Những hạn chế, vướng mắc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chế độ ốm đau trong luật bảo hiểm xã hội Việt Nam hiện nay (Trang 60 - 63)

1.3 .Ý nghĩa của bảo hiểm ốm đau

2.6. Một số nhận xét về thực trạng áp dụng bảo hiểm ốm đau ở Việt Nam

2.6.2. Những hạn chế, vướng mắc

Trong 9 năm qua, cùng với sự ra đời của Luật BHXH, hoạt động của ngành đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Theo đó, hệ thống các văn bản hướng dẫn thực hiện luật được ban hành đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, đảm bảo chất lượng, tạo điều kiện thuận lợi cho Luật BHXH sớm đi vào cuộc sống; công tác thanh, kiểm tra việc thực hiện luật cũng được tăng cường cả ở trung ương và địa phương; công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHXH tiếp tục được duy trì, từng bước tạo ra sự chuyển biến trong nhận thức và thực hiện của NLĐ và NSDLĐ. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu quan trọng đó, trong tổ chức thực hiện cơng tác BHXH vẫn cịn nhiều khó khăn, bất cập, cụ thể:

Một là, trong công tác quản lý nhà nước

Bên cạnh sự nỗ lực không ngừng của các cơ quan BHXH nhằm đảm bảo quyền lợi cho NLĐ khi giải quyết hưởng bảo hiểm ốm đau, công tác quản lý nhà nước vẫn còn một số vấn đề bất cập như: chưa nắm được số lượng đối tượng thuộc diện phải tham gia BHXH bắt buộc, trong đó có đối tượng tham gia bảo hiểm ốm đau; công tác thông tin, tuyên truyền chưa thật sâu rộng nên NLĐ và người dân biết, hiểu về quyền lợi, nghĩa vụ về BHXH của mình chưa rõ ràng dẫn đến đối tượng tham gia BHXH cịn chưa đầy đủ; cơng tác thanh tra, kiểm tra về BHXH cịn ít và chưa hiệu quả, còn lồng ghép trong các cuộc thanh tra, kiểm tra về thực hiện pháp luật lao động nói chung nên tính hiệu quả khơng cao; chế tài xử phạt các vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH với mức xử phạt tuy đã được sửa đổi, bổ sung, nhưng mức xử phạt vẫn còn thấp, chưa đủ mạnh để buộc doanh nghiệp tuân thủ; việc xử lý đối với các trường hợp vi phạm vẫn chưa được thực hiện một cách kiên quyết nên tính răn đe khơng cao; NLĐ cịn chưa có tiếng nói và chưa dám đấu tranh để đòi hỏi quyền lợi cho mình; tổ chức cơng đồn tại các doanh nghiệp còn hoạt động yếu kém, chưa bảo vệ được quyền lợi BHXH cho NLĐ.

Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa các đơn vị nghiệp vụ trên cơ quan BHXH Việt Nam và giữa các phòng chức năng thuộc BHXH các tỉnh, thành phố chưa được thường xuyên, đôi khi chưa đồng bộ, thống nhất, ảnh hưởng đến quá trình giải quyết quyền lợi cho NLĐ. Cơng tác phối hợp cịn một số vướng mắc như: việc chuyển dữ liệu và kiểm tra dữ liệu chưa được kịp thời, phần mềm quản lý thu còn nhiều bất cập; chưa có phần mềm tiếp nhận và quản lý hồ sơ đáp ứng được yêu cầu công việc... [26, tr.55]

Hai là, trong tổ chức thực hiện

Thời gian qua, tình trạng nợ đọng, chậm đóng BHXH cịn xảy ra phổ biến, đặc biệt ở các doanh nghiệp quốc doanh và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, làm ảnh hưởng đến nguồn thu quỹ và quyền lợi của NLĐ. Theo thống kê của BHXH Việt Nam hàng năm, số tiền nợ đóng, chậm đóng BHXH bắt buộc (trong đó có bảo hiểm ốm đau) tập trung chủ yếu ở khu vực doanh nghiệp, chiếm trên 90% tổng số tiền nợ đóng, chậm đóng BHXH; trong đó doanh nghiệp quốc doanh chiếm 42%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 32,4%, doanh nghiệp Nhà nước chiếm 19,4% [25, tr 65].

Trên thực tế tại một số doanh nghiệp, NSDLĐ tuy tham gia BHXH cho NLĐ nhưng không phải tham gia cho tất cả mà chỉ tham gia cho một bộ phận, số lao động cịn lại khơng được tham gia BHXH. Bên cạnh đó, ý thức tuân thủ pháp luật về BHXH của NSDLĐ chưa cao; thậm chí có doanh nghiệp cố tình né tránh, chiếm dụng tiền BHXH. Một số doanh nghiệp sử dụng lao động hợp đồng thời vụ, công nhật hoặc ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng theo chuỗi để không phải tham gia BHXH; đa số NLĐ trong khu vực kinh tế tư nhân đều được chủ sử dụng lao động đóng BHXH theo mức lương hợp đồng thấp hơn mức thu nhập thực tế của NLĐ (tuy có cao hơn mức tiền lương tối thiểu vùng). Theo báo cáo của BHXH Việt Nam thì mức lương tháng bình qn đóng BHXH của doanh nghiệp ngoài quốc doanh năm 2010 là 1.598.000 đồng/tháng, năm 2011 tăng lên nhưng chỉ mức 1.940.000

đồng/tháng. Mức lương làm căn cứ đóng BHXH này là thấp so với thu nhập trên thực tế của NLĐ [25, tr 65].

Trong q trình giải quyết chính sách BHXH cho NLĐ, trong đó có giải quyết bảo hiểm ốm đau, nhiều địa phương nhận thấy có một số đơn vị trục lợi hoặc lạm dụng quỹ ốm đau, thai sản tại các đơn vị sử dụng lao động thực hiện theo hình thức khốn sản phẩm, không chấm công NLĐ thực tế đi làm dẫn đến khó theo dõi ngày thực nghỉ ốm của NLĐ (dẫn tình trạng lạm dụng quỹ ốm đau, thai sản), hoặc một số đơn vị gặp khó khăn trong sản xuất, NLĐ chủ động đi khám bệnh để xin giấy nghỉ hưởng BHXH để hưởng bảo hiểm ốm đau.

Tình hình nợ đọng của một số doanh nghiệp kéo dài đã ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của NLĐ. Một số đơn vị sử dụng lao động có nợ đọng kéo dài đã khởi kiện nhưng đơn vị vẫn cố tình khơng thực hiện nộp cho NLĐ; một số đơn vị hiện đang ngừng hoạt động khơng cịn liên hệ giao dịch với cơ quan BHXH nên khơng lập để khởi kiện được. Một số tịa án chưa thụ lý hồ sơ khởi kiện của cơ quan BHXH; thủ tục khởi kiện chưa được đơn giản, chưa thống nhất được quyền khởi kiện giữa BHXH cấp huyện và tịa án huyện, khơng có biện pháp chế tài hữu hiệu…

Nhiều doanh nghiệp trốn đóng BHXH bằng cách ký hợp đồng lao động sai quy định hoặc không ký hợp đồng lao động; không trả phần BHXH vào lương cho NLĐ khơng thuộc đối tượng đóng BHXH bắt buộc; đóng BHXH không đảm bảo đúng thời gian quy định; một số đơn vị có tình trạng chiếm dụng quỹ BHXH; trả lương thay cho trợ cấp ốm đau của NLĐ, làm thiệt hại đến ngân sách Nhà nước; chậm khai báo giảm đối tượng hưởng chế độ BHXH… Những vi phạm này đang tồn tại phổ biến, đặc biệt tại các khu công nghiệp lớn, các doanh nghiệp ngồi Nhà nước ở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai…

Ngồi ra, tình trạng làm giả, mua bán, cấp giấy chứng nhận nghỉ việc giả để hưởng bảo hiểm ốm đau có chiều hướng gia tăng. Bên cạnh đó, thực tế

nhiều nơi cho thấy một số cơ sở y tế không thực hiện nghiêm túc việc cấp giấy chứng nhận nghỉ ốm cho người bệnh, chứng nhận khống cho NLĐ để làm hồ sơ hưởng các chế độ BHXH..., ảnh hưởng rất lớn đến quỹ BHXH. Bên cạnh đó, ở nhiều đơn vị, NLĐ đã đi làm nhưng vẫn thanh toán nghỉ ốm đau hưởng BHXH cho thời gian còn lại ghi trong Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH, Giấy ra viện hoặc thực tế không nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe nhưng vẫn lập danh sách đề nghị thanh toán chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe [21, tr 4].

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chế độ ốm đau trong luật bảo hiểm xã hội Việt Nam hiện nay (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)