Tình hình tội phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo đảm chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm – qua thực tiễn tỉnh Nghệ An.Luận văn ThS. Luật 623801 (Trang 64 - 68)

2.1. Khái quát đặc điểm về tự nhiên, kinh tế xã hội ở tỉnh Nghệ An

2.1.4. Tình hình tội phạm

Xuất phát từ những đặc điểm đặc trưng của kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đã ảnh hưởng đáng kể đến tình hình tội phạm. Bảng sau cho chúng ta thấy “bức tranh toàn cảnh” về tình hình tội phạm ở tỉnh Nghệ An giai đoạn 2012-2016:

Bảng 2.1: Tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2012 - 2016(số lƣợng vụ án, số lƣợng bị can Cơ quan điều tra khởi tố)

Năm Số vụ khởi tố Số bị can khởi tố

2012 2.122 4.196

2013 2.398 4.740

2014 2.611 4.838

2015 2.747 4.969

2016 2.815 4.849

(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát của VKSND tỉnh Nghệ An các năm 2012, 2013, 2014, 2015, 2016)[34, 35, 36, 37, 38].

Bảng 2.2. So sánh mức độ gia tăng của một số nhóm tội trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2012-2016 (số lƣợng vụ án, số lƣợng bị can Cơ quan

điều tra khởi tố):

Năm 2012 2013 2014 2015 2016 Nhóm tội: ANQG số vụ án 0 0 0 0 0 số bị can 0 0 0 0 0 Nhóm tội: Ma túy số vụ án 749 716 846 882 919 số bị can 895 895 1032 1026 1034 Nhóm tội: Tham nhũng, chức vụ số vụ án 12 5 8 11 5 số bị can 18 10 16 24 7 Nhóm tội: Sở hữu,

kinh tế, môi trường

số vụ án 682 707 890 988 731 số bị can 1255 1225 1488 1536 1180 Nhóm tội: về TTATXH số vụ án 633 710 869 798 719 số bị can 1913 2084 2312 2269 2126 Nhóm tội: Xâm phạm tư pháp số vụ án 4 1 6 4 4 số bị can 5 1 6 4 10 Tổng số vụ án 2080 2139 2619 2683 2378 số bị can 4086 4215 4854 4859 4357

(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát của VKSND tỉnh Nghệ An các năm 2012, 2013, 2014, 2015, 2016)[34, 35, 36, 37, 38].

Như vậy trong 5 năm cơ quan cảnh sát điều tra hai cấp ở Nghệ An đã khởi tố 12.693 vụ án với 23.592 bị can (Trung bình 2.538 vụ/năm, mức trung bình chung của cả nước trong giai đoạn này là 1.260 vụ án). Số vụ án khởi tố năm sau cao hơn năm trước: Năm 2013 tăng 42 vụ, 91 bị can; năm 2014 tăng 213 vụ, 98 bị can; năm 2015 tăng 136 vụ, 131 bị can và năm 2016 tăng 68 vụ. Điều đó cho thấy tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Nghệ An có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạpcho thấy tính chất, mức độ và thủ đoạn của các hành vi phạm tội ngày càng nghiêm trọng và tinh vi phức tạp hơn. Các đối tượng phạm tội có tổ chức, ổ nhóm và trên nhiều địa bàn, sử dụng hung khí nguy hiểm để thực hiện hành vi phạm tội. Án nhóm tội về ma túy, xâm phạm sở hữu, kinh tế, môi trường và nhóm tội về trật tự an toàn xã hội chiếm tỷ lệ cao và diễn biến phức tạp. Năm 2012, 2013, 2016 nhóm tội về ma túy chiếm tỷ lệ cao nhất và gia tăng dần; năm 2014, 2015 nhóm tội về sở hữu, kinh tế, môi trường lại chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu tội phạm…

Từ tình hình tội phạm trên địa bàn đã tác động đến công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và hoạt động thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An. Nghệ An là một tỉnh trung tâm kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ với số lượng án nhiều nên công tác cán bộ của VKSND các cấp trong toàn tỉnh cũng ngày càng được nâng cao về số lượng cũng như chất lượng [34, 35, 36, 37, 38].

* Khảo sát tình hình kiểm sát viên làm công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự

* Năm 2015 toàn ngành KSND tỉnh Nghệ An có 312 Cán bộ, công chức. Có 108 KSV hai cấp (trong đó có 19 đồng chí Lãnh đạo) làm nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự.

- Về trình độ nghiệp vụ: Cử nhân Luật: 108/108 = 100%; Thạc sỹ luật: 16/108 = 14,8 %, tiến sĩ luật: 1/108 = 0,9 %;

- Về kinh nghiệm công tác: Dưới 05 năm công tác: 46 KSV (chiếm 42,5%), từ 5 năm đến 10 công tác có 42 KSV (chiếm 38,8%), trên 10 năm công tác 20 KSV (chiếm 18,5%).

(Nguồn: Báo cáo kết quả đăng ký và tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm năm 2015 của VKSND Tỉnh Nghệ An)[37].

* Năm 2016 toàn ngành KSND tỉnh Nghệ An có 332 Cán bộ công chức. Có 116 KSV hai cấp (trong đó có 22 đồng chí Lãnh đạo viện) làm nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự.

- Về trình độ nghiệp vụ: Cử nhân Luật: 116/116 = 100%; Thạc sỹ luật: 18/116 = 15,5 %; Tiến sĩ luật: 1/116 = 0,8%.

- Về kinh nghiệm công tác: Dưới 05 năm công tác: 40 KSV (chiếm 34,4%), từ 5 năm đến 10 công tác có 48 KSV (chiếm 41,3%), trên 10 năm công tác 28 KSV (chiếm 24%).

(Nguồn: Báo cáo kết quả đăng ký và tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm năm 2016 của VKSND Tỉnh Nghệ An)[38].

Với số liệu trên cho thấy việc đầu tư cho cán bộ cho công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử án hình sự sơ thẩm hai cấp trong tỉnh ngày càng được quan tâm. Số lượng cán bộ hàng năm được bố trí cho công tác này có tăng lên (năm sau cao hơn năm trước), trong đó tỷ lệ cán bộ trẻ ngày càng được ưu tiên, chiếm tỷ lệ cao.

Bảng 2.3. Số vụ án hình sự và số bị cáo xét sử sơ thẩm giai đoạn 2011 – 2016:

Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng số

- Số vụ án 2218 2313 2269 2317 2227 2377 13.721 Số vụ tăng so với năm trước 418 95 - 48 - 150

- Số bị cáo 3410 3774 3030 3917 3963 4477 22.571 Số bị cáo tăng so với năm

trước 16 364 - 887 446 514

(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát của VKSND tỉnh Nghệ An các năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015 và Hồ sơ Kiểm sát)[34, 35, 36, 37, 38, 39].

hiện chức năng THQCT tại phiên tòa hình sự sơ thẩm 13.721 vụ án, 22.571 bị cáo với nhiều loại tội phạm khác nhau (Mức vụ án hình sự xét xử trung bình chung của cả nước trong giai đoạn này là 6.463 vụ).

Bảng 2.4. Số vụ án hình sự sơ thẩm có ngƣời bào chữa và tỷ lệ vụ án có ngƣời bào chữa

Năm Số vụ án Số vụ án có

ngƣời bào chữa

Tỷ lệ vụ án có ngƣời bào chữa

2010 2218 209 9,42% 2011 2313 207 8,94% 2012 2269 197 8,68% 2013 2317 229 9,88% 2014 2227 261 11,7% 2015 2377 235 9,88% Tổng số 13.721 1.338 9,75%

(Nguồn: Phòng Thống kê tội phạm VKSND tỉnh Nghệ An)[41].

Trong những năm qua, lãnh đạo VKSND tỉnh Nghệ An đã quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt các nội dung, yêu cầu về cải cách tư pháp; tăng cường công tác bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ, từng bước trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc cho đội ngũ cán bộ nói chung và kiểm sát viên làm công tác kiểm sát án hình sự nói riêng. Chất lượng, hiệu quả tranh tụng của kiểm sát viên tại tòa có nhiều chuyển biến tích cực, không có trường hợp KSV từ chối tranh luận, đối đáp với luật sư, người bào chữa; góp phần đảm bảo phán quyết của tòa án khách quan, chính xác, đúng sự thật; không bỏ lọt tội phạm và bị oan.

Các quan điểm về xử lý vụ án mà KSV đưa ra được HĐXX chấp nhận với tỉ lệ cao (sơ thẩm là 99, 9%, phúc thẩm là 98,21%). Các hoạt động tranh tụng tại phiên tòa của KSV góp phần giảm thiểu tình trạng án sơ thẩm bị cấp phúc thẩm hủy án do vi phạm tố tụng và áp dụng pháp luật. VKSND hai cấp đã phối hợp với tòa án tổ chức 437 phiên tòa rút kinh nghiệm theo tinh thần cải cách tư pháp để nâng cao kỹ năng tranh tụng cho KSV, tổ chức xét xử 1.137 phiên tòa lưu động để phục vụ nhiệm vụ chính trị địa phương [42].

Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện cũng còn thấy những hạn chế, như một số đơn vị cấp huyện, cấp phòng chưa quyết liệt trong chỉ đạo; một số KSV còn có tư tưởng thõa mãn, chưa nhận thức đầy đủ yêu cầu và tầm quan trọng của hoạt động tranh tụng, chất lượng tranh tụng chưa đáp ứng yêu cầu. Công tác chuẩn bị cho hoạt động xét xử của Kiểm sát viên còn sơ sài, chưa đảm bảo; việc xét hỏi, tranh luận của kiểm sát viên tại phiên tòa còn thụ động, chưa đầy đủ, luận tội còn cứng nhắc theo cáo trạng đã truy tố… đã ảnh hưởng đến chất lượng tranh tụng, chất lượng phiên tòa, tính thuyết phục của bản án. Vẫn còn để xảy ra án sơ thẩm bị cấp phúc thẩm hủy, cải sửa do KSV chưa làm tốt hoạt động tranh tụng tại phiên tòa xét xử.

Bên cạnh đó, đầu tư cơ sở vật chất, chế độ đãi ngộ, công tác hướng dẫn, kiểm tra nghiệp vụ của ngành chưa tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ mới đặt ra trong giai đoạn mới của tiến trình cải cách tư pháp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo đảm chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm – qua thực tiễn tỉnh Nghệ An.Luận văn ThS. Luật 623801 (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)