Nguyên nhân của những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo đảm chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm – qua thực tiễn tỉnh Nghệ An.Luận văn ThS. Luật 623801 (Trang 79 - 81)

2.2. Những kết quả hoạt động tranh tụng của Kiểm sát viên Viện kiểm sát

2.2.3. Nguyên nhân của những kết quả đạt được

Một là, nhận thức đúng đắn của Lãnh đạo và của Kiểm sát

viên về tranh tụng.

Nâng cao chất lượng tranh tụng của KSV trong xét xử hình sự luôn luôn là vấn đề nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Lãnh đạo VKS các cấp. Lãnh đạo các cấp Kiểm sát cũng đã có sự quan tâm, đề ra các biện pháp, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tranh tụng của KSV

Sự thay đổi về nhận thức trong chỉ đạo điều hành của Lãnh đạo VKS các cấp đến sự thay đổi tích cực trong nhận thức của KSV về tranh tụng. Nhận thức tranh tụng không chỉ là quyền mà còn là trách nhiệm nên Kiểm sát viên đã chủ động, tích cực thực hiện việc tranh luận tại phiên tòa. Bản chất của tranh tụng, mục đích ý nghĩa của việc tranh luận, giới hạn, phạm vi tranh tụng, các nội dung, yêu cầu đề ra khi tham gia tranh luận cũng đã được các

KSV nhận thức rõ rệt hơn. Nhiều KSV có ý thức trách nhiệm cao, luôn tự học hỏi, rèn luyện cho mình các kỹ năng tranh tụng. Việc nhận thức đầy đủ, đúng đắn về tranh tụng là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chất lượng, hiệu quả của hoạt động tranh luận của KSV.

Hai là: Việc đầu tư cho công tác cán bộ đã được chú trọng

Trong các năm qua, chất lượng cán bộ ngày càng được nâng lên. Cán bộ được bổ nhiệm Kiểm sát viên đều đáp ứng đầy đủ các quy định về đạo đức, phẩm chất, năng lực, trình độ theo quy định tại Điều 2, Điều 18, Điều 19, Điều 20, Điều 21 Pháp lệnh Kiểm sát viên. Nhiều VKS địa phương đã bố trí đủ lực lượng cho công tác THQCT và KSXXHS; trong đó có nhiều KSV có năng lực, có nhiều năm kinh nghiệm công tác thực hành quyền công tố và KSXXHS [38].

Ba là, tổ chức hoạt động thông khâu trong công tác giải quyết án hình

sự là một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lượng tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm được nâng lên.

Trước đây, giữa hoạt động kiểm sát điều tra và kiểm sát xét xử thực hiện theo mô hình chuyên khâu, do các KSV công tác ở các đơn vị nghiệp vụ khác nhau thực hiện. Mô hình này đã khiến cho KSV tham gia phiên tòa khó khăn khi tiếp cận vụ án ở giai đoạn xét xử, bởi lẽ sau khi có Cáo trạng, trong thời gian ngắn (3 ngày), VKS phải chuyển hồ sơ và bản Cáo trạng sang Toà án sơ thẩm. Với thời gian này, KSV được phân công THQCT và KSXX tại phiên toà không có điều kiện để nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, do vậy khó khăn khi bảo vệ quan điểm của VKS tại phiên toà. Sau khi thực hiện mô hình thông khâu, KSV kiểm sát điều tra vụ án vừa đồng thời là người thực hành quyền công tố tại phiên tòa sơ thẩm là một thuận lợi để KSV nắm vững được bản chất vụ án, các chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội, các tình tiết khác của vụ án, giúp KSV có đủ cơ sở để THQCT tại phiên toà, tự tin khi tranh luận

(trừ trường hợp VKSND tối cao truy tố, uỷ quyền cho VKSND cấp tỉnh thực hành quyền công tố tại phiên toà sơ thẩm). Mặt khác, thông qua hoạt động kiểm sát điều tra, truy tố, KSV có điều kiện nắm được bản chất con ngưòi của bị cáo, tính cách cũng như thái độ tâm lý của bị cáo…từ đó giúp Kiểm sát viên có kĩ năng, phương pháp phù hợp đối với từng bị cáo khi tham gia tranh luận [40].

2.3. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong hoạt động tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm - qua thực tiễn tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo đảm chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm – qua thực tiễn tỉnh Nghệ An.Luận văn ThS. Luật 623801 (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)