dung đơn đăng ký sáng chế
Việc bảo đảm tính đầy đủ và chất lượng công bố thông tin theo cách dễ tiếp cận đối với các nhà nghiên cứu và ngành cơng nghiệp trong nước có ý nghĩa quan trọng đối với các nước đang phát triển như Việt Nam.
Công bố thông tin là một trong những nguyên tắc cơ bản của luật sáng chế. Đây là một trong những lý lẽ được biết đến sớm nhất thuyết phục rằng việc cấp bằng sáng chế là cần thiết. Theo Edith T. Penrose:
Nếu khơng có sự bảo hộ ngăn ngừa người khác mô phỏng sáng chế, người tạo ra sáng chế sẽ giữ bí mật về sáng chế của mình. Bí mật đó sẽ xuống mồ cùng với nhà sáng chế và xã hội sẽ mất đi một sáng tạo mới. Do đó, cần phải có cách thức khuyến khích người tạo ra sáng chế cơng bố bí mật của anh ta để các thế hệ tương lai có thể sử dụng. Điều này có thể thực hiện một cách tốt nhất bằng cách dành cho cho anh ta một bằng độc quyền sáng chế để chống lại hành vi mô phỏng [11].
Trong một số trường hợp, lập luận ủng hộ việc cấp các quyền sáng chế dựa trên việc công bố thơng tin được thể hiện dưới hình thức của lý thuyết về "khế ước xã hội": xã hội ký kết khế ước với nhà sáng chế theo đó xã hội cam kết sẽ trao độc quyền sử dụng sáng chế trong một thời hạn nhất định cho nhà sáng chế, và để đáp lại, nhà sáng chế đồng ý công bố thơng tin kỹ thuật để xã hội có thể sử dụng sau này.
Bản chất của thương lượng (đánh đổi) về sáng chế đòi hỏi người xin cấp bằng độc quyền sáng chế phải công bố đầy đủ tất cả các về vấn đề liên quan đến việc xin cấp bằng vì điều đó có lợi cho người nộp đơn và đồng thời có lợi cho xã hội. Việc bộc lộ thông tin theo yêu cầu của hệ thống bảo hộ sáng chế có hai mục đích:
Thứ nhất, thơng tin trong bản mơ tả sáng chế là công cụ quan trọng để
nghiên cứu và phát triển công nghệ. Ngay nay, với sự hỗ trợ của hàng loạt cơ sở dữ liệu trực tuyến và riêng lẻ, việc tiếp cận được các thông tin này là cơng cụ hữu ích đối với các ngành cơng nghiệp và các cơ sở nghiên cứu khoa học.
Thứ hai, thông tin kỹ thuật trong đơn và bằng độc quyền sáng chế phải
được công bố không hạn chế cho công chúng. Người sở hữu sáng chế được hưởng độc quyền tạm thời (thường là trong thời hạn 20 năm) với điều kiện xã hội có thể hưởng lợi từ việc sử dụng thơng tin (dưới hình thức khai thác sáng chế nhằm mục đích thương mại) khi thời hạn đó kết thúc.
Việc đạt được hai mục đích nêu trên phụ thuộc nhiều vào mức độ và chất lượng của bản mô tả sáng chế. Nếu người nộp đơn che giấu công chúng các thơng tin cần thiết để thực hiện sáng chế thì những mục đích này sẽ khơng thể đạt được.
Hơn nữa, việc cấp độc quyền chỉ được coi là hợp lý khi nhà sáng chế chứng minh được rằng anh ta thực sự nắm giữ thơng tin có tính sáng tạo. Bởi vậy, bản mơ tả sáng chế có thể thực hiện hai chức năng là đảm bảo việc công bố đầy đủ thông tin và giới hạn phạm vi bảo hộ đối với những gì mà người nộp đơn thực tế sáng tạo ra.
Liên quan đến việc công bố đơn, Điều 110 Luật Sở hữu trí tuệ quy định "Đơn đăng ký sáng chế được công bố trong tháng thứ mười chín kể từ ngày nộp đơn hoặc từ ngày ưu tiên đối với đơn được hưởng quyền ưu tiên hoặc vào thời điểm sớm hơn theo yêu cầu của người nộp đơn.". Có thể thấy rằng thời điểm công bố đơn là rất muộn tính từ ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên. Điều này có vẻ khơng thoả đáng đối với xã hội vì xã hội được tiếp cận thơng tin từ đơn sáng chế quá muộn. Quy định này chủ yếu nhằm bảo đảm quyền của chủ sở hữu sáng chế khi cho phép họ được quyền giữ bí mật thơng tin trong một thời hạn nhất định để tăng tính cạnh tranh. Nhưng ngược lại, điều này sẽ ảnh hưởng đến xã hội và sẽ vẫn xảy ra tình trạng nghiên cứu trùng
lặp do thông tin được công bố muộn. Tất nhiên, việc này sẽ làm giảm thời hạn hiệu lực thực tế của việc bảo hộ sáng chế vì sáng chế chỉ được bảo hộ thực sự từ ngày cấp bằng độc quyền (trừ quyền tạm thời của chủ sáng bằng độc quyền sáng chế nhưng quyền này cũng chỉ được thực hiện sau khi bằng độc quyền được cấp). Luật Sở hữu trí tuệ cũng đã cân bằng lợi ích của các bên liên quan đến thời hạn công bố này bằng cách quy định thời hạn thẩm định nội dung đơn.
Theo điểm a) khoản 2 Điều 119 Luật Sở hữu trí tuệ, đơn đăng ký sáng chế được thẩm định nội dung trong vịng mười hai tháng kể từ ngày cơng bố đơn nếu yêu cầu thẩm định nội dung được nộp trước ngày công bố đơn hoặc kể từ ngày nhận được yêu cầu thẩm định nội dung nếu yêu cầu đó được nộp sau ngày công bố đơn. Điều này có nghĩa là nếu muốn được thẩm định nội dung sớm để sớm cấp bằng độc quyền thì người nộp đơn cũng phải yêu cầu công bố sớm (trước thời hạn 18 tháng theo quy định thông thường).
Giống như hầu hết các hệ thống đăng ký sáng chế trên thế giới, đơn đăng ký sáng chế không tự động được thẩm định về mặt nội dung nếu khơng có yêu cầu của người nộp đơn hoặc người thứ ba. Để được cấp bằng độc quyền sáng chế, một yêu cầu cơ bản là sáng chế phải có tính mới và để bảo đảm tiêu chuẩn này, người nộp đơn phải tiến hành nộp đơn càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, các thủ tục và chi phí liên quan đến đăng ký sáng chế là tương đối phức tạp và tốn kém. Ngoài ra, để yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế, chủ sáng chế còn phải tính tốn đến lợi ích mà độc quyền sáng chế đó mang lại, khả năng thương mại hoá sáng chế v.v... và để làm được điều này cần phải tốn nhiều thời gian. Để tạo điều kiện cho người nộp đơn đăng ký sáng chế cân nhắc, tính tốn những vấn đề trên, Luật Sở hữu trí tuệ dành cho người nộp đơn thời hạn 42 tháng tính từ ngày nộp đơn hoặc kể từ ngày ưu tiên để nộp đơn yêu cầu thẩm định nội dung đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế và đối với đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích thì thời hạn này là 36 tháng. Đây không phải là thời hạn dành cho cơ quan sở hữu trí tuệ xử lý đơn mà là thời hạn dành cho người nộp đơn thực hiện quyền của mình. Nếu
người nộp đơn muốn cấp bằng độc quyền sớm thì phải yêu cầu thẩm định nội dung sớm và thậm chí nếu khơng muốn cấp bằng độc quyền thì sẽ khơng nộp yêu cầu này.