Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chế độ ốm đau trong luật bảo hiểm xã hội Việt Nam hiện nay (Trang 48 - 50)

1.3 .Ý nghĩa của bảo hiểm ốm đau

2.4. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau

Trước khi Luật BHXH ban hành thì dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau được tách thành một chế độ riêng. Sau khi Luật BHXH có

hiệu lực thì dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau được gộp chung với chế độ ốm đau bởi lẽ hai chế độ này tương đối gần gũi với nhau. Có thể hiểu chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe là một (hoặc một nhánh) chế độ BHXH nhằm đảm bảo thu nhập và hỗ trợ chi phí cho NLĐ phải tạm thời nghỉ việc để dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thời gian bị ốm đau [32, tr.63].

Theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật BHXH, NLĐ sau thời gian hưởng bảo hiểm ốm đau theo quy định mà sức khoẻ cịn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 5 ngày đến 10 ngày trong một năm và mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại gia đình; bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung.

Như vậy, đối tượng của dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau chính là NLĐ sau thời gian hưởng bảo hiểm ốm đau nếu sức khỏe còn yếu chưa thể đi làm được thì được nghỉ dưỡng sức và phục hồi sức khỏe với thời gian từ 5 đến 10 ngày trong một năm với mức hưởng thấp hơn.

Khoản 2 Điều 12 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP cũng quy định thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong một năm tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần, ngày đi và về nếu nghỉ tại cơ sở tập trung. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ do NSDLĐ và Ban chấp hành Cơng đồn cơ sở hoặc Ban chấp hành Cơng đồn lâm thời quyết định, cụ thể như sau: a) Tối đa 10 ngày đối với NLĐ sức khoẻ còn yếu sau thời gian ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày; b) Tối đa 7 ngày đối với NLĐ sức khoẻ còn yếu sau thời gian ốm đau do phải phẫu thuật; c) Bằng 5 ngày đối với các trường hợp khác. Mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ tại gia đình và bằng 40% mức lương tối

thiểu chung nếu nghỉ tại các cơ sở tập trung (tính cả tiền đi lại, tiền ăn và ở). Quy định này thể hiện tính nhân đạo của chế độ BHXH ở nước ta.

Tuy nhiên, thực tế quy định này rất khó thực hiện do khơng có căn cứ để xác định thế nào là tình trạng “sức khỏe còn yếu” và “cơ sở tập trung”, dẫn đến sự lạm dụng của NLĐ và gây khó khăn cho tổ chức BHXH trong việc thực hiện giải quyết chế độ này cho NLĐ. Đặt trong tương quan với các chế độ BHXH khác, quy định này cũng chưa hợp lý bởi mức hưởng của thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau, thai sản và điều trị thương tật, bệnh tật hiện nay là như nhau (cũng được nghỉ từ 5 đến 10 ngày, mức hưởng bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ tại gia đình và bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ tại các cơ sở tập trung) trong khi mức độ và nhu cầu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe của các đối tượng này trong thực tế là khác nhau.

Ngoài ra, việc thực hiện chế độ này thời gian qua cho thấy, do đơn vị sử dụng lao động có quyền quyết định trên cơ sở hạch tốn tài chính theo quy định nên nhiều khi kinh phí của chế độ này được chia đều có tính chất “cào bằng” cho cả những người không đủ điều kiện hưởng chế độ này [40]. Do vậy, mục đích và ý nghĩa của chế độ này chưa thực sự đạt được và ảnh hưởng đến hoạt động của quỹ BHXH.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chế độ ốm đau trong luật bảo hiểm xã hội Việt Nam hiện nay (Trang 48 - 50)