Hình phạt
Khi nghiên cứu về hệ thống hình phạt của các tội xâm phạm sở hữu trong Quốc triều hình luật và BLHS Việt Nam, tác giả rút ra một số nhận xét sau:
Trong Quốc triều hình luật ngƣời phạm các tội xâm phạm sở hữu trong từng trƣờng hợp cụ thể bị áp dụng hình phạt chính là trƣợng hình, đồ hình, lƣu hình và tử hình. Ngoài ngũ hình, ngƣời phạm các tội xâm phạm sở hữu có thể bị áp dụng hình phạt biếm và tịch thu tài sản.
BLHS năm 1999 quy định về hình phạt áp dụng với ngƣời phạm các tội xâm phạm sở hữu nhƣ sau:
- Khoản 1 quy định hình phạt áp dụng cho ngƣời phạm các tội xâm phạm sở hữu là phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù có thời hạn.
- Khoản 2 và khoản 3 quy định hình phạt áp dụng cho ngƣời phạm các tội xâm phạm sở hữu cũng là hình phạt tù có thời hạn nhƣng thời hạn kéo dài hơn so với khoản 1.
- Khoản 4 quy định hình phạt áp dụng cho ngƣời phạm các tội xâm phạm sở hữu là hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân hoặc tử hình.
- Khoản 5 quy định hình phạt có thể áp dụng cho ngƣời phạm các tội xâm phạm sở hữu là hình phạt tiền.
Việc hình phạt đƣợc quy định ngay sau hành vi đƣợc miêu tả chi tiết cụ thể trong Quốc triều hình luật làm cho quan xử án không thể tự ý tăng nặng hoặc giảm nhẹ hình phạt một cách tùy tiện. Đồng thời với cách quy định nhƣ vậy nên Quốc triều hình luật không có khung hình phạt và các tình tiết tăng nặng định khung nhƣ BLHS hiện hành.
Theo quy định của BLHS, hình phạt không đƣợc mô tả chi tiết, cụ thể; hình phạt áp dụng cho ngƣời phạm các tội xâm phạm sở hữu là hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân hoặc tử hình. Tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 BLHS áp dụng đối với ngƣời phạm tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng với khung hình phạt đƣợc giới hạn ở mức thấp nhất và mức cao nhất.
Quy định về hình phạt đối với các tội xâm phạm sở hữu trong Quốc triều hình luật nghiêm khắc hơn so với quy định về hình phạt trong BLHS. Biểu hiện là Quốc triều hình luật quy định áp dụng hình phạt tử hình đối với ngƣời phạm các tội xâm phạm sở hữu trong một số trƣờng hợp nhƣ kẻ trộm có tiếng hoặc kẻ trộm tái phạm. Đặc biệt, hình phạt này luôn đƣợc đƣợc áp dụng đối với ngƣời phạm các tội xâm phạm sở hữu của nhà vua. Trong khi đó, BLHS quy định hình phạt đối với các tội xâm phạm sở hữu với mức hình phạt nhẹ nhất là cải tạo không giam giữ đến ba năm và mức hình phạt nặng nhất là chung thân; hình phạt tử hình có ở một số tội danh nhất định chứ không có ở tất cả các loại tội trong nhóm tội xâm phạm sở hữu.
sản trong gia đình, những ngƣời thân thích ở chung với nhau mà trộm cắp tài sản của nhau hay trƣờng hợp con cháu đƣa ngƣời về ăn trộm của nhà và hình phạt áp dụng đối với ngƣời phạm tội trong trƣờng hợp trên. Ví dụ điều 439: “Những người thân thuộc cùng ở chung với nhau mà lấy trộm của nhau, thì không cứ nhiều ít, đều xử nhẹ hơn tội ăn trộm của người ngoài một bậc”; điều 440: “Con cháu còn ít tuổi cùng ở với bậc tôn trưởng, mà đưa người về ăn trộm của nhà, thì xử nhẹ hơn tội đi ăn trộm thường một bậc” [33]. Trong khi đó, BLHS không quy định về trƣờng hợp nói trên. Có thể hiểu là, trong mỗi gia đình, tài sản tùy thuộc về chủ sở hữu nhƣng mọi thành viên khác đều có quyền sử dụng, bảo vệ và khó có thể kiểm soát đƣợc việc trộm cắp tài sản giữa những ngƣời thân trong gia đình. Hiện nay, không nhiều trƣờng hợp bố mẹ tố cáo hành vi trộm cắp tài sản của con cái trƣớc cơ quan tƣ pháp.
Quốc triều hình luật còn quy định cả hình phạt đối với các trƣờng hợp bắt đƣợc trộm mà thả ra là đồ làm tƣợng phƣờng binh và đối với ngƣời ăn hối lộ mà thả ngƣời phạm các tội xâm phạm sở hữu thì xử giống nhƣ kẻ phạm tội (điều 456 Quốc triều hình luật). BLHS không có các quy định đối với các trƣờng hợp trên.
Nhƣ vậy so với BLHS Việt Nam hiện hành, hệ thống hình phạt trong Quốc triều hình luật mang tính hà khắc, nhiều hình phạt mang tính dã man, tàn bạo nhƣ thích chữ, chém bên đầu, lăng trì, chu di tam tộc. Các hình phạt không những nhằm hành hạ cả thể xác lẫn tinh thần ngƣời phạm tội mà còn hạ thấp danh dự, nhân phẩm của họ. Có những tội phạm bị gông, cùm giải đi khắp thành để dân chúng ném, chửi. Tính dã man tàn bạo còn thể hiện dấu ấn của hình phạt suốt đời nhƣ là thích chữ lên mặt.
Đối với hình phạt tiền áp dụng cho ngƣời phạm các tội xâm phạm sở hữu trong Quốc triều hình luật đƣợc coi là hình phạt chính với các quy định
cụ thể mức phạt tiền hoặc căn cứ vào giá trị tài sản bị chiếm đoạt. Ví dụ điều 461: “Quan giữ việc bắt trộm cướp, nhân có việc trộm cướp mà vu cáo cho người lương dân để lấy tiền của, thì phải đồ làm chủng điền binh và phải phạt tiền tạ tùy theo việc nặng nhẹ (vu cho người ta ăn cướp thì phạt 20 quan; vu ăn trộm thì tạ 10 quan) trả cho người bị vu” [33]. Theo đó, Quốc triều hình luật đã quy định hình phạt tiền trong một số trƣờng hợp là bắt buộc – ngƣời phạm tội ngoài việc chấp hành hình phạt khác còn phải chấp hành hình phạt tiền với mức bồi thƣờng gấp nhiều lần so với giá trị tài sản trộm cắp.
Có thể khẳng định rằng, hình phạt tiền trong Quốc triều hình luật là quy định sáng tạo mà luật hình sự hiện hành cần kế thừa và phát huy trong bối cảnh hiện tại của nước nhà. Ngoài việc sử dụng các hình phạt mang tính chất dã man, tàn bạo, hệ thống hình phạt trong Quốc triều hình luật còn sử dụng phổ biến hình phạt tiền trong một số tội trong đó có nhóm tội xâm phạm sở hữu. Điểm đặc biệt của Quốc triều hình luật là khi quy định phạt tiền cho hành vi phạm tội cụ thể, nhà làm luật đã không quy định từ mức tối thiểu đến tối đa mà quy định quy định mức tiền phạt cố định. Ví dụ điều 455 Quốc triều hình luật quy định: “Những bậc vương công thế gia (từ nhị phẩm trở lên) mà chứa chấp những quân trộm cướp trong trang trại làm nơi ẩn nấp của chúng, thì phải phạt tiền 500 quan và tịch thu cả trang trại…” [33]. Quy định nhƣ trên có tác dụng không để cho quan lại xử án tùy tiện thay đổi mức hình phạt tiền áp dụng cho bị cáo.
Hình phạt tiền đƣợc coi là “điều luật sáng tạo” [25, tr.228] của Quốc triều hình luật so với các bộ luật phong kiến khác, không những góp phần tạo nên sự cân bằng cho chế tài hình sự mà còn là hình phạt tạo điều kiện cho bản thân ngƣời phạm tội có khả năng tiếp tục lao động, khắc phục hậu quả của tội phạm mà không cần phải chịu phạt tù.
Khác với Quốc triều hình luật, BLHS quy định hình phạt tiền tại khoản 5 điều 138 với nội dung: “Người phạm tội có thể bị phạt tiền” [21]. Có nghĩa là đây không phải là hình phạt bắt buộc và ngƣời phạm tội ngoài việc chấp hành hình phạt theo các khoản 1, 2, 3, 4 thì còn có thể bị phạt từ năm triệu đến mƣời triệu. Tuy nhiên, trên thực tế tòa án các cấp rất ít áp dụng loại hình phạt này. Trong 05 năm (2010-2014), số vụ án bị xét xử về tội chiếm đoạt tài sản đƣợc Tòa án áp dụng hình phạt tiền với tƣ cách là hình phạt bổ sung chỉ có 734 bị cáo trong tổng số 189.252 bị cáo đƣa ra xét xử, chiếm tỷ lệ 0.38% [29]. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trƣờng và xu thế hội nhập quốc tế, việc tồn tại hình phạt tiền với tính chất là hình phạt chính hay hình phạt bổ sung có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi lẽ, các tội xâm phạm sở hữu, với mục đích ngƣời phạm tội hƣớng tới là lợi nhuận thì biện pháp trừng trị có tính chất kinh tế đối với hành vi phạm tội của họ sẽ tƣớc bỏ khả năng, cơ hội tái phạm tội của họ; tạo điều kiện để bản thân ngƣời phạm tội có khả năng tiếp tục lao động, khắc phục hậu quả của tội phạm. Đồng thời giúp nhà nƣớc giảm chi phí trong công tác thi hành án phạt tù tại các trại giam [32, tr.25].
Ngoài ra, các tội xâm phạm sở hữu theo quy định của BLHS không phân biệt giới tính của đối tƣợng thực hiện hành vi. Vì vậy khung hình pháp áp dụng cho ngƣời phạm các tội xâm phạm sở hữu là nam nữ đều giống nhau. Quy định nhƣ vậy phù hợp với nguyên tắc dân chủ, bình đẳng không phân biệt giới tính, dân tộc, tôn giáo đƣợc đề cập trong Hiến pháp cũng nhƣ tại điều 3 BLHS năm 1999 về các nguyên tắc xử lý. Trong khi đó, một số điều luật về tội này Quốc triều hình luật thể hiện sự nhân đạo đối với ngƣời phụ nữ nhƣ: giảm hình phạt một bậc đối với phụ nữ phạm các tội xâm phạm sở hữu ở giai đoạn phạm tội chƣa đạt hoặc phạm tội trộm cắp gà lợn, lúa mạ hay đày tớ gái ăn trộm của chủ đƣợc giảm tội. Ví dụ điều 450: “Kẻ lạ vào trong vườn người
ta, thì cũng xử tội biếm; đàn bà thì được giảm một bậc”; điều 441 quy đinh: “Đày tớ ăn trộm của chủ thì xử nặng hơn tội ăn trộm thường một bậc; đày tớ gái được giảm tội” [33].
Biện pháp tư pháp khác
Biện pháp bồi thƣờng thiệt hại là nội dung cùng đƣợc quy định trong cả hai bộ luật: Quốc triều hình luật và BLHS hiện đại. Tất nhiên do hai thời điểm ban hành khác nhau, 2 giai đoạn phát triển hoàn toàn khác nhau của đất nƣớc nên nội dung biện pháp bồi thƣờng thiệt hại đƣợc quy định khác nhau trong hai bộ luật.
Quy định tại Bộ luật hình sự: “Người phạm tội phải trả lại tài sản đã chiếm đoạt cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, phải sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại vật chất đã được xác định do hành vi phạm tội gây ra” [21, Điều 42].
Theo đó, ngƣời phạm tội phải trả lại tài sản đã chiếm đoạt cho chủ sở hữu hoặc ngƣời quản lý hợp pháp, phải sửa chữa hoặc bồi thƣờng thiệt hại vật chất đã đƣợc xác định do hành vi phạm tội gây ra. Tòa án chỉ buộc ngƣời phạm tội phải trả lại tài sản đã bị chiếm đoạt cho chủ sở hữu hoặc ngƣời quản lý hợp pháp, khi tài sản đó còn đúng giá trị khi ngƣời phạm tội chiếm đoạt, nếu tài sản đó đã bị hƣ hỏng thì buộc ngƣời phạm tội phải sửa chữa hoặc bồi thƣờng cho chủ sở hữu hoặc ngƣời quản lý hợp pháp. Thực tiễn xét xử còn cho thấy, trong trƣờng hợp, tài sản do ngƣời phạm tội chiếm đoạt nhƣng lại bán một cách trái phép cho ngƣời khác và ngƣời mua không biết tài sản đó là tài sản bị chiếm đoạt. Sau khi mua, ngƣời mua đã cải tạo sửa chữa làm tăng giá trị của tài sản đó, thì Tòa án vẫn buộc ngƣời chiếm hữu bất hợp pháp (ngƣời mua nhầm phải của gian) phải trả lại tài sản bị chiếm đoạt cho chủ sở hữu có yêu cầu.
tại rất nhiều điều luật trong đó có nhóm các tội xâm phạm sở hữu. Tuy nhiên, mức bồi thƣờng đƣợc quy định không thống nhất ở một mức nhất định mà đƣợc cụ thể hóa trong từng điều luật. Có điều luật quy định ngƣời phạm tội chỉ phải bồi thƣờng một phần tang vật nhƣng cũng có điều luật quy định ngƣời phạm tội phải bồi thƣờng gấp đôi, thậm chí gấp giá trị của tang vật.
Ví dụ điều 428 quy định:
Ăn cƣớp mà lại hiếp dâm…..; ăn trộm mà lại hiếp dâm…; điền sản kẻ phạm tội đến trả cho nhà khổ chủ; điều 429 quy định: ….Giữa ban ngày ăn cắp vặt…thì phải bồi thƣờng một phần tang vật…; điều 431: Ăn trộm những đồ thở trong lăng miếu và tƣợng thánh, áo mũ thờ, thì đều xử chém, điền sản bị tịch thu sung công; ngƣời giám thủ không biết để mất trộm, thì phải tội biếm..., và đều phải đền gấp ba lần những đồ hƣ nát ấy… [33].
Tƣơng tự nhƣ luật hình sự hiện đại, Quốc triều hình luật quy định trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại thuộc về ngƣời phạm tội xâm phạm sở hữu; hình thức bồi thƣờng đƣợc thực hiện bằng hình thức trả bằng tiền bồi thƣờng tang vật hoặc điền sản của ngƣời phạm tội. Điều 28 quy định về tiền bồi thƣờng tang vật:
Tiền bồi thƣờng tang vật chia làm 2 bậc: bồi thƣờng 2 lần (về tang vật của công) bồi thƣờng 1 lần (về những tang vật các tội lặt vặt). Tội nặng thì bồi thƣờng thêm 5 lần, 9 lần (nếu cố ý tái phạm) cộng với nguyên tang vật tịch thu vào nhau mà cùng phải tội, hay không có chủ. Phần bồi thƣờng trả lại ngƣời chủ chia làm 10 phần, trả chủ 8 phần, cho quân y 2 phần này lại chia làm 10 phần, hình quan đƣợc 6 phần, ngục quan đƣợc 3 phần, nha lại lính tráng đƣợc 1 phần [33, tr.51].
Nhƣ vậy, tiền bồi thƣờng tang vật và điền sản là những quy định phổ biến, tạo nên nét đắc sắc trong Quốc triều hình luật liên quan đến nhóm tội xâm phạm sở hữu. Việc quy định cụ thể, cố định mức bồi thƣờng: một phần tang vật, gấp đôi tang vật, gấp ba tang vật…các nhà làm luật đã giúp cho việc xét xử trở nên rõ ràng, quan xử án không thể lạm quyền mà yêu cầu bị cáo bồi tƣởng cao hoặc thấp hơn so với quy định của luật. Không những thế, quy định về vấn đề bồi thƣờng thiệt hại trong nhóm tội xâm phạm sở hữu của Quốc triều hình luật còn thể hiện sự trừng trị nghiêm khắc hơn đối với ngƣời phạm tội thông qua quy định tăng mức bồi thƣờng thiệt hại so với giá trị thật của tang vật căn cứ vào tính chất nguy hiểm cho xã hội (ở đây là cho quyền lợi của giai cấp địa chủ, phong kiến, các bậc hoàng thân quốc thích).
Ngoài ra, Quốc triều hình luật còn quy định một nội dung khác mà BLHS hiện đại không hề đề cập đến. Đó là quy định về hình thức khen thƣởng cho ngƣời cáo giác hành vi chứa chấp ngƣời phạm các tội xâm phạm sở hữu trong các trang trại.“Những bậc vương công thế gia mà chứa chấp những quân trộm cướp trong trang trại làm nơi ẩn nấp của chúng thì phải phạt tiền 500 quan và tịch thu cả trang trại.……; thưởng cho người tố cáo một phần mười số ruộng đất của trang trại bị tịch thu…” [33, Điều 455].
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Các tội xâm phạm sở hữu trong Quốc triều hình luật và BLHS hiện hành có những điểm tƣơng đồng và khác biệt nhất định. Điều này đƣợc xác định dựa trên một số tiêu chí nhƣ: chính sách hình sự, kỹ thuật lập pháp, tội phạm và hình phạt cũng nhƣ các biện phạm khác đối với các tội xâm phạm sở hữu.
1. Quốc triều hình luật do là bộ luật của triều đại phong kiến nên đã thể hiện sâu sắc nguyên tắc quân chủ chuyên chế - là công cụ hữu hiệu để trừng trị triệt để những kẻ xâm phạm đến chế độ phong kiến, đến vƣơng quyền, đặc biệt là sự an toàn và lợi ích của triều đại, của bản thân nhà vua và của các quan chức cao cấp cùng họ hàng thân thuộc. Đến thời kỳ xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nguyên tắc quân chủ chuyên chế đã đƣợc thay thế bằng nguyên tắc dân chủ nhằm đảm bảo sự công bằng trong xã hội, bảo đảm quyền và lợi ích