai của đương sự là

người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức,

làm chủ hành vi thì phải có mặtcủa ngườiđạidiện hợp pháp theo quyếtđịnhcủa

Tòa án tham gia.

Đối vớiđươngsự là ngườitừđủmười lămtuổiđếnchưađủ mười tám tuổi đã tham gia lao động theo hợp đồng lao động hoặc giao dịch dân sựbằng tài sản

riêng của mình được tự mình tham gia tố tụng về những việc có liên quan đến

quan hệ lao động hoặc quan hệ dân sự đó. Trong trường hợp này, Tòa án có

quyềntriệu tập người đạidiện hợp pháp của họ tham gia tố tụng.Đối với những việc khác, việcthựchiệnquyền,nghĩavụ tốtụng dân sựcủa đươngsự tại Tòa án do ngườiđạidiệnhợp pháp củahọ thựchiện.

Theo khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từđủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Theo khoản 3 Điều 208 BLTTDS, đối với vụ án tranh chấp về nuôi con khi ly hôn hoặc thay đổi ngườitrực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, Thẩm phán phải lấy ý kiếncủa con chưa thành niên từđủbảy tuổitrở lên, trườnghợpcần thiết có

thể mời đại diện cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà

nước về trẻ em chứng kiến, tham gia ý kiến.Việc lấy ý kiến của con chưa thành niên và các thủ tục tố tụng khác đối với người chưa thành niên phải bảo đảm

thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức củangười chưa thành niên, bảo đảmquyền, lợi ích hợp pháp, giữ bí mật cá nhân củangườichưa thành niên.

Với các quy định trên về thủ tục lấy lời khai của đương sự, tác giả nhận thấy có những bấtcập như sau:

Thứ nhất,về cách thức,sốlầnlấylời khai đươngsự:

Theo quy định tại Điều 98 BLTTDS, Thẩm phán và Thư ký phảilập biên

có quyềnđọc, nghe đọc, xem lại nội dung mà mình đã trình bày, đồng ý với nội

dung đã khai ký tên, hoặclăn tay điểm chỉ.Nếuđươngsựnhận thấy biên bảnlấy lời khai chưa đúng, không chính xác hoặc thiếu nội dung, họ có quyền yêu cầu Thẩm phán và Thư ký Tòa án sửa đổi, bổ sung nội dung trong biên bản lấy lời

khai, ký tên hoặc điểm chỉ vào biên bản lấy lời khai sửa đổi, bổ sung. Biên bản lấy lời khai phải được Thẩm phán ký tên, Thư ký Tòa án ghi biên bản ký tên,

đóng dấu của Tòa án. Nếu biên bản lấy lời khai được lập thành nhiều trang thì

đương sự phải ký từng trang giấy (mỗi dấu đóng tối đa 05 tờ văn bản, được quy

địnhtại điểmđĐiều 33 của Nghịđịnh30/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ

quy định về công tác văn thư). Tuy pháp luật quy định như trên, nhưng việclấy lời khai củađươngsự còn tồntại mộtsốhạn chếnhư:

Một, đương sự có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, biết đọc, biết viết, có trình độ học vấn 12/12 lại khai không đúng yêu cầu của câu hỏi, không theo

hướng mà Thẩm phán yêu cầu nên phải viết bản khai nhiều lần, thậm chí vẫn

không đúng.

Hai, đương sự biết đọc, biết viết nhưng ngại chữ viết xấu, viết chậm, sợ

không đúng nội dung vụ án nên nhờ Thẩm phán tiến hành lấy lời khai của đươngsự.

Ba, hiện nay pháp luật TTDS không quy địnhsốlầnlấylời khai nên Thẩm

phán có thể lấy lời khai nhiều lần. Tuy nhiên, nội dung của các lần khai của đương sự lại có sự không thống nhất. Có trường hợp, lời khai tại phiên tòa mâu

thuẫnvới lời khai cung cấptrước khi Tòa án ra quyếtđịnhđưavụ án ra xét xử. Bốn,Thẩm phán không tiến hành lấylời khai đươngsự.

Ví dụ: Thông báo rút kinh nghiệm những vấn đề rút ra từ việc giải quyết vụ án kinh doanh thươngmại15.

Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 02/2016/KDTM-ST ngày 30 tháng 9 năm 2016 của Tòa án nhân dân tỉnh HN quyết định: 1. Chấp nhận yêu

cầu khởi kiện của Công ty TNHH A: Buộc Công ty cổ phần B thanh toán cho Công ty TNHH A 7.409.000.000đ theo hợp đồng. 2. Không chấp nhận các yêu

cầu khác củabịđơn.

Bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm số 522/2018/KDTM-PT ngày 07/11/2018 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội căn cứ Điều 308; Điều 310

Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, quyết định: Chấp nhận kháng cáo của bị đơn

là Công ty TNHH B, hủy toàn bộ Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm, giao

hồ sơ vụ án về Tòa án nhân dân tỉnh HN để giải quyết lại theo quy định của

pháp luật.

Trong vụ án này có nhữngthiếu sót:

- Căn cứ Điều lệ của Công ty D tại Hàn Quốc thì ông Lee là người đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH B nhưng Tòa án cấp sơthẩm không đưa

ông Lee vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án và không ghi lời khai của ông Lee để làm rõ ông Lee có được Hội đồng quản trị Công ty TNHH B chấp thuận cho kí hợp đồng lắp đặt phòng

sạch với Công ty TNHH A hay không. Vi phạm này là nghiêm trọng và ảnh hưởngđếnviệc xác địnhbản chất khách quan của vụ án.

- Có việc chuyển giao quyền và nghĩa vụ tố tụng giữa Công ty TNHH B và Công ty TNHH C song Tòa án không lấy lời khai, không mở phiên họp kiểm

tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ cho bị đơn là Công ty TNHH C là vi phạmthủtụctốtụng.

Ví dụ: Cấp phúc thẩm chấp nhận kháng nghị, hủy án sơ thẩm để xét xử lại16.

Cụ Trịnh Văn Kiểm và cụ Nguyễn Thị Hiến (Nguyễn Thị Nhỡ) có 7

người con là: Trịnh Thị Hiện, Trịnh Thị Hiền, Trịnh Văn Đức, Trịnh Thị Bình,

Trịnh Văn Tân, Trịnh Văn Soát, Trịnh Thị Bưởi. Khi còn sống cụ Kiểm và cụ Hiến có thửa đất số 124, 169 tờbản đồ số 06 diện tích 808 m2(số đo hiện trạng

là 797,2 m2 ) tại xã Thanh Thủy, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đã được

UBND tỉnh Hải Dương cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngày 13/09/1993. Thửa đất hiện nay gia đình ông Trịnh Văn Tân đang sử dụng, ông Tân cho con là anh Trịnh Ngọc Tùng và Trịnh Quyết Tiến xây nhà ở trên đất.

Ông Đức có yêu cầu chia di sản thừa kế của bố mẹ để lại là 797,2 m2 đất và đề nghị được hưởng bằng hiện vật. Ông Tân không đồng ý với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.

16 http://vienkiemsat.haiduong.gov.vn/ArticleDetail/5047/cap-phuc-tham-chap-nhan-khang-nghi-huy-an-so- tham-de-xet-xu-lai.aspx, truy cập lúc 22h ngày 25.1.2022.

Ngày 14 tháng 10 năm 2020 Tòa án nhân dân huyện Thanh Hà thụ lý vụ

án và xét xử sơ thẩm vào ngày 12 tháng 3 năm 2021. Tòa án nhân dân huyện

Thanh Hà chấpnhận yêu cầukhởikiệncủa nguyên đơn.

Việnkiểm sát nhân dân huyện Thanh Hà có quyếtđịnh kháng nghịsố 01 ngày 26 tháng 3 năm 2021 kháng nghịbản án sơthẩm với nội dung: Anh Tùng là người có

quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án đang chấp hành án tại Trại giam Nam Hà, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, chữ ký trong giấy uỷ quyền của anh Tùng

nội dung anh Tùng ủy quyền cho bà Sữa tham gia tố tụng là do chị Hiền tự ký. Tòa án không tiến hành các thủ tục tống đạt, ghi lời khai của anh Tùng, trong

bản án xác định ông Tân, bà Sữa là người đại diện theo pháp luật là không phù

hợp.Tại phiên tòa phúc thẩm anh TrịnhNgọc Tùng xác nhậnnội dung trên.

Hội đồng xét xử phúc thẩm đã quyết định hủy toàn bộ bản án sơthẩm của

Tòa án nhân dân huyện Thanh Hà để xét xử lại theo thủtục chung.

Trong vụ án này, từviệc xác định không đầyđủ đương sự trong vụ án nên Tòa án nhân dân huyện Thanh Hà không tiến hành lấy lời khai của đương sự.

Từ thực tiễn trên, tác giả kiến nghị hướng dẫn về việc lấy lời khai của

đương sự theo quy định tại Điều 98 BLTTDS theo hướng như sau:

Một, đương sự là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, biết đọc, biết viết, không bịkhuyết tật nhìn, phải tự mình làm bản khai theo quy định tại Điều

98 BLTTDS.

Hai, số lần lấy lời khai đương sự do Thẩm phán quyết định. Trường hợp nội dung các khai của đương sự có sự không thống nhất, mâu thuẫn, Thẩm phán yêu cầu đương sự xác nhận về nội dung lời khai. Trường hợp đương sự không xác nhận, Thẩm phán giải quyếtvụ án theo thủtục chung.

Thứ hai, lấy lời khai của đương sự là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự,người có khó khăn trong nhậnthức, làm chủ hành vi.

Theo Điều 98 BLTTDS, khi lấylời khai củađươngsự là ngườichưa thành niên, ngườimất năng lực hành vi dân sự, ngườibị hạn chế năng lực hành vi dân

sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì việc lấylời khai của họphảiđảmbảođúng quy định của pháp luật.

Với quy định này, tác giả nhận thấy có một số tồn tại, bất cập về lấy lời

khai của đương sự là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó

khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi như sau:

Một, xác định mức độ tham gia tố tụng của người đại diện hợp pháp của đươngsự trong việclấylời khai, khi đươngsự là người bịhạnchếnăng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Theo quy định tại Điều 98 BLTTDS, việc lấy lời khai của đương sự là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi phải đượctiến hành vớisự có mặt củangười đạidiện hợp pháp củađương sựđó. Tuy nhiên, các bản án, quyết định về tuyên bố công dân bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, không tuyên rõ về phạm vi tham gia tốtụngcủa các chủthể này. Điều này làm cho việclấylời khai

củaThẩm phán, Thư ký Tòa án còn lúng túng.

Ví dụ: Bản án 03/2017/QĐDS-ST ngày 07 tháng 07 năm 2017 về tuyên bố người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi17.

Bản án này quyết định: Chấp nhận yêu cầu của bà Lê Thị Bích H về việc

tuyên bốngười có khó khăn trong nhậnthức, làm chủ hành vi. Tuyên bốchị Lê Thị Lệ T, sinh năm 1992 là “Người có khó khăn trong nhậnthức, làm chủ hành vi”.

Chỉ định bà Lê Thị Bích H và ông Lê Đức T là người giám hộ cho chị Lê

Thị Lệ T. Người giám hộ có quyền đại diện cho người được giám hộ trong việc

xác lập,thực hiện giao dịch dân sự và thựchiện các quyền khác theo quy địnhcủa

pháp luật nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ. Người

giám hộ có nghĩavụbảovệquyền,lợi ích hợp pháp củangườiđược giám hộ. Với quyết định này, khi lấy lời khai của đương sự, Thẩm phán, Thư ký Tòa án, triệutậpmột hay cả hai người đạidiện.

Hai, hiện nay trong BLTTDS, văn bản hướng dẫn, chưa quy định thủ tục cụ thể về việclấy lời khai của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người

có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. So với các chủthể khác, ngườibị

17 https://thuvienphapluat.vn/banan/ban-an/ban-an-032017qddsst-ngay-07072017-ve-tuyen-bo-nguoi-co-kho- khan-trong-nhan-thuc-lam-chu-hanh-v-2040, truy cập lúc 21h ngày 3.4.2022.

hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ

hành vi, họ có thể có khả năng nhậnthức nên việclấylời khai củahọ, vềcơbản, giống như đương sự bình thường và phải có mặt của người đại diện. Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ

hành vi, không bị mất năng lực hành vi dân sự, nhưng cũng không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Tuy nhiên, vì lý do tinh thầncủahọ có thể không ổnđịnh hoặc người đại diện của họ không đồng ý với việclấy lời khai của họ thì Thẩm

phán, Thư ký Tòa án có đượclấylời khai không?

Theo tác giả, cần quy định cụ thể về quy trình lấy lời khai đương sự là

người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức,

làm chủ hành vi.

Từ thực tiễn trên, tác giảkiến nghị về việc lấylời khai đương sự là người bịhạn chế năng lực hành vi dân sự,người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ

hành vi quy địnhtạiĐiều 98 BLTTDS như sau:

Việc lấy lời khai của đương sự mà họ là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi chỉ được tiến

hành khi:

Một,đượcsựđồng ý của ngườiđạidiện.

Hai, người đạidiện khẳng định người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, có khả năng cung cấp lời

khai theo quy địnhtại Điều 98 BLTTDS.

Ba, việc lấy lời khai có sự giám sát của người đại diện và xác nhận của ngườiđạidiện trong biên bản lấylời khai.

Có như vậy, việc lấy lời khai mới hiệu quả và được sử dụng trong quá trình giải quyếtvụ án dân sự.

Một phần của tài liệu Biện pháp lấy lời khai của đương sự trong tố tụng dân sự (Trang 36 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)