So sánh về kỹ thuật lập pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các tội xâm phạm sở hữu trong Quốc triều hình luật trong sự so sánh với Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 (Trang 45 - 52)

Ra đời ở hai thời đại khác nhau, kỹ thuật lập pháp của BLHS Việt Nam năm 1999 và Quốc triều hình luật có những khác biệt rất rõ ràng. Tuy nhiên không thể phủ nhận rằng, “Quốc triều hình luật”đã đạt đƣợc giá trị và

thành tựu nổi bật, có những đặc điểm tiến bộ và ƣu thế hơn hẳn các bộ luật trƣớc và cả sau nó. Thậm chí, nhiều yếu tố còn có ý nghĩa lớn trong việc xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống luật của nƣớc ta hiện nay nói chung và BLHS Việt Nam nói riêng.

BLHS Việt Nam năm 1999 đã quy định một cách cụ thể rõ ràng nhóm tội xâm phạm sở hữu tại Chƣơng IVX với 13 điều luật tƣơng ứng với 13 tội danh khác nhau. Mỗi tội danh lại đƣợc đặc trƣng bởi những hành vi nguy hiểm cho xã hội khác nhau nhằm phân biệt hành vi giữa các tội danh. Cơ cấu mỗi tội danh trong nhóm tội xâm phạm sở hữu về cơ bản là giống nhau, đƣợc quy định thành bốn khung và thiệt hại về tài sản là căn cứ để quy định hình phạt. Cụ thể:

Khoản 1 của các tội danh là cấu thành tội phạm cơ bản: cấu thành tội phạm chỉ có dấu hiệu định tội bao gồm những dấu hiệu mô tả tội phạm và là cơ sở pháp lý cho việc định tội danh và phân biệt tội phạm này với tội phạm khác. Theo đó, mỗi điều luật mô tả những đặc trƣng của tội danh đó: nhƣ thế nào là tội trộm cắp tài sản (điều 138), nhƣ thế nào là tội cƣớp tài sản (điều 133)…

Khoản 2, 3,4 của các tội danh là cấu thành tội phạm tăng nặng: là cấu thành tội phạm mà ngoài dấu hiệu định tội giống nhƣ cấu thành tội phạm cơ bản còn có thêm các tình tiết khác nhằm phản ánh tội phạm có mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội tăng lên một cách đáng kể so với trƣờng hợp bình thƣờng. Khung hình phạt theo đó cũng tăng lên.

Khoản 5 quy định về hình phạt bổ sung – phạt tiền.

Khác với BLHS Việt Nam năm 1999, Quốc triều hình luật không có chƣơng riêng để quy định về nhóm tội xâm phạm sở hữu. Chƣơng Đạo tặc tập trung nhiều quy định về tội xâm phạm sở hữu nhất nhƣng ngoài các tội này, chƣơng Đạo tặc còn quy định các tội về xâm phạm sức khỏe, tính mạng con

ngƣời… Tội xâm phạm sở hữu cũng đƣợc quy định trong một số chƣơng khác của Quốc triều hình luật nhƣ chƣơng Tạp luật, chƣơng Trá ngụy.

Điểm khác biệt rõ rệt nhất giữa hai bộ luật là ở Quốc triều hình luật, các điều luật không có tên gọi. Các điều luật mô tả thẳng hành vi phạm tội và quy định hình phạt cho ngƣời phạm tội. Mỗi điều luật thƣờng mô tả nhiều loại hành vi khác nhau với nhiều mức phạt khác nhau. Khi quy định một hành vi cụ thể, nhà làm luật đã dự liệu xem hành vi đó xảy ra có thể liên quan đến trách nhiệm của ngƣời khác không. Nếu có thì sẽ quy định luôn hành vi phạm tội đó trong cùng điều luật. Mặc dù không xâm hại cùng một khách thể nhƣng những hành vi này lại có mối quan hệ mật thiết với nhau và nó giúp cho công tác xét xử thuận tiện. Ví dụ: Điều 435 quy định:

Những kẻ thừa cơ lúc có trộm, cƣớp, cháy, lụt mà lấy trộm của cải của ngƣời ta, hay là giữa ban ngày mà đoạt lấy tiền tài của ngƣời, cùng là lấy của đánh rơi, mà lại đánh lại ngƣời mất của, thì cũng đều phải tội nhƣ tội ăn trộm thƣờng mà giảm một bậc. Lột lấy những quần áo và đồ vật của trẻ con, ngƣời điên, ngƣời say, thì phải tội đồ và phải bồi thƣờng gấp đôi [33, tr.196].

Quy định trên cho thấy rất nhiều hành vi đƣợc mô tả trong điều 435, bao gồm: thừa lúc có trộm, cƣớp, cháy, lụt để lấy trộm của cải; hành vi giữa ban ngày đoạt tiền của ngƣời mất của; hành vi lấy của đánh rơi mà lại còn đánh lại ngƣời mất của; hành vi lột lấy quần áo và đồ vật của trẻ con, ngƣời điên, ngƣời say. Đây có thể đƣợc coi là hạn chế về mặt kỹ thuật lập pháp của Quốc triều hình luật bởi cách quy định nhƣ trên không khoa học, gây phức tạp, cồng kềnh cho bộ luật. Tuy nhiên, xét dƣới một khía cạnh khác, cách quy định này cũng có những điểm tích cực nhất định – đặc biệt đối với hoàn cảnh lịch sử thời bấy giờ.

Nhƣ đã đề cập ở chƣơng 1, nhóm tội xâm phạm sở hữu trong Quốc triều hình luật có xu hƣớng đồng nhất tất cả các loại tội phạm thành tội trộm cắp tài sản. Ngoài các tội cƣớp tài sản (08 điều trong chƣơng Đạo tặc), tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 551 trong chƣơng Trá Ngụy), các tội còn lại nếu không xử đƣợc thì đƣợc coi là tội trộm cắp tài sản. Do vậy, Quốc triều hình luật có đến 29 điều quy định về tội trộm cắp tài sản.

Thực chất, nhóm tội xâm phạm sở hữu trong Quốc triều hình luật chỉ có ba tội danh bao gồm: tội trộm cắp tài sản, tội cƣớp tài sản và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Nghiên cứu về khía cạnh kỹ thuật lập pháp giữa hai bộ luật, tác giả đƣa ra một số đánh giá nhằm hoàn thiện hơn BLHS Việt Nam hiện hành sau:

Điều khác biệt lớn nhất của hai bộ luật trong kỹ thuật lập pháp là các quy định trong Quốc triều hình luật mang tính chất luật chi tiết còn các quy định tƣơng ứng trong BLHS Việt Nam năm 1999 mang tính chất luật khung.

Quốc triều hình luật luôn ghi nhận một cách rõ ràng, chi tiết những hành vi phạm tội và ghi nhận tỉ mỉ, cụ thể hình phạt đƣợc áp dụng đối với hành vi phạm tội tƣơng ứng. Các điều luật trong “Quốc triều hình luật” không có tên gọi mà chỉ đánh số điều, vì vậy, trong rất nhiều điều luật, nhà làm luật không chỉ quy định một hành vi phạm vi tội mà còn quy định cả cách xử lý đối với những ngƣời có liên quan trong trƣờng hợp phạm tội đó. Một số quy phạm pháp luật có cách trình bày tƣơng đối độc đáo và dễ hiểu, mô tả những tình huống cụ thể đến chi tiết. Thậm chí, trong bộ luật còn cụ thể hoá tới mức giả định cả tên ngƣời trong hành vi hoặc quan hệ pháp luật (điều 397 Quốc triều hình luật). Cách diễn đạt nhƣ vậy đảm bảo cho các quy phạm pháp luật phức tạp có thể đƣợc mọi ngƣời hiểu một cách dễ dàng. Phần chế tài trong các quy phạm pháp luật của Quốc triều hình luật đƣợc

quy định dƣới dạng chế tài cố định - đây là điểm khác biệt của bộ luật này so với các quy phạm pháp luật hiện hành ở cả các nƣớc phƣơng Đông, phƣơng Tây. Thƣờng thì các ngành luật sử dụng hình thức chế tài không cố định (có biện pháp cƣỡng chế ở mức cao nhất và mức thấp nhất), còn mức độ áp dụng cụ thể trong trƣờng hợp cụ thể thì đƣợc quy định bởi các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền, nhƣng ở Quốc triều hình luật thì các mức chế tài nặng hay nhẹ, tăng nặng hay giảm nhẹ tội đƣợc ấn định rõ ràng cho mỗi hành vi vi phạm cụ thể (điều 466). Điều đó đảm bảo tính chính xác cao nhất trong việc áp dụng pháp luật để quản lí đất nƣớc của chính quyền Hậu Lê. Cách diễn đạt các quy phạm pháp luật dẫn chiếu đƣợc sử dụng phổ biến trong Quốc triều hình luật. Khi cần xác định nội dung pháp lý hoặc hành vi pháp lý nào đó cần phải đƣợc xử lý theo điều luật khác, các nhà làm luật đã có sự chỉ rõ: “Những kẻ bỏ tiền ra mua đồ vật của công thì bị xử tội như ăn trộm của công” [33, Điều 449]; “nếu những quan thu tiền thuế và những đồ phải thu đã thu mà để quá kỳ không nộp vào kho, nếu quá 2, 3 tháng cho là tội giấu giếm, quá 4 tháng trở lên cho là tội ăn trộm” [33, Điều 428]… Trong bộ luật cũng có một số điều nêu lên một số khái niệm pháp lý đáng lƣu ý: khái niệm “lầm lỡ” (điều 499 Quốc triều hình luật), …Thậm chí điều 642 Quốc triều hình luật còn nêu lên nhƣ một nguyên tắc, một công thức pháp lý để vận dụng vào thực tế trƣớc những điều luật không có điều luật cụ thể nào tƣơng ứng. Có thể nói, Quốc triều hình luật là “văn bản quy phạm pháp luật chứa đựng những giá trị rất quý báu về tư tưởng và kĩ thuật lập pháp”

[10, tr.34]. Các nhà làm luật triều Hậu Lê và vua Lê Thánh Tông đã thực sự xây dựng đƣợc một trình độ kĩ thuật tiến bộ so với thời đại.

BLHS Việt Nam năm 1999: Luật khung khiến cho nhiều điều khoản chỉ dừng lại ở những quy định mang tính nguyên tắc hoặc chung nhất, chƣa

đạt đến một sự điều chỉnh cụ thể, rõ ràng và đầy đủ đến mức cần thiết, do vậy chƣa thể áp dụng ngay vào thực tiễn; cần có các văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý thấp hơn quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành luật. Hậu quả là BLHS hiện hành nói chung và nhóm các tội xâm phạm sở hữu nói riêng ghi nhận một hệ thống pháp luật gồm nhiều tầng nấc, nhiều cấp độ văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý khác nhau:Hiến pháp, luật, nghị định của Chính phủ, các quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ; các quyết định, thông tƣ ở cấp bộ ngành... Ngoài ra còn có văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phƣơng, văn bản liên tịch giữa các cơ quan nhà nƣớc ở trung ƣơng, thậm chí là giữa các cơ quan nhà nƣớc với các tổ chức khác trong hệ thống chính trị. Nội dung của đạo luật chƣa đầy đủ để có cơ sở quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành, dẫn đến không ít trƣờng hợp văn bản quy định chi tiết không chỉ dừng lại ở việc cụ thể hóa các điều luật đã có mà còn phải thêm những quy định mới [30, tr.28].

Sự lạm quyền của các cơ quan quyền lực nhà nƣớc là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Ví dụ điều 138 quy định Tội trộm cắp tài sản: “1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm…”. Với cách quy định nhƣ vậy, trong trƣờng hợp ngƣời phạm tội có hành vi trộm cắp tài sản có giá trị dƣới 2 triệu đồng, để áp dụng tội trộm cắp tài sản cần tham khảo mục 1 phần I thông tƣ liên tịch số 02/2001/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25 tháng 12 năm 2001 của TANDTC, VKSNDTC, BCA, BTP về các vấn đề nhƣ: thế nào thì

bị coi là “gây hậu quả nghiêm trọng”; “đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt”; “bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản”; “chưa được xoá án tích mà còn vi phạm”. Theo văn bản này, bị coi là "đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt", nếu trƣớc đó đã bị xử lý bằng một trong các hình thức sau đây về hành vi chiếm đoạt, nhƣng chƣa hết thời hạn để đƣợc coi là chƣa bị xử lý mà lại thực hiện một trong các hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản: a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính theo đúng quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính; b) Đã bị xử lý kỷ luật theo đúng quy định của Điều lệnh, Điều lệ của lực lƣợng vũ trang nhân dân; c) Đã bị xử lý kỷ luật theo đúng quy định của cơ quan có thẩm quyền (Ví dụ 1: Một sinh viên trộm cắp của bạn 150.000 đồng và bị phát hiện. Hội đồng kỷ luật của Nhà trƣờng đã xét và ngƣời có thẩm quyền đã ra quyết định cảnh cáo toàn trƣờng hoặc đuổi học. Ví dụ 2: Một cán bộ (công chức) trộm cắp tài sản của cơ quan và bị phát hiện. Hội đồng kỷ luật của cơ quan đã xét và ngƣời có thẩm quyền đã ra quyết định kỷ luật hạ một bậc lƣơng theo quy định của Pháp lệnh cán bộ, công chức...).

Nhƣ vậy, có thể thấy rằng luật càng chi tiết thì ngƣời dân càng dễ nắm bắt, dễ hiểu, dễ vận dụng và thực hiện theo luật. Đồng thời, luật chi tiết cũng là cơ sở hạn chế sự lạm quyền của các cơ quan nhà nƣớc liên quan. Bởi vậy, việc quy định cụ thể, chi tiết tối đa các vấn đề ngay trong chính văn bản luật là điều cần thiết.

Mặt khác, trong nhóm các tội xâm phạm sở hữu, BLHS hiện hành quy định khoảng cách quá rộng giữa mức tối thiểu và mức tối đa trong mỗi khung hình phạt. Ví dụ: khoản 1 điều 138 có khung từ 6 tháng – 3 năm; khoản 2 điều 138 có khung từ 2 – 7 năm; khoảng 3: từ 7 năm -15 năm;

khoản 4: từ 12 năm -20 năm hoặc tù chung thân. Chính điều này tạo ra cơ sở pháp lý cho sự tùy tiện, không thống nhất trong việc áp dụng hình phạt, gây trở ngại trong việc quyết định chính xác hình phạt cho ngƣời phạm tội.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các tội xâm phạm sở hữu trong Quốc triều hình luật trong sự so sánh với Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 (Trang 45 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)