2.1. Thực tiễn thực hiện các biện pháp pháp lý chống thất thu thuế
2.1.2. Thực tiễn áp dụng các biện pháp thanh tra, kiểm tra; xử lý vi phạm
phạm nghĩa vụ thuế nhập khẩu và buộc bồi thường thiệt hại
Trong 70 năm qua, ở bất kỳ giai đoạn nào ngành Hải quan luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ “người gác cửa biên giới trên mặt trận kinh tế”. Với lưu lượng hàng hoá xuất nhập khẩu, hành khách, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh tăng lên không ngừng, nhưng thủ tục Hải quan luôn cố gắng tiến hành nhanh chóng, thuận lợi, đảm bảo an toàn, đúng quy định của pháp luật, đúng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng về phát triển nền kinh tế đất nước. Trong thời gian qua, công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm nghĩa vụ thuế xuất nhập khẩu của ngành đã đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ, đồng thời cũng còn một số hạn chế cần được khắc phục.
Cụ thể là:
- Trong năm 2010, toàn ngành đã phát hiện, bắt giữ được 12.502 vụ vi phạm, trị giá hàng hoá vi phạm ước tính hơn 418,308 tỷ đồng; đã xử lý 9.696 vụ, số tiền phạt thu về cho ngân sách gần 64 tỷ đồng [43].
Về công tác thanh tra, kiểm tra: Trong năm 2010, toàn ngành đã triển khai 170 cuộc thanh tra, kiểm tra nội bộ theo kế hoạch và đột xuất tại 188 đơn vị; đã tiến hành 44 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành tại 86 đơn vị. Qua
đó, đã phát hiện một số thiếu sót, tồn tại về việc thực hiện các quy định, quy trình nghiệp vụ chuyên môn; doanh nghiệp khai sai mã số thuế, thuế suất, danh mục miễn thuế dẫn đến thừa hoặc thiếu số thuế phải nộp [43].
Về công tác phúc tập hồ sơ và kiểm tra sau thông quan: Trong năm 2010, lực lượng kiểm tra sau thông quan toàn ngành thực hiện nhiều chuyên đề lớn như: phí bản quyền và các khoản phải cộng vào trị giá hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; xe ô tô nhập khẩu khai là xe tải Van; khoảng trống quản lý Hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu qua ICD; chiết khấu giảm giá xe ô tô nhập khẩu... Kết quả mang lại từ những nỗ lực trên là từ 16/12/2009 đến 30/11/2010: công tác kiểm tra sau thông quan đã thực hiện 806 cuộc kiểm tra tại trụ sở Hải quan và 31 cuộc kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp, số phải truy thu là 261,90 tỷ đồng, đã truy thu 240,03 tỷ đồng; đã phúc tập 3.789.723 hồ sơ, đạt tỷ lệ 93,64%, qua công tác phúc tập hồ sơ đã phát hiện truy thu 30,84 tỷ đồng, thực tế đã truy thu 29,63 tỷ đồng [43].
Về công tác thu hồi nợ thuế: Tính đến 30/11/2010, tổng số thu hồi từ các khoản nợ quá hạn cưỡng chế khoảng 1.257,2 tỷ đồng; dự kiến đến 31/12/2010 tổng số thu hồi là 1.442 tỷ đồng, trong đó số thu hồi nợ đọng đối với các khoản nợ khó đòi khoảng 1000 tỷ đồng. Đến hết tháng 10/2010, số nợ thuế chuyên thu toàn ngành Hải quan là 4.330 tỷ đồng, tăng 3,2% so với năm 2009 [43].
- Trong năm 2011, toàn ngành đã bắt giữ được 19.485 vụ việc vi phạm, trị giá hàng hoá vi phạm ước tính trên 639,580 tỷ đồng (số vụ tăng 39,9%, trị giá tăng 35,8% so với năm 2010). Số đã xử lý, thu nộp ngân sách ước đạt 119 tỷ đồng. Số vụ cơ quan Hải quan ra quyết định khởi tố 07 vụ, chuyển cơ quan khác khởi tố 75 vụ [44].
Về công tác thanh tra, kiểm tra: Đổi mới trong công tác thanh tra, kiểm tra chính rất được quan tâm và chú trọng. Theo đó, việc đổi mới trong xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra đã có những chuyển biến rõ rệt so với những
năm qua, đó là từ chỗ thanh tra, kiểm tra toàn diện, dàn trải trên diện rộng, sang thanh tra, kiểm tra theo chuyên đề đạt được hiệu quả cao. Kết quả công tác năm 2011 của thanh tra toàn ngành Hải quan đạt được kết quả đáng kích l ệ trên nhiều lĩnh vực. Tổng số cuộc thanh tra, kiểm tra năm 2011 là 315 cuộc; trong đó Thanh tra Tổng cục thực hiện 36 cuộc, Hải quan địa phương thực hiện 261 cuộc, đơn vị được thanh tra, kiểm tra 433 lượt đơn vị. Kết quả thanh tra theo chuyên ngành: Tổng số cuộc thanh tra 121 cuộc, trong đó các đơn vị trong ngành tự kiểm tra 103 cuộc (Thanh tra Tổng cục thực hiện 10 cuộc; địa phương thực hiện 93 cuộc). Số đơn vị được thanh tra 135 lượt đơn vị. Thanh tra Tổng cục đã kiến nghị truy thu 199 tỷ đồng, thực thu 91,7 tỷ đồng[44].
Về công tác phúc tập hồ sơ và kiểm tra sau thông quan: Thực hiện chiến lược cải cách, hiện đại hóa ngành Hải quan đến 2020 và kế hoạch cải cách, hiện đại hóa 2011 – 2015, lãnh đạo Tổng cục Hải quan đã lấy năm 2011 là “Năm kiểm tra sau thông quan”. Sau một năm thực hiện, có thể đánh giá “Năm kiểm tra sau thông quan” đã rất thành công, tạo được chuyển biến vượt bậc. Trong năm, toàn lực lượng đã kiểm tra, đánh giá được 2016 doanh nghiệp, bằng 241% so với năm 2010, đạt 110% so với chỉ tiêu đăng ký. Trong đó, số cuộc kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp là 140, bằng 500% so với năm 2010; các cục Hải quan thực hiện tốt gồm: Hà Nội (13 cuộc), Hải Phòng (12 cuộc), Quảng Ninh (12 cuộc), thành phố Hồ Chí Minh (30 cuộc). Tuy nhiên, cũng còn số ít đơn vị chưa thực hiện kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp như Cà Mau, Huế, Bình Phước, Gia Lai, Quảng Ngãi. Số thu từ kiểm tra sau thông quan trong năm tăng mạnh: toàn ngành đã ra quyết định truy thu được 512,5 tỷ đồng, đạt 163% so với chỉ tiêu đăng ký và bằng 176% so với năm 2010. Toàn ngành đã phúc tập 4.024.821 hồ sơ, đạt tỷ lệ 92,98%. Qua công tác phúc tập hồ sơ đã truy thu 47,5 tỷ đồng vào ngân sách. Trong đó, hai đơn vị có số thu lớn là: Quảng Nam (20,5 tỷ đồng) và Hồ Chí Minh (12,8 tỷ đồng) [44].
Về công tác thu hồi nợ thuế: Kết quả thu hồi nợ đọng tính đến 31/12/2011: tổng số nợ quá hạn thuế chuyên thu là 5.012,03 tỷ đồng, toàn ngành đã thu được nợ thuế quá hạn quá 90 ngày là 1.816 tỷ đồng, vượt so với kế hoạch được giao là 1.000 tỷ đồng [44].
- Năm 2012: Tính đến hết ngày 15/12/2012, toàn ngành đã phát hiện, bắt giữ được 24.164 vụ việc vi phạm (tăng 19% so với năm 2011), trị giá hàng hoá vi phạm ước tính trên 378,789 tỷ đồng. Số đã xử lý, thu nộp ngân sách ước đạt 219,311 tỷ đồng (tăng 28% so với năm 2011)… Cơ quan Hải quan đã ra quyết định khởi tố 13 vụ, chuyển cơ quan khác khởi tố 63 vụ [45].
Về công tác thanh tra, kiểm tra: Công tác thanh tra chuyên ngành trong năm qua đã hoàn thành 07 cuộc, đang tiến hành triển khai 02 cuộc. Qua đó, đã phát hiện những sơ hở, bất cập trong việc thực hiện cơ chế ưu đãi đầu tư, cơ chế ân hạn thuế... dẫn đến doanh nghiệp lợi dụng trốn thuế, cũng như những thiếu sót trong quản lý Hải quan. Trên cơ sở đó, cơ quan đã cảnh báo, chấn chỉnh sai phạm của các tổ chức, cá nhân có liên quan và kiến nghị truy thu hơn 486 tỷ đồng và 1,4 triệu USD. Trong công tác kiểm tra nội bộ, toàn ngành đã tiến hành kiểm tra 294 cuộc tại 402 đơn vị, kiến nghị truy thu thuế với tổng số tiền trên 12 tỷ đồng. Qua kiểm tra thấy các đơn vị cơ bản đã tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ công tác, bên cạnh đó vẫn còn thiếu sót tại các khâu nghiệp vụ, xử phạt vi phạm hành chính... [45].
Về công tác kiểm tra sau thông quan: Trong năm qua, Tổng cục Hải quan đã có những chỉ đạo quyết liệt về kiểm tra sau thông quan. Kết quả tính đến ngày 31/12/2012 như sau: Tổng số cuộc kiểm tra là 2.672 cuộc (2.331 cuộc tại trụ sở cơ quan Hải quan, 341 cuộc tại trụ sở doanh nghiệp); tổng số tiền phát hiện, truy thu là 1.373 tỷ đồng (gấp 2,5 lần cùng kỳ năm 2011, đạt 134% so với chỉ tiêu được giao); tổng số tiền đã truy thu là 881,37 tỷ đồng (bằng 196% so với năm 2011). Trong kết quả đó, có sự đóng góp đáng kể của
một số chuyên đề lớn, có số thu cao như: Cục Kiểm tra sau thông quan, với chuyên đề "mã số linh kiện xe máy" truy thu hơn 46 tỷ đồng; Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai với chuyên đề "định mức nguyên liệu loại hình sản xuất xuất khẩu" truy thu hơn 119 tỷ đồng; Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh với chuyên đề "mã số, thuế suất linh kiện ô tô" truy thu hơn 157 tỷ đồng và Kiểm tra sau thông quan tạm nhập, tái xuất các đầu mối xăng dầu [45].
Về công tác thu hồi nợ thuế: Trong năm 2012, trước tình hình có 54.261 doanh nghiệp phá sản, nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, giải thể, bỏ trốn gia tăng đã tạo áp lực tới thực hiện nhiệm vụ thu đòi nợ thuế. Tuy nhiên, toàn ngành Hải quan vẫn đạt được thành tích đáng khích lệ trong công tác thu hồi nợ thuế. Tổng số nợ thuế chuyên thu quá hạn của toàn ngành tính đến ngày 31/12/2012 là 6.246,22 tỷ đồng; đã thu hồi nợ thuế chuyên thu quá hạn quá 90 ngày và nợ thuế khó thu là 2.415,13 tỷ đồng, đạt 120,75% so với chỉ tiêu giao thu hồi, đạt 192, 82% so với cùng kỳ năm 2011. Để đạt được kết quả trên, toàn Ngành đã quyết liệt đôn đốc thu hồi nợ đọng, tích cực triển khai các biện pháp thu đòi nợ thuế cụ thể. Một số đơn vị có thành tích nổi bật trong công tác thu hồi nợ thuế là: Quảng Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, Đà Nẵng… [45].
- Năm 2013: Từ 16/12/2012 đến 15/12/2013, Tổng cục Hải quan đã phát hiện, bắt giữ được 22.012 vụ việc vi phạm, trị giá hàng hoá vi phạm ước tính trên 565,426 tỷ đồng (số vụ vi phạm giảm 9,2%, trị giá tăng 9,36% so với năm 2012). Số đã xử lý, thu nộp ngân sách đạt 148,827 tỷ đồng... Cơ quan Hải quan ra quyết định khởi tố 30 vụ, chuyển cơ quan khác khởi tố 45 vụ. Bên cạnh đó, công tác xử lý vi phạm hành chính về Hải quan cũng góp phần tích cực vào thành tích chung của toàn ngành. Tính đến 30/11/2013, toàn ngành Hải quan đã phát hiện và xử lý gần 20.000 vụ vi phạm hành chính, trị giá hàng vi phạm trên 550 tỷ đồng (số tiền phạt thu về ngân sách Nhà nước gần 100 tỷ đồng) [47].
Về công tác thanh tra, kiểm tra: Trong năm, ngành Hải quan đã hoàn thành 100% kế hoạch thanh tra chuyên ngành, kiểm tra nội bộ. Qua công tác thanh tra, kiểm tra, tính đến ngày 15/12/2013, tổng số thuế kiến nghị truy thu là hơn 417 tỷ đồng, đã truy thu hơn 21 tỷ đồng. Trong đó, công tác kiểm tra nội bộ đã thực hiện 333 cuộc tại 447 đơn vị (theo kế hoạch là 189 cuộc, đột xuất là 144 cuộc); tổng số tiền kiến nghị truy thu là hơn 15,8 tỷ đồng. Công tác thanh tra chuyên ngành, chuyên đề đã tiến hành 44 cuộc tại 44 doanh nghiệp và đơn vị Hải quan; tổng số tiền kiến nghị truy thu là hơn 401,8 tỷ đồng [47].
Về công tác kiểm tra sau thông quan: Trong năm qua, toàn ngành Hải quan tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan đối với các loại hình, mặt hàng trọng điểm, có rủi ro cao (như trị giá thiết bị điện tử, điện lạnh, trị giá hàng hiệu, mã số thuế, thuế suất linh kiện điện tử...). Tăng cường công tác theo dõi, đánh giá việc tuân thủ, chấp hành pháp luật của doanh nghiệp. Tính đến ngày 31/12/2013 đã có 2.327 doanh nghiệp được đánh giá tuân thủ pháp luật, trong đó 869 doanh nghiệp tuân thủ tốt, 840 doanh nghiệp tuân thủ chưa tốt và 618 doanh nghiệp tuân thủ ở mức độ trung bình. Bên cạnh đó, toàn ngành đã thực hiện 2.431 cuộc kiểm tra sau thông quan, ra quyết định ấn định và truy thu đạt 1.643,7 tỷ đồng, bằng 120% so với năm 2012; đã thu nộp ngân sách 1.407 tỷ đồng, bằng 160% so với năm 2012, đạt 123% so với chỉ tiêu được giao. Tỷ lệ số thực thu vào ngân sách/ tổng số quyết định ấn định thuế đạt 86%, cao hơn trung bình năm 2012 (64%). Tỷ lệ phát hiện vi phạm trên tổng số cuộc kiểm tra sau thông quan cao (39%), hơn mức cùng kỳ năm 2012 (34%) [47].
Về công tác thu hồi nợ thuế: Nợ thuế chuyên thu đến 30/11/2013 là 5.892 tỷ đồng (Nợ khó thu là 3.480 tỷ đồng; nợ chờ xóa, xét miễn là 285,6 tỷ đồng; nợ có khả năng thu là 2.126,3 tỷ đồng). Tính đến 31/12/2013, tổng số nợ thuế chuyên thu thu hồi được của những tờ khai đăng ký trước 31/12/2012 là 1.863 tỷ đồng, trong đó, tổng số tiền nợ có khả năng thu hồi được là 1.807 tỷ đồng, đạt 60,06% so với kế hoạch được giao [47].
- Năm 2014: Tính đến ngày 15/12/2014, toàn ngành đã phát hiện, bắt giữ được 18.448 vụ (giảm 16,19% về số vụ so với cùng kỳ năm 2013), trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 400 tỷ 976 triệu đồng (giảm 29,08% so với cùng kỳ năm 2013), thu nộp ngân sách 134 tỷ 567 triệu đồng, đã khởi tố 25 vụ, chuyển cơ quan khác khởi tố 59 vụ [49].
Về công tác thanh tra, kiểm tra: Năm 2014, công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện đúng kế hoạch. Tính đến ngày 20/12/2014, tổng số thuế kiến nghị truy thu là hơn 40 tỷ đồng, đã nộp ngân sách hơn 25,4 tỷ đồng. Trong đó, công tác kiểm tra nội bộ đã thực hiện 268 cuộc tại 541 đơn vị; tổng số tiền kiến nghị truy thu là 7,66 tỷ đồng, đã nộp ngân sách hơn 9,7 tỷ đồng. Công tác thanh tra chuyên ngành, chuyên đề đã tiến hành 74 cuộc; tổng số tiền kiến nghị truy thu là 32,3 tỷ đồng, xử phạt vi phạm hành chính trên 748,7 triệu, đã nộp ngân sách 15,5 tỷ đồng [49].
Về công tác kiểm tra sau thông quan: Trong năm 2014, công tác kiểm tra sau thông quan chú trọng vào các doanh nghiệp, lĩnh vực, mặt hàng có rủi ro cao; thực hiện hiệu quả chuyên đề kiểm tra sau thông quan thiết bị y tế nhập khẩu, hàng tiêu dùng nhạy cảm nhập khẩu từ Trung Quốc và các nước ASEAN có dấu hiệu khai thấp trị giá để trốn thuế... Tính đến 20/12/2014, toàn lực lượng kiểm tra sau thông quan đã thực hiện kiểm tra 3.412 cuộc, gồm 2.675 cuộc kiểm tra tại cơ quan Hải quan và 737 cuộc kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp; đã ra quyết định truy thu 1.091 tỷ đồng (bằng 123% so với cùng kỳ năm 2013), đã thực thu vào ngân sách 1.096 tỷ đồng (bằng 128% so với cùng kỳ năm 2013, bao gồm cả thu nợ từ những năm trước chuyển sang) [49].
Về công tác thu hồi nợ: Tổng số nợ thuế chuyên thu quá hạn tính đến ngày 23/12/2014 khoảng 5.328 tỷ đồng, giảm so với thời điểm 31/12/2013 16,89%; đã thu hồi và xử lý nợ thuế của các tờ khai quá hạn phát sinh từ năm 2013 trở về trước là 1.864 tỷ đồng, đạt 66,32% chỉ tiêu [49].
quan toàn ngành đã chủ trì, phối hợp xử lý 9.670 vụ, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm 2014, trị giá hàng hóa vi phạm trên 85 tỷ đồng, thu nộp ngân sách 76,22 tỷ đồng tăng. Cơ quan Hải quan khởi tố, điều tra 07 vụ án hình sự, chuyển cơ quan khác khởi tố 37 vụ án hình sự [48].
Về công tác thanh tra, kiểm tra: Tính đến ngày 30/6/2015, tổng số thuế kiến nghị truy thu là hơn 34 tỷ đồng, đã nộp ngân sách hơn 48,7 tỷ đồng bao gồm số thu từ kiến nghị năm trước, trong đó xử phạt vi phạm hành chính 835,7 triệu đồng. Trong đó, công tác kiểm tra nội bộ đã thực hiện 139 cuộc tại 174 đơn vị; tổng số tiền kiến nghị truy thu hơn 3,7 tỷ đồng, đã nộp ngân sách hơn 977,3 triệu đồng. Công tác thanh tra chuyên ngành, chuyên đề đã tiến hành 18 cuộc; tổng số tiền kiến nghị truy thu hơn 30 tỷ đồng, xử phạt vi phạm