Các quy định về biện pháp chống thất thu thuế nhập khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp pháp lý chống thất thu thuế nhập khẩu ở nước ta hiện nay (Trang 30 - 48)

1.3. Cơ sở pháp lý của việc áp dụng các biện pháp pháp lý chống

1.3.2. Các quy định về biện pháp chống thất thu thuế nhập khẩu

1.3.2.1. Quy định về quản lý thông tin người nộp thuế

Hệ thống thông tin về người nộp thuế là tất cả các thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế và thực hiện nghĩa vụ thuế của người

nộp thuế, bao gồm các thông tin định danh, thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh, kê khai, nộp thuế, tình hình tuân thủ pháp luật thuế, giải quyết khiếu nại tố cáo về thuế và các thông tin khác do người nộp thuế và các tổ chức, cá nhân khác tự nguyện cung cấp hoặc cung cấp theo yêu cầu bắt buộc của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền [52, tr. 38].

Thực tế cho thấy hệ thống thông tin về người nộp thuế có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo thu đúng, thu đủ tiền thuế và chống thất thu thuế nói chung, trong đó có thuế nhập khẩu. Thật vậy, thông tin về người nộp thuế là cơ sở thiết yếu để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đánh giá tác động của chính sách thuế đến hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tăng trưởng kinh tế để xây dựng, điều chỉnh, hoàn thiện chính sách thuế, cơ chế quản lý thuế, ngăn ngừa các hành vi gian lận thuế; dự báo, phân tích khả năng thu ngân sách và mức độ động viên, đóng góp nghĩa vụ thuế đối với từng người nộp thuế hoặc nhóm người nộp thuế; lập báo cáo thống kê phục vụ cho việc chỉ đạo điều hành công tác quản lý thuế và phục vụ cho các mục đích quản lý khác của Nhà nước; xây dựng và thực hiện các biện pháp quản lý thuế, các chương trình rà soát đánh giá tình hình kê khai, nộp thuế để ngăn ngừa, phát hiện kịp thời các vi phạm pháp luật về thuế; đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật về thuế của người nộp thuế để áp dụng các biện pháp quản lý, xử lý thuế phù hợp [52, tr. 38].

Xuất phát từ tầm quan trọng nêu trên, hệ thống thông tin về người nộp thuế phải đảm bảo chính xác và được cập nhật kịp thời. Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn quy định cụ thể về việc xây dựng, thu thập, xử lý và quản lý hệ thống thông tin về người nộp thuế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; trách nhiệm cung cấp thông tin của người nộp thuế và tổ chức, cá nhân có liên quan. Đồng thời luật nghiêm cấm hành vi làm sai lệch, sử dụng sai mục đích, truy cập trái phép, lấy cắp thông tin, làm ngừng

trệ hoạt động của hệ thống thông tin, phá huỷ hệ thống thông tin về người nộp thuế. Mọi hành vi vi phạm về quản lý, sử dụng thông tin đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.

1.3.2.2. Quy định về thanh tra, kiểm tra, giám sát hải quan

Trước hết, về các quy định liên quan đến thanh tra thuế nhập khẩu

Thanh tra thuế nhập khẩu là một trong những nội dung quan trọng của chống thất thu thuế nhập khẩu. Việc thanh tra thuế được thực hiện bởi hệ thống các cơ quan thanh tra chuyên ngành về thuế và sự phối hợp của các cơ quan chức năng có liên quan. Theo quy định hiện hành, đối tượng thanh tra thuế là các tổ chức kinh tế và cá nhân hoạt động xuất nhập khẩu và bao gồm cả các đơn vị thuộc ngành thuế. Mục đích của thanh tra thuế là nhằm phát hiện để từ đó có biện pháp xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm pháp luật thuế nhằm hạn chế tới mức thấp nhất tình trạng thất thu thuế; đảm bảo nâng cao ý thức chấp hành pháp luật thuế cho các đối tượng nộp thuế và cho người thi hành công vụ trong ngành thuế; phát hiện những nội dung không phù hợp trong các văn bản pháp quy về thuế, những điểm không hợp lý về công tác tổ chức hệ thống bộ máy ngành thuế, các vấn đề nghiệp vụ của công tác hành thu, từ đó kiến nghị các cơ quan chức năng sửa đổi, bổ sung kịp thời để không ngừng hoàn thiện hệ thống thuế [52, tr. 45].

Nội dung thanh tra thuế được xác định theo từng loại đối tượng thanh tra, cụ thể là: Đối với các tổ chức và cá nhân là đối tượng nộp thuế, việc thanh tra tập trung vào các vấn đề cơ bản như: Thanh tra việc chấp hành những quy định về đăng ký kê khai nộp thuế; thanh tra việc chấp hành chế độ thống kế - kế toán, hoá đơn - chứng từ; thanh tra việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước. Đối với các đơn vị trong nội bộ ngành thuế, việc thanh tra tập trung vào các nội dung như: Thanh tra việc tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn chấp hành các luật thuế; thanh tra việc thực hiện quy

trình và các nghiệp vụ trong quản lý thu thuế; thanh tra việc giải quyết các khiếu kiện và xử lý các vi phạm về thuế; các nội dung khác như tình hình tài chính, tổ chức nhân sự [52, tr. 45].

Hình thức thanh tra được quy định khá đa dạng, bao gồm: thanh tra thường xuyên và thanh tra đột xuất; thanh tra toàn diện và thanh tra có trọng điểm; thanh tra tại chỗ và thanh tra từ xa.

Phương pháp thanh tra được quy định theo nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp với mục đích, yêu cầu và đối tượng của các cuộc thanh tra. Thực tế cho thấy có một số phương pháp thường được áp dụng như phương pháp kiểm tra, đối chiếu và phương pháp phân tổ, thu thập các thông tin về sự việc [52, tr. 45].

Kết luận thanh tra có các nội dung sau: Đánh giá việc thực hiện pháp luật về thuế của đối tượng thanh tra; xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm (nếu có); xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Các văn bản pháp luật cơ bản quy định về thanh tra thuế nhập khẩu là Luật Quản lý thuế năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012); Luật Hải quan năm 2014; Luật thanh tra năm 2010; Nghị định số 86/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra; Quyết định số 694/QĐ- TCHQ về việc ban hành quy trình thanh tra thuế trong lĩnh vực hải quan.

Thứ hai, về các quy định liên quan đến kiểm tra thuế nhập khẩu.

Khác với hoạt động thanh tra thuế nhập khẩu, vốn do các cơ quan chuyên trách về thanh tra tiến hành theo quy định của pháp luật về thanh tra, hoạt động kiểm tra thuế nhập khẩu (hay còn gọi là kiểm tra Hải quan) chỉ do một cơ quan chuyên môn là Hải quan tiến hành theo quy định của pháp luật thuế và pháp luật Hải quan. Theo Điều 4 Luật Hải quan 2014, có thể hiểu

kiểm tra Hải quan là việc xem xét, xác định tính hợp pháp, chính xác, phù hợp giữa hồ sơ Hải quan, các chứng từ liên quan và hàng hóa thực tế do cơ quan Hải quan thực hiện.

Khi tiếp nhận hồ sơ hải quan, bước đầu tiên cơ quan Hải quan kiểm tra hồ sơ hải quan và việc kiểm tra chỉ được thực hiện từ sau khi đối tượng đăng ký tờ khai hải quan. Nội dung kiểm tra là tính đầy đủ của bộ hồ sơ hải quan, các chứng từ liên quan, tính hợp pháp của các chứng từ, sự phù hợp của nội dung khai hải quan và chứng từ thuộc hồ sơ hải quan; kiểm tra việc đăng ký hồ sơ hải quan có theo đúng quy định của pháp luật hay không.

Sau khi kiểm tra hồ sơ hải quan, cơ quan Hải quan tiến hành kiểm tra hàng hóa trên thực tế (kiểm hóa) để đảm bảo rằng việc khai thuế là khách quan, trung thực, chính xác, đúng pháp luật. Cơ quan Hải quan căn cứ vào quá trình chấp hành pháp luật của chủ hàng, chính sách quản lý hàng hoá nhập khẩu của Nhà nước, tính chất, chủng loại, nguồn gốc hàng hoá nhập khẩu, hồ sơ hải quan và các thông tin khác có liên quan đến hàng hoá nhập khẩu để tiến hành kiểm tra Hải quan theo nguyên tắc quản lý rủi ro và quy trình thực hiện được hướng dẫn cụ thể tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính: Quy định về Thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Như vậy, quá trình kiểm tra hàng hóa trên thực tế dựa trên kỹ thuật quản lý rủi ro. Đây là cơ chế quản lý hiện đại đã phổ biến ở nhiều nước phát triển trên thế giới.

Quản lý rủi ro là việc dự đoán về những khả năng và mức độ hậu quả của sự việc có thể xảy ra, qua đó áp dụng những biện pháp để làm giảm độ không an toàn và thay đổi cách xem xét, hành động đối với sự việc đó. Trong lĩnh vực Hải quan, quản lý rủi ro là một hoạt động nghiệp vụ Hải quan, theo đó cơ quan Hải quan dựa trên việc thu thập, phân tích, đánh giá thông tin về các đối tượng thực hiện hoạt động nhập khẩu hàng hóa…; về lịch sử tuân thủ

pháp luật của họ để phân loại các đối tượng trên theo những nhóm khác nhau như: nhóm người nộp thuế tuân thủ tốt; nhóm người nộp thuế tuân thủ nhưng đôi khi vẫn vi phạm; nhóm người nộp thuế chống đối không muốn tuân thủ; nhóm người nộp thuế cố tình không tuân thủ, trốn thuế. Tiếp theo, cơ quan Hải quan sẽ xác định thứ tự ưu tiên các biện pháp xử lý, sắp xếp nguồn lực hợp lý để tập trung quản lý có hiệu quả đối với các lĩnh vực, đối tượng có nguy cơ không tuân thủ pháp luật [31, tr. 7 - 8].

Như vậy, phương pháp quản lý rủi ro thực chất là một phương pháp kỹ thuật mang tính logic, hệ thống, hiện đại, hiệu quả, là một công cụ hữu hiệu áp dụng vừa đảm bảo thủ tục Hải quan được thực hiện nhanh chóng, vừa đảm bảo yêu cầu phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm. Luật Hải quan; Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật quản lý thuế là khung pháp lý cơ bản, quan trọng cho việc áp dụng cơ chế quản lý rủi ro trong quản lý thuế nhập khẩu nói riêng và quản lý thuế nói chung.

Sau khi đã làm xong thủ tục Hải quan, hàng hóa, phương tiện vận tải của doanh nghiệp nhập khẩu được thông quan. Tuy nhiên, sau khi được thông quan doanh nghiệp nhập khẩu vẫn có thể bị kiểm tra Hải quan. Việc kiểm tra Hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu sau thông quan được gọi là kiểm tra sau thông quan. Kiểm tra sau thông quan có ý nghĩa to lớn không chỉ góp phần cải cách thủ tục Hải quan đơn giản hóa, nhanh chóng mà còn là khâu quan trọng trong cơ chế quản lý rủi ro, đảm bảo cho việc phát hiện và ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật thuế nhập khẩu trong trường hợp bỏ lọt hành vi vi phạm trước đó; đồng thời góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người nộp thuế. Kiểm tra sau thông quan được thực hiện đối với hàng hoá nhập khẩu đã được thông quan trong các trường hợp sau: khi phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật Hải quan hoặc xác định có khả năng vi phạm pháp luật Hải quan dựa trên kết quả phân tích thông tin của cơ

quan Hải quan hoặc theo kế hoạch để đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật Hải quan của người khai Hải quan.

Quy trình kiểm tra sau thông quan hiện hành được quy định chi tiết tại Quyết định số 1410/QĐ-TCHQ năm 2015, kiểm tra sau thông quan được tiến hành tại trụ sở cơ quan Hải quan hoặc tại trụ sở đơn vị được kiểm tra và đều được thực hiện từ bước kiểm tra hồ sơ, tài liệu, cơ sở thông tin cho đến kiểm tra hàng hóa thực tế. Thời hạn cơ quan Hải quan có thể tiến hành kiểm tra sau thông quan là 5 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai Hải quan. Ngoài ra, luật còn quy định nhằm khuyến khích sự tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp đó là ngoài thời hạn kiểm tra sau thông quan, doanh nghiệp đã có sai phạm tự rà soát và thực hiện khai bổ sung, nộp đủ tiền thuế theo quy định. Trường hợp phát hiện có sai sót, doanh nghiệp tự giác thông báo cho cơ quan Hải quan, tự nguyện khắc phục hậu quả trong thời hạn theo quy định của pháp luật được miễn xử phạt.

Việc kiểm tra hàng hóa trên thực tế được tiến hành bởi cán bộ Hải quan chuyên trách, có thể được tiến hành theo một trong hai cách: kiểm soi hoặc kiểm thủ công. Cơ quan Hải quan căn cứ vào kết quả phân tích hình ảnh từ kiểm tra bằng máy soi để quyết định có thông quan hay không. Nếu thấy nghi ngờ, cơ quan Hải quan có thể tiếp tục chuyển sang kiểm thủ công. Công tác kiểm tra yêu cầu cần phải đảm bảo đúng tên hàng hóa, mã số hàng hóa, số lượng, trọng lượng, chất lượng, xuất xứ hàng hóa nhập khẩu,...

Ngoài ra, cơ quan Hải quan còn có thể tiến hành thủ tục giám định đối với một số mặt hàng nhập khẩu để làm cơ sở xác định nghĩa vụ nộp thuế nếu xét thấy cần thiết. Việc giám định được thực hiện bởi cơ quan, tổ chức giám định chuyên nghiệp theo sự chỉ định của cơ quan Hải quan dựa trên danh mục các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám định, kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu được Bộ khoa học công nghệ phối hợp với Bộ Thương mại, Bộ Tài chính quy định cụ thể.

Thứ ba, về giám sát hải quan.

Theo quy định tại Điều 4 Luật Hải quan 2014, có thể hiểu giám sát hải quan là việc cơ quan Hải quan áp dụng các biện pháp nghiệp vụ theo quy định để bảo đảm sự nguyên trạng của hàng hóa, phương tiện vận tải đang thuộc đối tượng quản lý Hải quan. Giám sát hải quan được áp dụng đối với các đối tượng nhập khẩu sau: Hàng hóa từ khi nhập khẩu, phương tiện vận tải từ khi nhập cảnh tới địa bàn hoạt động hải quan đến khi được thông quan; hàng hóa, phương tiện vận tải từ khi quá cảnh tới địa bàn hoạt động hải quan đến khi ra khỏi lãnh thổ Việt Nam; kho bãi lưu giữ hàng hóa nhập khẩu đang trong thời gian kiểm soát của Hải quan.

Giám sát hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải được thực hiện bằng các phương thức sau đây:

- Giám sát trực tiếp do công chức hải quan thực hiện. Không áp dụng phương thức giám sát trực tiếp đối với hàng hoá được lưu giữ, vận chuyển ở ngoài phạm vi, địa bàn hoạt động của cơ quan Hải quan, trừ trường hợp cần thiết do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quy định. Quy định này nhằm nâng cao tính khách quan trong việc giám sát, hạn chế các hành vi tham ô, cấu kết với tội phạm của một số cán bộ hải quan, đồng thời tiết kiệm nhiều nhân lực và công sức do công tác giám sát ở ngoài phạm vi, địa bàn hoạt động của cơ quan Hải quan nhiều vất vả và khó khăn.

- Giám sát gián tiếp thông qua các biện pháp như niêm phong Hải quan hoặc bằng phương tiện kỹ thuật khác. Niêm phong Hải quan có thể thực hiện bằng giấy niêm phong Hải quan, bằng dây hoặc bằng khoá chuyên dụng Hải quan. Đối với hàng hóa nhập khẩu thì việc niêm phong phải được thực hiện trong các trường hợp sau: Hàng hoá nhập khẩu chuyển cửa khẩu; hàng hoá nhập khẩu chuyển cảng được dỡ xuống cửa khẩu nhập và xếp lên phương tiện vận tải khác để vận chuyển đến cảng đích. Giám sát Hải quan

còn có thể thực hiện bằng phương tiện kỹ thuật khác như camera theo hướng dẫn tại Quyết định số 1570/QĐ-TCHQ quy định về việc giám sát Hải quan bằng hệ thống camera tại khu vực cửa khẩu, cảng biển. Hiện nay, hoạt động mua bán hàng hóa giữa các nước, các khu vực trên thế giới phát triển ngày càng mạnh mẽ. Do đó, nếu chỉ thực hiện việc giám sát Hải quan trực tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp pháp lý chống thất thu thuế nhập khẩu ở nước ta hiện nay (Trang 30 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)