khỏe bị xâm phạm
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 609 Bộ luật dân sự năm 2005:
Người xâm phạm sức khỏe của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu
khơng thỏa thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng
lương tối thiểu do Nhà nước quy định [23].
Điểm c tiểu mục 1.5 mục 1 phần II Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08 tháng 7 năm 2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành quy định:
Mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại trước hết do các bên tự thỏa thuận. Nếu khơng thỏa thuận được, thì mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, nhưng tối đa không quá 30 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường [12].
Theo nguyên tắc chung, việc bồi thường tổn thất về tinh thần do thiệt hại về sức khỏe trước hết được các bên tự nguyện thỏa thuận. Sự thỏa thuận này không trái pháp luật và đạo đức xã hội sẽ được pháp luật công nhận và bảo vệ. Luật không giới hạn mức bồi thường tổn thất về tinh thần cho trường hợp sức khỏe bị xâm phạm là bao nhiêu, nếu các bên tự nguyện thỏa thuận. Mức thỏa thuận bồi thường có thể là một nghìn, một trăm nghìn hoặc có thể là một triệu, thậm chí là vài trăm triệu đồng hoặc cũng có thể chỉ là một lời nói xin lỗi mà không cần phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường bằng tiền.
Tuy nhiên, trên thực tế không phải lúc nào người gây thiệt hại và người bị thiệt hại cũng có thể thỏa thuận được vì quyền và lợi ích của họ là
đối lập nhau. Vì vậy, pháp luật ấn định một mức trần cao nhất cho trường hợp bồi thường tổn thất về tinh thần do xâm phạm sức khỏe là 30 (ba mươi) tháng lương tối thiểu, tính tại thời điểm giải quyết bồi thường. Mức lương tối thiểu chung ở đây được hiểu là mức lương tối thiểu do nhà nước quy định dành cho các đối tượng là cán bộ, công chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc các đơn vị lực lượng vũ trang hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Hiện nay, mức lương tối thiểu chung được quy định tại Nghị định số 28/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ là 730.000, (bảy trăm ba mươi nghìn) đồng/01 tháng, được áp dụng kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2010. Nói như vậy khơng có nghĩa trong mọi trường hợp, người có hành vi xâm hại đến sức khỏe của người khác phải bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại là 30 (ba mươi) tháng lương tối thiểu. Mức bồi thường 30 (ba mươi) tháng lương tối thiểu là mức cao nhất, cịn mức thấp nhất pháp luật khơng quy định. Việc quyết định mức bồi thường cụ thể do cơ quan tiến hành tố tụng quyết định trên cơ sở nguyên tắc của luật, đồng thời căn cứ vào các yếu tố liên quan như mức độ thiệt hại, lỗi, điều kiện hoàn cảnh kinh tế, số lượng người của các bên... để quyết định sao cho phù hợp nhưng không được vượt mức 30 (ba mươi) tháng lương tối thiểu.