Về đối tượng hưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chế độ ốm đau trong luật bảo hiểm xã hội Việt Nam hiện nay (Trang 34 - 35)

1.3 .Ý nghĩa của bảo hiểm ốm đau

2.1. Về đối tượng hưởng

Theo quy định của Luật BHXH hiện hành (năm 2006), những người được hưởng chế độ bảo hiểm ốm đau trước hết phải là công dân Việt Nam và tham gia BHXH bắt buộc. Điều 21 Luật BHXH đã quy định đối tượng áp dụng chế độ ốm đau là NLĐ nêu tại các điềm a, b, c và d khoản 1 Điều 2 Luật BHXH, cụ thể là công dân Việt Nam thuộc các đối tượng sau: người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên; cán bộ, công chức, viên chức; công nhân quốc phịng, cơng nhân công an; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân.

Về cơ bản, đối tượng được hưởng bảo hiểm ốm đau theo quy định của Luật BHXH hiện hành là hợp lý. Tuy nhiên, quy định về đối tượng tham gia BHXH bắt buộc nói chung và đối tượng được hưởng bảo hiểm ốm đau nói riêng vẫn chưa tồn diện và triệt để, dẫn đến nhiều bất cập xảy ra trong thực tiễn.

Hiện nay, nước ta vẫn có một bộ phận khá lớn NLĐ làm việc theo mùa vụ hoặc theo một cơng việc nhất định có thời hạn từ 1 tháng đến dưới 3 tháng, nhưng theo quy định của Luật BHXH hiện hành, nhóm lao động này khơng phải là đối tượng được hưởng bảo hiểm ốm đau. Chính vì vậy, đã có nhiều doanh nghiệp “lách luật” bằng cách chỉ ký hợp đồng lao động với NLĐ dưới 3 tháng, sau đó ký mới tiếp theo để né tránh trách nhiệm BHXH đối với cơ quan BHXH và NLĐ. Theo thống kê của BHXH Việt Nam, trong năm 2012 cả nước có

khoảng 10,4 triệu lao động tham gia BHXH bắt buộc và chỉ chiếm 20% lực lượng lao động [9, tr 7]. Nguyên nhân của tình trạng này một phần là do Luật BHXH hiện hành chưa quy định nhóm NLĐ làm việc theo mùa vụ hoặc cơng việc có thời hạn từ 1 đến 3 tháng vào đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của một bộ phận lớn NLĐ, vừa tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trốn tránh trách nhiệm BHXH.

Ngoài ra, theo Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/01/2007 của Bộ Lao động, Thương binh và xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc, thì NLĐ, xã viên, kể cả cán bộ quản lý làm việc và hưởng tiền công theo hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên trong hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã cũng là một đối tượng được tham gia BHXH bắt buộc. Thực tế, những NLĐ này cũng đang được áp dụng các chế độ BHXH bắt buộc, trong đó có bảo hiểm ốm đau. Tuy nhiên, đối tượng này cũng chưa được quy định trong Luật BHXH hiện hành.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chế độ ốm đau trong luật bảo hiểm xã hội Việt Nam hiện nay (Trang 34 - 35)