Theo quy định của Điều 618 Bộ luật dân sự năm 2005: "Pháp nhân
phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao; nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền u cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật" [23]. Để được coi là một pháp nhân khi tổ chức
có đầy đủ các điều kiện theo quy định của Điều 84 Bộ luật dân sự năm 2005
gồm: "được thành lập hợp pháp; có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; có tài sản độc
lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập". Để nâng cao
trách nhiệm quản lý con người của pháp nhân, pháp luật dân sự buộc pháp nhân phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại do người của mình gây ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao. Điều này cũng là để thực hiện triệt để nguyên tắc bồi thường kịp thời được quy định tại Điều 605 Bộ luật dân sự năm 2005. Tuy nhiên, trong trường hợp người của pháp nhân gây thiệt hại có lỗi trong việc gây ra thiệt hại đó thì pháp nhân có quyền yêu cầu người đã gây ra thiệt hại phải hồn trả một khoản tiền mà mình đã bỏ ra để thực hiện nghĩa vụ bồi thường. Ví dụ: A là nhân viên lái xe của Ngân hàng thương mại B. Trên đường đi công tác, do vượt xe không an tồn gây tai nạn giao thơng làm cho C bị thương tích 45% sức khỏe. Trong trường hợp này, Ngân hàng thương mại B là người đầu tiên phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho C. Sau đó, Ngân hàng thương mại B có quyền u cầu A hồn trả số tiền mà mình đã bỏ ra để bồi thường cho C.
Như vậy, việc quy định pháp nhân phải chịu trách nhiệm bồi thường do người của mình gây ra thiệt hại chỉ có ý nghĩa về mặt thứ tự thực hiện nghĩa vụ bồi thường. Suy cho cùng việc bồi thường thiệt hại phải do người đã có hành vi gây thiệt hại chịu trách nhiệm.